Những đóng góp của một số nhà xã hội học nổi tiếng thế giới

Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu có hệ thống về quan hệ giữa con người và xã hội, các quy luật hoạt động của xã hội trong các điều kiện khác nhau. Nhà xã hội học nghiên cứu sự hình thành, phát triển, cấu trúc và mô hình xã hội, quan hệ qua lại giữa các nhóm người và các cộng đồng xã hội.

 

1. Đóng góp của Auguste Comte

Auguste Comte (1798-1857) là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học, nhà lý thuyết xã hội và triết học thực chứng người Pháp. Các công trình cơ bán của A. Comte là Triết học thực chứng (1842), Hệ thống thực chứng luận chính trị (1851)

A. Comte có những đóng góp rất lớn cho xã hội học ở chỗ: ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội học” (Sociology) vào năm 1838 để chỉ một lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về các quy luật của tổ chức xã hội. Với quan niệm coi đối tượng nghiên cứu của xã hội học là quy luật của hiện tượng xã hội. ông là người đã có công đầu tiên đối với việc đặt nền móng cho khoa học xã hội học cùng với việc sử dụng thuật ngữ xã hội học mà Comte được các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới suy tôn lả người khai sinh ra xã hội học.

Phương pháp luận: Auguste Comte cho rằng xã hội học phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã hội và lập lại trật tự xã hội dựa vào các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội do xã hội học nghiên cứu phát hiện được.

Theo quan điểm của ông thì xã hội học giống khoa học tự,nhiên như vật lý học, sinh vật học trong việc vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu để tìm hiểu bản chất của xã hội. Vì vậy, Comte còn gọi xã hội học là vật lý học xã hội.

Comte tin rằng Xã hội học dùng phương pháp thực chứng để nghiên cứu xã hội, tức là thu thập thông tin, xử lý thông tin, xây dựng giả thuyết, kiểm tra giả thuyết, so sánh và tổng hợp dữ liệu để làm sáng tỏ các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội. Ông chia phương pháp xã hội học thành những nhóm: 1) Quan sát, 2) Thực nghiệm, 3) So sánh, 4) Phân tích lịch sử. Quan điểm xã hội học của ông được trình bày rõ trong các phương pháp:

-Phương pháp quan sát: Để giải thích các sự kiện, hiện tượng trong xã hội thì phải quan sát nó, thu thập các bằng chứng về nó, ỗng cũng chỉ ra các bước, quy ừình cụ thể để tiến hành quan sát.

-Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm được hiểu là việc tạo ra những điều kiện nhân tạo để xem xét ảnh hưởng của chúng tới một hiện tượng, sự kiện xã hội nhất định. Comte cho rằng khó có thể tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm đổi với cả một hệ thống xã hội. Nhưng trong thực tế một sự kiện hiện tượng nào đó đang xảy ra nhà xã hội học hoàn toàn có thể tiến hành thực nghiệm tự nhiên vào bất kỳ lúc nào khi trong quá trình xảy ra sự kiện, hiện tượng xã hội, bằng các tác động có chủ đích, nhà xã hội học có thể can thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu để xem xét phản ứng của sự kiện, hiện tượng đó.

-Phương pháp so sánh: ông cho rằng việc so sánh các sự vật, hiện tượng hay quá trình xã hội trong xã hội hiện tại với xã hội trong quá khứ, hay so sánh các hình thức, hình dạng, loại xã hội với nhau có thể giúp nhà nghiên cứu thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa các xã hội đó, qua đó nhà xã hội học có thể phân tích, khái quát được các đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội.

-Phương pháp phân tích lịch sử: ông coi phương pháp này là một dạng phương pháp so sánh, so sánh xã hội hiện tại với xã hội .trong quá khứ. Nhưng sau khi phát hiện ra quy luật “quy luật 3 giai đoạn” ông đã chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt cùa phương pháp này. Đối với phương pháp này đòi hỏi việc quan sát phải tỉ mỉ, kỹ lưỡng sự vận động lịch sử của các xã hội, các sự kiện, các hiện tượng xã hội để chỉ ra xu hướng, tiến trình biến đổi xã hội.

Phương pháp luận của Comte cho thấy nó có ý nghĩa rẩt quan trọng đặt nền móng cho xã hội học trong bối cảnh lý luận và phương pháp khoa học xã hội đầu thế kỷ XIX. Mặc dù ông chưa chỉ ra được đầy đủ các tiêu chuẩn khoa học như ngày nay nhưng những quan điểm của Auguste Comte đã mở đầu cho thời kỳ xây dựng và phát triển một khoa học mới mẻ mà Comte gọi là xã hội học hay vật lý học xã hội.

Quan niệm về cơ cẩu xã hội của xã hội học

Auguste Comte chịu ảnh hưởng của khoa học tự nhiên như vật lý học, sinh vật học không chỉ phương pháp luận nghiên cứu mà còn về mặt quan niệm, cấu trúc hay cơ cấu xã hội.

Auguste Comte phát triển vật lý học xã hội (Social physics) cái mà sau này ông gọi là Xã hội học. Ông cho rằng xã hội học nên được chia thành hai bộ phận chính: tĩnh học xã hội và động học xã hội.

Tĩnh học xã hội: chuyên nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần xã hội và các mối liên hệ của chúng (Gia đình, nhà nước, các nhóm…).

Động học xã hội: đi vào nghiên cứu quy luật biến đổi xã hội trong quá trình lịch sử xã hội. Theo ông, xã hội luôn vận động và phát triển chứ không ở trạng thái đứng im. Nguyên nhân của quá trình vận động và phát triển của xã hội, theo Comte là do sự biến đổi của quan điểm, hệ thống tư tưởng, ý chí của con người. Trên cơ sở quan điểm này, ông đưa ra quy luật ba giai đoạn về tri thức để giải thích sự phát triển của các hệ thống tư tưởng và cơ cấu xã hội bằng các giai đoạn phát triển củạ xã hội loài người từ thấp đến cao dựa vào trình độ phát hiển tri thức lừài người là: thứ nhất giai đoạn thần học tương ứng với xã hội chiếm hữu nô lệ; thứ hai: giai đoạn siêu hình tương ứng với xã hội phong kiến, thứ ba là giai đoạn thực chứng tương ứng với xã hội tư bản chủ nghĩa.

  • Giai đoạn thần học được đặc trưng bởi sự nhận thức mang tính thần bí, thần thánh tin vào các thế lực siêu nhiên. Thế giới xã hội là do thượng đế sáng tạo ra. Con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, và bất lực trước sức mạnh của nó.
  • Giai đoạn siêu hình được đặc trưng bởi nhận thức cảm tính, kinh nghiệm chứ không nặng về niềm tin vào thần thánh như giai đoạn trước việc giải thích dựa vào thế lực trừu tượng.
  • Giai đoạn thực chứng được đặc trưng bởi nhận thức khoa học giải thích các sự vật hiện tượng trên cơ sở khoa học, sự hiểu biết các mối liên hệ và các quy luật. Trong giai đoạn này, các nhà tri thức có khả năng đóng vai trò là thủ lĩnh, lãnh đạo và quản lý xã hội.

Dựa vào quy luật ba giai đoạn, Comte cho rằng sự phát triển xã hội theo 3 giai đoạn diễn ra theo phương thực tiến hóa dần dần không phải bằng con đường, đấu tranh xã hội với các bước nhảy vọt. Việc xã hội học ra đời ở giai đoạn cuối quá trình tiến hóa là một tất yếu lịch sử. Lý thuyết ba giai đoạn đã chỉ ra rằng các giai đoạn chuyển tiếp nên nó thường có sự bất ổn, mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới. Trong đó hệ thống văn hóa bao gồm đạo đức, tinh thần sẽ quy định sự phát triển của hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội. Quan niệm này của A.Comte bị các nhà sinh vật phê phán là duy tâm, siêu hình khi giải thích lịch sử xã hội.

Tóm lại: Auguste Comte đã có những đóng góp to lớn cho sự ra đời và hình thành phát triển cùa xã hội học. Ông là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu về bản chất của một khoa học về các quy luật tổ chức xã hội và vạch ra bộ phận cơ bản của xã hội học là nghiên cứu về trật tự và biến đổi xã hội; ông chỉ ra bản chất của xã hội học là phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong đó nhấn mạnh tới phương pháp quan sát, so sánh, thực chứng, phân tích trong việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu về các hiện tượng xã hội; ông đã đưa ra quan niệm về phương pháp luận, cơ cấu của xã hội và đưa ra quy luật ba giai đoạn của lịch sử trong đó nhấn mạnh tới vai trò của yếu tổ nhận thức đối với sự biến đổi xã hội.

 

2. Đóng góp của Karl Marx

Karl Marx sinnh năm 1818 ở Treves, mất năm 1883 ở London, ông là nhà khoa học cách mạng, nhà kinh tế học, triết học người Đức.

Những công trình nghiên cứu nổi tiếng của Karl Marx: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản – 1848; Phác thảo Kinh tế chính trị học – 1859; Tư bản 1863-Ị 867; Phê phán cương lĩnh Gô ta; Bản thảo kinh tế – triết học; Gia đình thần thánh; Hệ tư tưởng Đức.

Marx đã chứng kiến một trật tự xã hội tư bản với một thiểu số người là giai cấp tư sản bóc lột, áp bức, thống trị đa số người khác là giai cấp công nhân. Từ đó, Marx đã có hệ thống quan điểm phản ánh sâu sắc những biến đổi của thế kỷ XIX với các cuộc cách mạng chính trị, công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, ông đã tham gia tổ chức và lãnh đạo các hoạt động cách mạng nhằm đấu tranh xóa bỏ chế độ người bóc lột người tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa – xã hội. Ông cho ràng cơ sở của sự phân hóa xã hội thành các giai cấp là các mối quan hệ xã hội, ở đó hàm chứa những xung đột đối kháng. Mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực của lịch sử, của sự phát triển xã hội, bởi sau những cuộc cách mạng xã hội sẽ có những thay đổi về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, tức là một phương thức mới ra đời, cao hơn, tiến bộ hơn phương thức sản xuất cũ.

Chính vì vậy, khi nghiên cứu về Marx cho thấy ông có những đóng góp cho xã hội học ở những mặt sau:

– Về mặt lý luận: Ông đã đóng góp cho sự phát triển xã hội bằng một loạt các phạm trù, các khái niệm và lý thuyết cho phép xã hội học nghiên cứu được cấu trúc xã hội, hành động xã hội và biến đổi xã hội như: Khái niệm phân công lao động và sự tha hóa lao động, khái niệm cơ cấu xã hội và hình thái kinh tế xã hội, giai cấp và đấu tranh giai cấp… Nhờ những khái niệm, phạm trù, lý thuyết mà các nhà khoa học đã giải thích được những vấn đề xã hội một cách khoa học hơn.

– Về mặt thực tiễn: ông đã chỉ rõ nhiệm vụ của khoa học xã hội là giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội, góp phần vào sự cải biến xã hội. Trên cơ sở nhận thức khoa học về quy luật vận động xã hội, con người có thể và phải cải tạo xã hội cho phù họp với quy luật.

– Về một tư tưởng và chính trị: ông cho rằng khoa học xã hội phải phục vụ cho sự nghiệp giải phóng con người và giải phóng xã hội thoát khỏi sự tha hóa, thoát khỏi sự áp bức, bóc lột và tiến tới xây dựng một xã hội mới trong đó sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

– Về mặt phương pháp luận: Marx’da phát triển phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Marx đã áp dụng phương pháp này vào việc xem xét mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Các nghiên cứu của Marx thể hiện rõ các nguyên tắc khoa học, các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu. Các phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các cuộc điều tra khảo sát xã hội học hiện nay.

Tóm lại: Mặc dù Marx không coi mình là nhà xã hội học. song ông vẫn được coi là một nhà xã hội học lớn, bởi những đóng góp của ông đặc biệt là những quan điểm, phương pháp chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội học sau này.

 

3. Đóng góp của Herbert Spencer

Herbert Spencer sinh năm 1820 ở Anh, mất năm 1903, ông là nhà triết học, nhà xã hội học.

Herbert spencer chịu ảnh hưởng bởi thuyết tiến hóa của Darwin (1809-1882), ông đưa ra quan điểm tiến hóa xã hội sinh học, Herbert Spencer giải thích rằng chỉ các cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Herbert Spencer cũng cho rằng xã hội học phải hướng tới tìm ra các quy luật và nguyên lý chung cơ bản để giải thích hiện thực xã hội.

– Quan niệm về xã hội của Herbert Spencer: Ông coi xã hội như một cơ thể sổng, cũng như mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội vận động và phát triển theo quy luật. Theo spencer nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là nguyên lý tiển hóa. Các xã hội loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn hơn, phức tạp, chuyên môn hỏa cao, liên kết ổn định bền vững.

Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu tồn tại đòi hỏi phải xuất hiện các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc chuyên môn hóa để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể xã hội. Theo Spencer, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng cùa, xã hội đó đàm bảo thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. Đó là những tư tưởng chức năng luận đậu tiên trong xã hội học.

Khi nghiên cứu về cơ thể sống (cơ thể siêu – hữu cơ), ông đã chỉ ra những điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa cơ thể sống và xã hội. Xã hội bao gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, thông qua ngôn ngữ, ký hiệu. Điêm giống nhau là cả cơ thể sinh học và cơ thể xã hội đều có khả năng tồn tại và phát triển. Cả hai loại cơ thể xã hội đều theo những quy luật như tăng kích cỡ của cơ thể làm tăng tính chất và trình độ chuyên môn hóa chức năng. Các bộ phận của cơ thể tác động lẫn nhau chặt chẽ đến mức thay đổi ở một bộ phận này kéo theo sự thay đổi ở các bộ phận khác. Mỗi bộ phận là một cơ thể vi mô, một cơ quan, một tế hào. Xã hội là một hệ thống bao gồm các tiểu xã hội… Giống như các cơ thể sống, với tư cách là cơ thể siêu – hữu cơ, xã hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy thoái kế tiếp nhau, tức là tăng trưởng, phân hóa, liên kết, phân rã… nhằm thích nghi với môi trường xung quanh.

Căn cứ vào các đặc điểm của quá trình tiến hóa, Spencer chia các xã hội thành hai loại: Xã hội quân sự và xã hội công nghiệp:

– Xã hội quân sự có cơ chế tổ chức, điều chỉnh mang tính tập trung, độc đoán cao độ để phục vụ các mục tiêu quốc phòng và chiến tranh. Hoạt động của các cơ cấu xã hội (các tổ chức xã hội) các cá nhân bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ.

– Xã hội công nghiệp có đặc trưng là cơ cấu tổ chức ít tập trung, ít độc đoán để phục vụ các mục tiêu xã hội là sản xuất hàng hóa dịch vụ. Mức độ kiểm soát của nhà nước đối với cá nhân và các cơ cấu xã hội thấp.

Spencer phân loại xã hội quân sự – công nghiệp dựa trên quá trình tiến hóa tuần hoàn bởi bất kỳ một tổ chức của xã hội khi phát triển đều có thể chuyển đổi từ tập trung, độc đoán (kiểu quân sự) sang phi tập trung, dân chủ (kiểu công nghiệp) rồi lại trở về tập trung, độc đoán (kiểu quân sự) rồi lại sang kiểu công nghiệp điều này phụ thuộc vào thể chế lãnh đạo của đất nước trong từng thời kỳ.

– Quan niệm về thiết chế xã hội

Thiết chế xã hội là khuôn mẫu, kiểu tổ chức xã hội đảm bầo đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời kiểm soát hoạt động của các cá nhân và các nhóm trong xã hội. ông cho rằng thiết chế xã hội nào giúp xã hội thích nghi, tồn tại và phát ưiển được thì thiết chế đó được duy trì và củng cố. Trong số các thiết chế xã hội ông đặc biệt chú ý tới thiết chế gia đình, dòng họ, nghi lễ, chính trị, tôn giáo và kinh tế.

Spencer khi nghiên cứu về thiết chế xã hội đã cho rằng cả xã hội nói chung và các thiết chế xã hội nói riêng đều tuân theo quy luật tiến hóa.

– Phương pháp nghiên cứu của xã hội học

Spencer cho rằng xã hội học phải vận dụng phương pháp thực chứng để nghiên cứu xã hội. ông là người kế cận tiếp bước A.Comte. Nhưng khác với A.Comte, Spencer cho rằng khi vận dụng phương pháp thực chứng để nghiên cứu xã hội thì xã hội học gặp nhiều khó khăn, ông đã phân biệt hai loại vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan.

Khó khăn mang tính chủ quan thường liên quan đến người nghiên cứu, bởi kết quả nghiên cứu xã hội học rất dễ bị chi phối bởi lăng kính chủ quan của người nghiên cứu như trình độ tri thức, kỹ năng và tay nghề, kinh nghiệm. Bên cạnh đó nhiều khi còn chịu ảnh hưởng bởi những định kiến, thiên kiến về chính trị hoặc tôn giáo, đạo đức nghề của người làm nghiên cứu điều này ảnh hưởng tới kết quả của quá trình nghiên cứu.

Khó khăn khách quan liên quan tới vấn đề số liệu. Các nhà nghiên cứu rất khó đo lường các trạng thái chủ quan của đối tượng nghiên cứu tức là các đặc điểm của các cá nhân, các nhóm xã hội, trong khi các hiện tượng xã hội không ngừng vận động, biến đổi. Bản thân quá trình nghiên cứu cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi trạng thái tình cảm, tầm trạng xã hội làm ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.

Để giải quyết vấn đề khó khăn này Spencer đã đưa ra một số giải pháp cơ bản để khắc phục trong quá trình nghiên cứu xã hội học. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng để khắc phục vấn đề này đòi hỏi nhà nghiên cứu xã hội học phải tuân thủ nghiêm ngặt một số quy tắc, thủ tục, tiêu chuẩn, kỹ thuật nghiên cứu xã hội học khi tiến hành nghiên cứu.

Tóm lại: Tư tưởng xã hội học Spencer không tinh vi theo tiêu chuẩn khoa học thế kỷ XX, nhưng những đóng góp của ông đã để lại nhiều ý tưởng quan trọng và có những ảnh hưởng sâu sắc được tiếp tục phát triển trong các trường phái, lý thuyết xã hội học hiện đại.

 

4. Những đóng góp của Émile Durkheim

Émile Durkheim sinh năm 1858 trong một gia đình Do Thái tại Pháp, mất năm 1917.

Những tác phẩm chính của ông: Sự phân công lao động trong xã hội (1893), Các quy tắc của phương pháp xã hội học (1895), Tự tử (1897), Các hình thức sơ khai của đời sống tôn giáo (1912)

– Quan điểm của Émile Durkheim về xã hội học

Durkheim quan niệm đối tượng nghiên cứu xã hội học là các sự kiện xã hội bao gồm sự kiện xã hội vật chất (nhóm, dân cư tổ chức xã hội) và sự kiện xã hội phi vật chất (hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán).

Cũng theo Durkheim, các sự kiện xã hội chúng luôn mang trong mình 3 đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất là các sự kiện xã hội luôn tồn tại ở bên ngoài cá nhân, có trước khi cá nhân sinh ra. Cá nhân không chỉ sinh ra trong môi trường đã có sẵn các sự kiện như thiết chế, chuẩn mực, giá trị,..mà còn phải học tập, tiếp thu và tuân thủ các chuẩn mực giá trị tức là các sự kiện xã hội. Khi cá nhân tích cực chủ động tạo dựng các chuẩn mực, giá trị, quy tắc xã hội,… thì tất cả những cái đó đều có thể trở thành các sự kiện xã hội tức là trở thành hiện thực bên ngoài cá nhân.

Thứ hai, các sự kiện xã hội bao giờ cũng được cả cộng dồng cùng nhau chia sẻ, chấp nhận.

Thứ ba, sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiếm soát, hạn chế, cưỡng chế đối với hành động và hành vi của cá nhân.

Theó Durkheim, cho dù các sự kiện xã hội luôn tồn tại ở bên ngoài cá nhân và chung cho cả xã hội, nhưng chúng lại có khả năng kiểm soát, cưỡng chế hành động xã hội từ bên trong của mỗi cá nhân. Đê giải thích điều này, người ta phải dựa vào cơ chế “xã hội hóa” tức là các cá nhân lĩnh hội những chuẩn mực, quy tắc của xã hội và biến nó thành những định hướng chi phối các hành động của mình và cơ chế “khách thể hóa” tức là sau khi hấp thụ được những khuôn ưiẫu, chuẩn mực từ xã hội thì cá nhân lại biến nó thành những suy nghĩ và hành động cụ thể của chính mình.

Tính cưỡng chế của các sự kiện xã hội không phải là do ý chí của cá nhân mà do xã hội quy định. Bởi vậy, muốn con người hoàn toàn phục tùng nó thì cần phải làm cho họ nhận thức được tình trặng phụ thuộc vào xã hội (thông qua khoa học hoặc tôn giáo). Sự cưỡng chế của xã hội đối với cá nhân không đơn giản là sự cưỡng chế về vật chất mà là sự cưỡng chế về trí tuệ và đạo đức.

Phương pháp luận nghiên cứu của xã hội học

Theo Durkheim đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội học là các sự kiện xã hội nên cần phải áp dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên như quan sát, so sánh, thí nghiệm, thực nghiệm… Bởi theo ông, để giải thích về một sự kiện, hiện tưọng xã hội này thì người ta cần phải dựa vào các sự kiện, hiện tượng xã hội khác, cũng như để giải thích về hệ thống xã hội này thì người ta phải dựa vào hệ thống xã hội khác, từ nghiên cứu về một hiện tượng xã hội đơn lẻ cho đến việc nghiên cứu về cả một tổng thể xã hội rộng lớh. Để làm được điều này thì phải sử dụng các phương pháp của khoa học tự nhiên như quan sát, so sánh, thí nghiệm mới giải thích các sự vật, hiện tượng một cách chính xác.

Tóm lai: E. Durkheim rất đề cao việc sử dụng các phương pháp thực chứng (quan sát, thí nghiệm, thực nghiệm) trong nghiên cứu xã hội học.

– Các khái niệm cơ bản trong xã hội học của Durkhelm

Ngoài khái niệm về sự kiện xã hội ra, ông còn một hệ thống các khái niệm cơ bản khác như: đoàn kết xã hội, phân công lao động, ý thức tập thể, cơ cấu xã hội, đoàn kết hữu cơ, đoàn kết cơ học, biến đổi xã hội, chức năng xã hội, dị biệt học xã hội (còn gọi là bệnh lý học xã hội)…

Về đoàn kết xã hội: ông đã dùng khái niệm này để chỉ các mối quan hệ giữa xã hội thông qua sự tương tác giữa các thành viên của nhóm, cộng đồng xã hội.

Đoàn kết cơ học là tập hợp các cá nhân có chung các kỹ năng và chung niềm tin. Các cá nhân chịu sự kiềm chế mạnh mẽ từ phía xã hội, tập tục và quan hệ gia đình. Sức mạnh của ý thức tập thể có khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành động của các cá nhân. Trong xã hội kiểu cơ học, quyền tự do, tinh thần tự chủ và tính độc lập của các cá nhân rất thấp. Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức, cộng đồng cao, các chuẩn mực, luật pháp mang tính chất cưỡng chế.

Đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận câu thành nên xã hội. Trong xã hội kiểu hữu cơ, mức độ và tính chất chuyên môn hóa chức năng càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, gắn bó và đoạn kết chặt chẽ với nhau. Đoàn kết hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng yếu, nhưng tính độc lập, tự chủ cá nhân được đề cao, các quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất trao đổi và được luật pháp kiểm soát, bảo vệ.

Theo Durkheim xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, xã hội hiện đại tồn tại và phát ứiển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ. Sự biến đổi xã hội từ dạng này sang dạng khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luật thể hiện qua các sự kiện xã hội vật chất và phi vật chất1

Tóm lại: Durkheim có công lao to lớn cho xã hội học ở chỗ ông đã xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện xã hội và phát triển một hệ thống các khái niệm và lý thuyết. Bên cạnh đó, ông còn phát triển được phương pháp luận chức năng làm nền tảng cho trường phái chức năng – cấu trúc luận trong xã hội học hiện đại. Nhờ những đóng góp của ông mà xã hội học trờ thành một khoa học độc lập.

 

5. Đóng góp của Max Weber

Max Weber sinh năm 1864 trong một gia đình đạo Tin lành ở Erfurt thuộc miền đông nam nước Đức, mất năm 1920. ông là nhà luật học, sử học, kinh tế học, xã hội học, ông nghiên cứu nhiều về tôn giáo nên được coi là cha đẻ của chuyên ngành Xã hội học Tôn giáo.

Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Những tiểu luận phương pháp luận, Đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, kinh tế và xã hội, Xã hội học tôn giáo, Tôn giáo Trung Quốc, Tôn giáo Ẩn Độ.

  • Quan niệm về xã hội học: ông gọi xã hội học là khoa học về hành động xã hội của con người. Khi tìm hiểu nghiên cứu về hành động của con người ông quan tâm tới hành động có mục đích, tới mối quan hệ giữa giá trị của hành động.

Weber cho rằng xã hội học nghiên cứu các kiểu dạng hành động xã hội với các nguyên nhân, hình thức biểu hiện và mối liên hệ của chúng với tình huống xã hội cụ thể của hành động xã hội. Các hiện tượng và các quá trình xã hội đều được Weber xem xét trong mối quan hệ với các kiểu hành động xã hội.

  • Về phương pháp luận

+ Weber cho rằng, mọi hiện tượng xã hội là kết quả của hành động, thái độ, niềm tin, hành vi và kết quả ứng xử cá nhân sống trong xã hội

Muốn giải thích mọi hiện tượng phải tìm ý nghĩa hành động cá nhân, xuất phát từ cá nhân, ông không quan tâm nhiều đến ảnh hưởng của cơ cấu xã hội tới hành vi của con người, mà chi quan tâm đến những mẫu hành động do con người xây dựng lên. ông cho ràng, mục tiêu của xã hội học là phải nắm bắt được kiểu, loại hành động xã hội và hiểu những động cơ thúc đẩy hành động, là phát hiện ra những nguyên nhân bên trong dẫn đến hành động. Muốn hiểu được động cơ bên trong phải đặt mình vào vị trí người đang hành động, phải căn cứ vào bối cảnh của hành động và giải thích có căn cứ khoa học, từ đó ông đưa ra phương pháp thông hiểu, giải nghĩa hành động xã hội.

+ M.Weber đã đưa ra phương pháp loại hình lý tưởng để nghiên cứu những hiện tượng lịch sử xã hội. Phương pháp này đòi hỏi phải quan sát, phân tích và tổng hợp những gì quan sát được để khái quát hóa và nhấn mạnh những đặc điểm, tính chất cơ bản và quan trọng nhất của một hiện tượng, một quá trình hay một hành động xã hội

Lý thuyết về hành động: Weber đã xây dựng một lý thuyết về hành động trong đó đưa ra một hệ thống các khuôn mẫu hành động nham giúp các nhà nghiên cứu có thể hiểu được hành động, cụ thể có 4 kiểu hành động: hành động duy cảm, hành động duy lý – công cụ, hành động duy lý – truyền thống, hành động duy lý giá trị.

Trong các kiểu hành động này, Weber cho rằng cùng một hành động của cá nhân có thể được thực hiện với sự phối hợp của rất nhiều loại hành động, tức là có thể vừa duy lý công cụ, vừa duy lý giá trị, vừa có sự tác động của xúc cảm, tình cảm vừa có sự ảnh hưởng của tập tục.

Thuyết cấu trúc về phân tầng xã hội’. M. Weber đã đưa ra quan niệm về cấu trúc xã hội gồm những giai tầng xã hội cao thấp khác nhau về ba khía cạnh cơ bản là: Kinh tế, địa vị xã hội, vị thế xã hội. Do đó, cấu trúc xã hội bao gồm các giai tầng xã hội khác nhau về sở hữu tài sản, về mức thu nhập, về lối sống, về quyền lực và danh vọng. Tuy nhiên, có thể xảy ra trường họp một giai tầng xã hội vừa có quyền lực cao vừa sở hữu nhiều tài sản và tư liệu sản xuất và vừa được xã hội tôn vinh. Cũng có cấu trúc xã hội trong đó giai tầng nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất nhưng lại không chiếm giữ vị thế cao trong quan hệ quyền lực và quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là xã hội bao gồm nhiều cấu trúc xã hội trong đó một nhóm người có thể tham gia vào một hay hơn một cấu trúc xã hội. Cá nhân cũng có thể tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau sẽ có các vị thế, vai frò khác nhau trong các tổ chức đó. Tuy nhiên, ở đây cũng cho thấy điều kiện và cơ may nảy sinh từ việc nắm giữ, sử dụng và mua bán hàng hóa trên thị trường của các nhóm xã hội sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến phân tầng xã hội. Thị trường là lĩnh vực thể hiện các lợi ích kinh tế và thu nhập, nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và biến đổi giai cấp xã hội. Ở đây, ông nhấn mạnh tới vai trò của các yếu tố phi kinh tế, yếu tố quyết định tới vị thế của cá nhân không chỉ có điều kiện kinh tế mà cả điều kiện phi kinh tế như chính ưị, văn hóa, nguồn gốc gia đình.

Biến đổi xã hội: theo Weber, dưới tác động của các quá trình xã hội như sự duy lý hóa và sự biến đổi của hệ các giá trị văn hóa mà cụ thể là các quy tắc, các chuẩn mực của tôn giáo thế kỷ XVI- XVII đà làm biến đổi hành dộng xã hội. Các yếu tố phi kinh tế này đã góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản duy lý ở phương Tây. Ông cho rằng, xã hội phương Đông không diễn ra sự biến đổi hành động xã hội theo hướng duy lý hóa nên đã không phát triển chủ nghĩa tư bản.

Tóm lại: Có thể nói Max Weber là một trong những học giả lớn nhất trong khoa học xã hội bởi những đóng góp của ông về bản chất lý thuyết xã hội và phương pháp luận, về vai trò của quá trình duy lý hóa trong luật pháp, chính trị, khoa học, tôn giáo, thương mại đối với sự phát triển xã hội và mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế, phi kinh tế trong các xã hội… ông còn là người đặt nền móng xây dựng xã hội học vi mô. Đối tượng của xã hội học được ông xác định là hành động, phương pháp nghiên cứu của xã hội học là phương pháp giải thích nhằm phát hiện ra nguyện nhân và phương pháp lý giải nhàm chỉ ra ý nghĩa, động cơ của hành động xã hội. Ngoài ra, lý thuyết xã hội học của ông còn nghiên cứu những vấn đề về các hành động xã hội và phân tầng xã hội, về xã hội tư bản nó chung đều đề cập đến hai yếu tố kinh tế và yếu tố phi kinh tế trong quá trình hình thành và biến đối cơ cấu xã hội.​