Những điều chưa biết về sự nguy hiểm của benzen tới sức khoẻ

14:44 | 28/10/2022

Theo CNN, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa thu hồi nhiều loại dầu gội khô dạng xịt như: Dove Dry Shampoo Volume and Fullness, Dove Dry Shampoo Fresh Coconut, Nexxus Dry Shampoo Refreshing Mist và Suave Professionals Dry Shampoo Refresh and Revive… Sau đó, Tập đoàn Unilever thông báo thu hồi nhiều sản phẩm dầu gội khô dạng xịt như Dove, Nexxus, Suave, TIGI và TRESemmé vì nghi chứa benzen, hóa chất có thể gây ung thư.

Vậy benzen là gì? Benzen có những tác hại nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe con người? Thời đại Plus chia sẻ những thông tin hữu ích giúp độc giả hiểu rõ hơn về loại chất nguy hiểm này.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa thu hồi nhiều loại dầu gội khô dạng xịt do nghi chứa chất benzen gây ung thư.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa thu hồi nhiều loại dầu gội khô dạng xịt do nghi chứa chất benzen gây ung thư.

Benzene là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), benzen là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi ngọt và rất dễ cháy.

Benzen là chất ít tan trong nước, nhưng đặc biệt rất dễ hòa tan trong trong dầu khoáng cũng như trong dầu động vật, thực vật, dung môi hữu cơ và dễ bay hơi. Đặc biệt, benzen là một dung môi hoà tan được nhiều chất như mỡ, cao su, hắc ín, nhựa đường nhựa than, sơn, vecni…

Trong công nghiệp, benzen là nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ như nitrobenzen, aniline, clo benzen, phenol… sử dụng làm dung môi hòa tan chất mỡ. Việc sử dụng benzen trong công nghiệp đã được cấm từ những năm 70 của thế kỷ 20. Ở Việt Nam, theo quy phạm nhà nước số 108 LB/QĐ ngày 30/3/1977, cấm dùng benzen để làm dung môi pha chế sơn. Nếu do yêu cầu công nghệ đòi hỏi phải dung benzen thì hàm lượng của nó trong dung môi không được quá 10%. Song thực tế benzen vẫn tồn tại trong môi trường lao động mặc dù ở những nồng độ rất nhỏ do nó là sản phẩm tự nhiên có trong dầu mỏ, trong thành phần than đá không thể tách hết được.

Benzene được tìm thấy ở đâu? 

Benzene được hình thành từ cả quá trình tự nhiên và hoạt động của con người. Theo Hội đồng Hóa học Mỹ, Benzen thường được tìm thấy trong dầu thô. Các công ty sử dụng benzen để sản xuất chất dẻo, nhựa, nylon và sợi tổng hợp, một số chất bôi trơn, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc và thuốc trừ sâu. Con người tiếp xúc với benzen hàng ngày trong không khí, đặc biệt khi đổ xăng. Benzen cũng có trong một số loại thuốc lá, chất tẩy rửa, keo dán và sơn.

Benzene được hình thành từ cả quá trình tự nhiên và hoạt động của con người.

Benzene được hình thành từ cả quá trình tự nhiên và hoạt động của con người.

Benzen xâm nhập và thải trừ khỏi cơ thể như thế nào?

BS Phan Thanh Nguyên – Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, con đường vào cơ thể của benzen khá đa dạng: đường tiêu hóa, qua da và đường hô hấp. Khi tiếp xúc với lượng benzen cao trong không khí, khoảng một nửa lượng benzen hít vào đi qua niêm mạc đường hô hấp và đi vào máu. Khi tiếp xúc với benzen trong thực phẩm hoặc đồ uống, hầu hết benzen đưa vào qua miệng đều đi qua lớp niêm mạc của đường tiêu hóa và đi vào máu. Một lượng nhỏ benzen đi vào cơ thể qua da và vào máu trong quá trình tiếp xúc.

Sau khi vào máu, chuyển hóa ban đầu ở gan qua quá trình oxy hóa tạo chất chuyển hóa chính là Phenol, các sản phẩm khác được tạo ra gồm hydroquinone, catechol và 1, 2, 4-trihydroxybenzene. Các sản phẩm này được tiếp tục oxy hóa thành quinone hoặc semiquinone. Oxit benzen cung được chuyển hóa thông qua liên hợp glutathione để tạo thành axit S-phenylmercapturic. 

Tủy xương là cơ quan mục tiêu chính của nhiễm độc benzen mạn tính gây gián đoạn tăng trưởng và nhân lên của tế bào tủy xương.

Đào thải Benzen dưới dạng không đổi qua phổi chiếm 17% lượng hấp thu vào sau tiếu xúc 4h. Khoảng 33% benzen hấp thu được đào thải qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng liên hợp phenol, axit muconic và S-Phenyl-N-Acetyl cystein trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc.

Những ảnh hưởng nguy hiểm của benzen tới sức khoẻ

Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, benzen rất độc, có khả năng gây ung thư ở người rất cao. Khi bị phơi nhiễm trong một thời gian dài, nó tích tụ lại tận trong tuỷ xương và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ. Trong đó, bệnh bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp nhất ở những người nhiễm độc benzen. Đồng thời nó có thể gây bệnh ung thư máu, gây vô sinh, khi tiếp xúc trực tiếp sẽ gây bỏng rát…

Các dạng nhiễm độc thường gặp khi bị nhiễm benzene:

Nhiễm độc cấp tính

Nhiễm độc benzen cấp tính thường có các biểu hiện lâm sàng như: kích ứng da, mắt và đường hô hấp với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn và thậm chí tử vong. Diễn biến thay đổi theo nồng độ benzen trong môi trường lao động và thời gian tiếp xúc

Khi nhiễm độc có thể có các triệu chứng sau:

– Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lẫn lộn, mất ý thức, hôn mê, mất trí nhớ.

– Giảm sức nghe.

– Viêm phổi.

– Bỏng, viêm kết mạc, giác mạc, mù màu.

– Viêm gan nhiễm độc.

– Viêm cầu thận.

– Tổn thương tim mạch: Gây loạn nhịp tim như ngoại tâm thu. Và các loạn nhịp nhanh như nhanh trên thất, rung nhĩ, nhanh thất.

– Đồng thời cũng gây ra các triệu chứng khác. Tùy theo nồng độ và thời gian tiếp xúc.

Bạch cầu giảm là một trong những loại bệnh do nhiễm độc benzen gây ra.

Bạch cầu giảm là một trong những loại bệnh do nhiễm độc benzen gây ra.

Nhiễm độc mãn tính

Khi bị nhiễm độc Benzen mãn tình thường có 2 giai đoạn chính. Đó là giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát.

-Giai đoạn khởi phát

Rối loạn tiêu hóa: ăn kém ngon, xung huyết niêm mạc miệng, nôn. Ngoài ra, hơi thở cũng có thể có mùi benzen.

Rối loạn thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, dễ cáu giận; hay các cảm giác chuột rút, cảm giác kiến bò, tê cóng…

Rối loạn huyết học: thiếu máu nhẹ, có khuynh hướng xuất huyết. Ở phụ nữ thường bị rong kinh, khó thở do thiếu máu. Sau đó thời gian máu chảy kéo dài. Ngoài ra còn có dấu hiệu dây thắt dương tính.

-Thời kỳ toàn phát

Ở thời kỳ này, bệnh được thể hiện qua các hội chứng cực kì nghiêm trọng. Trong đó có các hội chứng như: xuất huyết, thiếu máu, giảm bạch cầu…

Xuất huyết: Xuất huyết là triệu chứng do tính giòn mao mạch. Theo đó, tiểu cầu sẽ giảm xuống dưới 100.000/mm3. Các dấu hiệu hay gặp nhất sẽ là xuất huyết niêm mạc (mũi, lợi, dạ dày, ruột, tử cung) hoặc dưới da. Thời gian máu chảy kéo dài, vậy nên sẽ ảnh hưởng cực kì nguy hiểm tới sức khỏe. Thậm chí ở phụ nữ có thai sẽ rất dễ bị sảy thai, đẻ non.

Thiếu máu: Số lượng hồng cầu giảm. Thường là thiếu máu đẳng sắc, bất sản tủy (hoặc thiểu sản tủy). Do sự phá hủy hồng cầu hay ức chế các chức phận tạo huyết của tủy xương. Ngoài ra, giống như các chứng thiếu máu tái tạo khác. Nó có thể gây ra những triệu chứng khác. Như hồng cầu không đều, hồng cầu biến dạng, hồng cầu bắt nhiều màu…

Bạch cầu giảm: Trường hợp nặng có thể giảm còn 1000/mm3. Đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính giảm nhiều. Bạch cầu ái toan hơi tăng hay tăng nhiều.