Những điều cần lưu ý khi tu sửa lăng mộ, sửa chữa mộ phần
Xây dựng hay sửa chữa mộ phần cho tổ tiên đã khuất sớm đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam. Việc xây dựng lăng mộ cho tổ tiên không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt mà còn liên quan đến phong thủy vận mệnh của cả gia tộc dòng họ và con cháu sau này. Chính vì vậy, việc xây dựng cũng như sửa chữa mộ phần rất cần được chú tâm. Vậy khi nào thì nên tu sửa lăng mộ tổ tiên? Có những lưu ý gì cần chú ý khi xây sửa mộ phần? Hãy cùng theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé.
Khi nào nên tu sửa mộ phần tổ tiên?
Như đã nói ở trên, xây dựng mộ phần cho ông bà tổ tiên đã sớm trở thành một nét văn hóa trong tâm linh của người dân Việt. Không chỉ vậy quá trình này còn được chuẩn bị vô cùng cẩn thận để tránh những sai sót cũng như đảm bảo chất lượng tốt nhất cho ngôi mộ được xây nên. Tuy nhiên, không có thứ gì là bền đẹp mãi mãi cả. Lâu dần cũng có những trường hợp khiến gia chủ bắt buộc phải tu sửa. Khi đó gia chủ cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi sửa chữa mộ phần để tránh những ảnh hưởng xấu đến phong thủy.
Khi nào phải tu sửa lại mộ phần?
Đầu tiên, chính là khi xuất hiện các tình trạng sụt lún, nứt vỡ. Đây là tình huống rất dễ xảy ra nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chính những tác động vô hình của thiên nhiên đã khiến cho những ngôi mộ hỏng và nứt vỡ. Đặc biệt với những ngôi mộ đã được xây dựng từ lâu, đã cũ thì việc sửa chữa mộ phần là công việc mà con cháu nghĩ ngay tới.
Thứ hai, chính là trong gia đình bạn, vẫn luôn an lành nhưng bỗng một ngày nhiều chuyện kỳ lạ không may xảy đến liên tục. Thì gia chủ cần xem xét ngay về mộ phần có đúng vị trí hay không và di dời đến nơi phù hợp.
Thứ ba, trong gia đình thường xuyên có người bệnh tật hoặc của cải cứ dần tiêu tan thì cần xem xét về vấn đề mộ phần tổ tiên.
Thứ tư, con cháu trong gia đình có nhiều thay đổi về tính nết, cách cư xử với mọi người. Nhiều khi có chú ngỗ nghịch, làm điều xấu mà trước đó chưa từng như vậy.
Thứ năm, khu vực quanh mộ cây cối đều chết dù đang phát triển rất xanh tốt.
Sửa mộ vào tháng nào (Xem ngày tốt xấu để sửa mộ)
Theo quan niệm dân gian, thời điểm nên xây lăng mộ đá là từ đầu tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hay trước dịp tết Thanh minh. Thời tiết vào thời điểm này ít mưa, quang đãng, rất thích hợp cho việc xây sửa mộ, tu sửa mộ phần. Tuy nhiên, để chọn được ngày giờ để sửa chữa mộ phần chính xác và đẹp nhất, gia chủ nên nhờ thầy phong thủy tư vấn và chọn ngày.
Thủ tục sửa mộ
Có 2 thủ tục xây lại mộ (sửa chữa mộ phần) quan trọng mà gia chủ cần lưu ý:
Báo cáo, xin phép gia tiên dòng họ trước khi khởi công
Trước khi sửa chữa mộ phần, gia chủ cần sắm lễ cúng để báo cáo ý định tu sửa lăng mộ đá và xin phép gia tiên dòng họ. Lễ này chỉ cần làm đơn giản với mâm lễ gồm: xôi thịt, hoa quả, rượu nước, trầu cau… và chuẩn bị bài văn khấn sửa sang phần mộ. Gia chủ có thể mời thầy về cúng hoặc tự cúng.
Ngoài ra, cũng cần làm lễ cúng thổ công thổ địa ở khu lăng mộ để xin phép được tu sửa lăng mộ.
Làm lễ tạ sau khi sửa chữa mộ phần
Sau khi hoàn thành xong các nghi thức và công việc, cần phải thực hiện các thủ tục thắp nhang lễ thổ thần tại lăng mộ và gia tiên tại nhà để báo cáo việc xây sửa mộ hoàn thành một cách suôn sẻ.
Bài văn khấn xin sửa mộ, tu sửa lăng mộ
Dưới đây là bài văn khấn sửa chữa mộ phần mà quý độc giả có thể tham khảo:
Kính lạy: Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.
Bản cảnh thành hoàng: thiên thần vọng hào, thái hoàng thái hậu họ vũ, đại vương linh quy.
Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.
Các hương linh tiền nhân đã khuất ở trong ngoài
Hôm nay ngày……….tháng…………..năm………….., ngày lành, tháng tốt.
Tín chủ……….đồng gia quyến, nguyên quán……….,xã ……….,huyện ………., Tỉnh(Thành phố)………..
Thành tâm biện hương hoa, lễ vật dâng bày ra trước án. Xin thánh thần cùng các hương linh cho phép tín chủ……….và gia quyến khởi tạo Tháp “Báo ân họ……….” là biểu tượng lòng biết ơn của hậu duệ với tổ tiên họ ………., cũng là nơi an nghỉ hương linh thân phụ, mẫu………sinh năm………., quy tiên ngày ……….tháng……., năm……. và các anh…..
Nay:
– Rượu thơm cùng với xôi gà,
– Gạo muối cùng với tiền vàng, hoa tươi
– Ngũ quả thể hiện lòng người
– Thành tâm dâng hiến đất trời cao xa
Tới Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
Ba Ngài Thành Hoàng: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa. Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.
Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, cúi xin giáng lâm trước án chứng minh đồng lai thọ hưởng.
Lai độ cho Tín chủ……….và gia quyến, ông………. cùng mọi người tham gia thi công Tháp “Báo ân họ……….”, người người đều đặng bình an, đồng lòng, tận tâm, tận lực xây dựng công trình bền vững, kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan, hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường, làm nơi linh hồn tổ tiên họ ……….an nghỉ, linh ứng phù hộ độ trì cho hậu duệ họ ………. phát Phúc, phát Quan, phát Tài, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.
Ai có hai lòng mong được thần linh soi xét uốn, nắn về đúng đạo.
Muôn bái Càn, Khôn, Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần. Ba Ngài Thành Hoàng: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.
Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, đồng lai thụ hưởng lễ này, độ cho tín chủ và gia quyến hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, muôn sự cát tường.
Văn khấn lễ tạ sau khi sửa mộ
Nam mô a di đà phật!
Con kính lạy:
– Quan đương xứ thổ địa chính thần
– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
– Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ….
Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..
Chúng con là:…………
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:…….hiện phần mộ an táng ở noi này.
Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối.
Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.
Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Những lưu ý khi tu sửa mộ phần
Trước khi sửa chữa mộ phần, bạn cần xác định rõ là cần chuyển mộ hay xây sửa mộ. Nếu chuyển mộ cần xem xét vị trí hợp phong thủy để chuyển mộ đến và thủ tục di chuyển mộ. Thời điểm thích hợp để chuyển mộ thường rơi vào Tết Thanh Minh.
Đối với sửa chữa mộ phần cần xem xét hướng có sinh khí để chuyển hướng mộ phần. Để tăng thêm sinh khí cho mộ phần cũng như tăng thêm may mắn, phúc lộc cho dòng họ.
Trên đây là những thông tin về sửa chữa mộ phần. Nếu bạn cần được tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi để tìm được câu trả lời.
Địa chỉ: P2202 Tòa nhà 101 Đường Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Hotline: 0978 935 935 – 0945 112266
Fanpage:
Xem thêm: