Những điều quan trọng cần biết khi thành lập công ty ở Bình Dương

Bạn đang có ý định kinh doanh tại Bình Dương, vậy thì đừng bỏ qua bài viết chia sẻ những điều quan trọng cần biết trước khi thành lập công ty ở Bình Dương nhé.

Tình hình phát triển doanh nghiệp tại Bình Dương trong năm qua có những biến chuyển tích cực, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký tăng khá cao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh ước tăng 11,5% so với năm 2015. Đến 30/11/2016, tỉnh đã thu hút được 31.291 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Vậy cần biết những gì khi thành lập công ty ở Bình Dương?

Hồ sơ khi thành lập công ty ở Bình Dương

Hồ sơ chung khi đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp tại Bình Dương:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

Riêng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân chỉ cần:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu.

*Lưu ý: bản sao phải được chứng thực không quá 6 tháng.

Xem thêm: So sánh các loại hình doanh nghiệp

Điều kiện cần biết khi thành lập công ty tại Bình Dương

Các điều kiện thành lập công ty tại Bình Dương theo pháp luật hiện hành:

Điều kiện về chủ thể:

  • Pháp luật Việt Nam quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền được đăng ký thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trừ một số trường hợp bị cấm quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020;
  • Cá nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự;
  • Công dân có Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
  • Tổ chức phải có tư cách pháp nhân.

Điều kiện về trụ sở chính:

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ đặt trụ sở hợp pháp là địa chỉ được xác định chính xác: gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều kiện về vốn:

Khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể cần lưu ý quy định của pháp luật về vốn:

  • Đối với ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực đó, các chủ thể phải đảm bảo được yêu cầu về vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp.
  • Đối với những ngành nghề pháp luật không có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đăng ký thành lập.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty toàn quốc

Quy trình thành lập công ty tại Bình Dương

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ.

Các thông tin cần thiết bao gồm: lựa chọn loại hình doanh nghiệp, đặt tên công ty, xác định địa chỉ đặt trụ sở chính, xác định ngành nghề kinh doanh, xác định vốn điều lệ khi đưa ra kinh doanh, xác định chức danh người đại diện pháp luật của công ty…

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy từ theo Điều 20 Nghị định 43;

Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.

Giai đoạn 4: Thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty.

Các công việc sau khi Đăng ký kinh doanh như sau:

  • Đăng ký kê khai thuế;
  • Đăng bố cáo thành lập công ty;
  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài;
  • Làm thủ tục in hóa đơn;

Lưu ý khi thành lập công ty ở Bình Dương

Quan điểm thành lập công ty khó hay dễ là do cách hiểu của mỗi người về pháp luật.

Những khó khăn thượng gặp:

  • Tên công ty: Đảm bảo không được trùng lặp với tên và loại hình công ty hiện có (trên phạm vi cả nước chứ không phải riêng tỉnh Bình Dương);
  • Địa điểm đặt trụ sở cần xem xét không chỉ ở khía cạnh doanh nghiệp, mà còn phải xem xét ngành kinh doanh của bạn, theo Luật có được phép đặt trụ sở chính công ty ở khu vực đó hay không;
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được phép đăng ký nhưng khi đi vào hoạt động cần có giấy phép con theo yêu cầu của từng ngành;
  • Vốn điều lệ như thế nào là phù hợp bởi hiện nay không có quy định về mức tối thiểu và tối đa. Bạn cũng nên cân nhắc để phù hợp với mức đóng thuế môn bài của mình.

Xem thêm: Những điều cần biết trước khi thành lập công ty /