Những điều cần biết về cây phèn đen

Phèn đen là một loại cây mọc hoang ở bờ ruộng, bờ sông. Phèn đen thường được sử dụng để điều trị các bệnh như mụn nhọn, xương khớp, gai cột sống, sâu răng, tiêu chảy, kiết lỵ,… Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những đặc điểm và công dụng của phèn đen.
 

Những điều cần biết về cây phèn đen

Những điều cần biết về cây phèn đen

 


– Cây phèn đen là loại cây bụi nhiều nhánh, thường cao từ 1 – 5 m. Vỏ cây màu nâu đỏ nhạt hoặc nâu xám, thân có lông khi còn non, khi già nhẵn.

– Lá cây phèn đen mọc so le, có hình dạng thay đổi, hình trái xoan hình bầu dục hay hình trứng ngược theo các cành mảnh mai. Các lá có kết cấu mỏng và thường không có lông chỉ có một đường vân lưới màu đỏ đáng chú ý. Phiến lá rất mỏng dài 1,5 – 3cm, rộng từ 6 – 12mm. Màu lá thường thay đổi theo từng mùa, mùa đông lá có màu vàng úa, mùa thu hơi xanh màu gỗ.

– Hoa rất nhỏ có màu vàng lục, pha chút đỏ và mọc thành cụm trên đầu các cành mảnh ngắn dài khoảng 3 cm. Hoa phèn đen tạo ra mùi lạ, đặc biệt là vào các buổi tối mùa xuân và mùa hè. Cây ra hoa từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

– Quả cây phèn đen mọng rất nhỏ, hơi tròn, lúc đầu có màu xanh lục, khi chín chuyển sang màu tím đen, đường kính 4 – 6 mm.

– Phèn đen là loài cây nhiệt đới, mọc hoang nhiều ở ven rừng và bờ bụi ven đường. Ngoài ra một số nơi còn trồng cây để làm hàng rào.
 


Dựa vào đặc điểm của cây mà phân loại cây phèn đen thành:

Cây phèn trắng: Đây là loại cây rất hiếm gặp trong tự nhiên. Do đó có rất ít công trình nghiên cứu về thành phần và công dụng của loại cây này.

Cây phèn đen bonsai: Là 1 cây dược liệu quý và là một loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng.
 


Loại cây này được dùng chủ yếu trong ngành dược phẩm bởi vì phần lá và rễ chứa nhiều hợp chất quý như axit tannic, phenol, stigmasterol,…và các loại tinh dầu như monoterpen, sesquiterpenes. Cụ thể các công dụng của cây phèn đen gồm có:

Kháng khuẩn: Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã thành công trong việc đánh giá khả năng kháng khuẩn tuyệt vời của lá cây phèn đen. Nhờ vào hoạt chất tannic và methanol mà loại cây này có thể ức chế một loạt các vi khuẩn như gram dương, staphylococcus aureus,..với vùng ức chế lên đến 11mm. Chính vì vậy mà ở nhiều nơi thường sử dụng lá cây trị đau và viêm sưng răng.

Hoạt động giảm đau và chống viêm: Tannic có trong chiết xuất rễ và lá cây phèn đen đã được nghiên cứu thử nghiệm trên chuột bạch bị phù chân do axit axetic. Kết quả cho thấy tannic có thể kìm hãm sự phát triển và lan rộng của vùng viêm sưng cũng như giảm thiểu các triệu chứng đau nhức đi kèm.

Chống co thắt: Chiết xuất lá cây được cho là có khả năng làm dịu các cơn đau co thắt khó chịu vùng bụng dưới. Vì vậy mà ở một số quốc gia, phụ nữ hậu sản bị đau bụng thường được cho uống nước sắc từ lá phèn đen.

Hỗ trợ bệnh đái tháo đường: Các nghiên cứu sử dụng chiết xuất petroleum và ethanolic từ cây phèn đen trong điều trị bệnh đái tháo đường đã cho thấy những kết quả rất tích cực ở bệnh nhân khi dùng liều 1000mg/kg cân nặng.

Bảo vệ gan: Các chiết xuất ethanolic từ cành và lá của phèn đen cho thấy khả năng bảo vệ gan hiệu quả nhờ vào cơ chế ức chế hoạt chất pentobarbital, thay đổi hàm lượng men gan cũng như cấu trúc các mô gan nhiễm mỡ.
 


Trị mụn nhọt:

+) Mụt nhọt thường là nỗi ám ảnh của bị em phụ nữ khiến họ luôn thấy tự ti với bề ngoài của mình.

+) Dùng lá bèo ván và phèn đen tươi với một lượng vừa đủ sau đó giã nát và đắp lên vùng da mọc mụn. Đắp thuốc hàng ngày mụn nhọt sẽ giảm dần và trả lại làn da nhẵn mịn, trắng hồng.

Chữa gai cột sống:

+) Điều trị bệnh lý liên quan đến xương khớp là một trong những ưu điểm của cây phèn đen. Ngoài ra, bài thuốc từ dược liệu này giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau xương do tai nạn hoặc chấn thương.

+) Chuẩn bị: Phèn đen khô, lá lốt mỗi loại 30g; lá bưởi bung, cỏ xước mỗi loại 20g và rễ gấc 10g.

+) Cách dùng: Đem nguyên liệu đi rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đem sao vàng bưởi bung, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc. Đem tất cả các vị thuốc cho vào sắc cùng 2 lít nước trong vòng 2 giờ đồng hồ. Mỗi ngày chia nước thuốc thành 3 phần rồi sử dụng trước bữa ăn 30 phút để đem lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Chữa thủy đậu:

+) Ngăn ngừa thủy đậu lan rộng và tạo nhiều tổn thương trên da.

+) Dùng 1 nắm phèn đen (cả thân, lá, rễ) và 1 ít muối trắng. sau đó đem dược liệu đi rửa sạch, phơi cho ráo nước rồi cho vào ấm đun sôi với 300ml nước đến khi cô đặc lại thì cho thêm muối trắng.

+) Dùng hỗn hợp nước thuốc bôi vào các vị trí có mụn thủy đậu, kiên trì sử dụng sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

Chữa bệnh kiết lỵ:

+) Dược liệu phèn đen chứa các hợp chất có khả năng kháng khuẩn rất tốt, nên thường được sử dụng để chữa bệnh liên quan đến tiêu hóa do một số loại vi khuẩn virus gây ra như kiết lỵ.

+) Lấy 20g rễ cây phèn đen đem sao vàng hạ thổ rồi sắc với 20g vỏ quả lựu đã sao vàng thành thuốc uống. Chia nước thuốc uống 2 lần trong ngày, sử dụng từ 3 – 7 ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.

Chữa chứng thận hư, suy thận: Cây quýt gai, cây phèn đen, cây nổ và cây muối mỗi loại dùng 20g. Đem thảo dược rửa sạch rồi sắc với 1,5 lít nước đến khi còn 700ml thì chia ra làm 3 lần uống trong ngày.

Cây phèn đen chữa sâu răng và chứng chảy máu chân răng:

+) Cây phèn đen có tác dụng diệt khuẩn, nên được dùng để trị chứng đau nhức răng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Loại cây ngày ngoài tác dụng giảm sưng đau còn giúp răng luôn khỏe mạnh hơn.

+) Kết hợp sử dụng lá xuyên tiêu, long não, phèn đen phơi khô với lượng bằng nhau. Sau đó đem đi tán thành bột mịn rồi đắp lên vùng nướu đang chảy máu. Cách dùng này giúp cầm máu nhanh, giảm đau nhức rất hiệu quả.

Chữa bệnh trĩ: Phèn đen khô, lá huyết dụ, lá trắc bách diệp mỗi loại 20g và đem đi rửa sạch. Sau đó cho vào sắc cùng với 700ml nước đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Sử dụng nước thuốc hàng ngày các búi trĩ sẽ teo lại và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nữa.

Chữa rắn cắn:

+) Khi bị rắn độc cắn cần sử dụng một nắm lá tươi giã nhỏ, phần nước cốt dùng để uống còn phần bã đắp vào vị trí bị cắn.

+) Rắn độc rất nguy hiểm, đắp lá phèn đen chỉ là bước sơ cứu ban đầu. Sau đó cần đưa người bị rắn cắn đến bệnh viện để điều trị kịp thời tránh chất độc lây lan sang cơ quan khác.
 

5. Những lưu ý khi sử dụng phèn đen


– Trong cây phèn đen có chứa độc nhẹ, khi dùng không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu lạm dụng, dùng quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Mỗi ngày chỉ dùng đúng liều lượng cụ thể của từng bài thuốc, tuyệt đối không dùng hơn. Nếu dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì nên giảm một nửa liều.

– Phụ nữ đang mang thai phải thận trọng khi sử dụng, trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.

– Trong trường hợp sử dụng mà người có cơ địa quá mẫn cảm hay dị ứng với thành phần của cây thuốc, có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, hôn mê,… phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm khi gặp, chủ yếu là do cơ địa người bệnh.

– Trong thiên nhiên có nhiều loại cây thuốc khác cũng có đặc điểm tương tự cây phèn đen nên cần thu hái đúng cây thuốc, nếu mua cần tìm địa chỉ chất lượng và uy tín.

>> Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ổi