Những đối tượng không được góp vốn, thành lập, quản lý doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, ghi nhận quyền tự do kinh doanh. Theo đó cá nhân, tổ chức có quyền tự thành lập và quản lí doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Tuy nhiên trên thực tế xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, mà Luật Doanh nghiệp cũng có những quy định hạn chế quyền thành lập, quản lí, cũng như góp vốn của một số đối tượng.
Thứ nhất, đối tượng không được thành lập, quản lý doanh nghiệp
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Tại Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định những trường hợp cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, cụ thể:
+ Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
+ Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
+ Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
Thứ hai, đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Theo quy đinh của Luật phòng, chống tham nhũng chỉ có cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan mới không có quyền góp vốn, mua cổ phần. Còn các cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ không bị cấm góp vốn, mua cổ phần.
Nhưng thông tin mới nhất được cập nhật về Luật doanh nghiệp 2020:
- Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp
- Các hành vi bị cấm theo Luật doanh nghiệp 2020
- Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền trong doanh nghiệp
- Người đại diện theo ủy quyền trong doanh nghiệp
- Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong công ty
Công ty tư vấn pháp luật Việt An sẽ cung cấp dịch vụ và văn bản mới nhất về pháp luật doanh nghiệp.