Những điều cần biết về bác sĩ ngoại khoa

Bác sĩ là danh từ để chỉ chung những người làm trong ngành y và khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng bác sĩ ngoại khoa là gì, cần học ngành nào và có tố chất gì để trở thành bác sĩ ngoại khoa thì không phải ai cũng biết.

 

 

1. Khoa ngoại là gì?

Khoa ngoại là chuyên khoa điều trị các bệnh lý ngoại khoa bằng các phương pháp phẫu thuật, đây là một trong những khoa cực kì quan trọng không thể thiếu trong mỗi bệnh viện. Đối với những trường hợp điều trị bệnh lý tại khoa ngoại thường sẽ sử dụng các chất gây tê hay gây mê tại chỗ để thực hiện phẫu thuật bằng những dụng cụ y tế chuyên nghiệp, hỗ trợ việc điều trị chuyên sâu. Đối với những phương pháp điều trị ngoại khoa luôn đòi hỏi các yêu cầu cực cao nên bác sĩ cần phải học hỏi và tìm hiểu một cách kĩ lưỡng. Hiện nay, việc điều trị các bệnh liên quan đến khoa ngoại tại Việt Nam đã có những bước tiến lớn khi sử dụng phương pháp mổ nội soi thay vì chỉ mổ phanh như trước đây.

Một số trường hợp mà bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đến khoa ngoại để tư vấn và điều trị triệt để và xem xét các phương pháp phẫu thuật cho phù hợp:

  • Khi được chẩn đoán và xác định chính xác là bệnh cần khoa ngoại can thiệp và phẫu thuật thì bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích về bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải thông qua kết quả và đưa ra phương hướng điều trị phẫu thuật.

  • Khi bác sĩ chuyên khoa của khoa tim mạch, thần kinh, tiêu hóa… cùng nhận ra dấu hiệu bất thường của bệnh nhân sẽ có thể cùng ngồi lại chẩn đoán và đưa ra phương thức điều trị cuối cùng có nên phẫu thuật hay không.

  • Trong suốt quá trình hoặc sau khi đã kết thúc ca phẫu thuật đã xong thì nhiệm vụ của các bác sĩ là tiếp tục theo dõi xem bệnh nhân có gặp biến chứng gì hay không để kịp thời xử lý.

  • Hầu hết các ca phẫu thuật dù có thành công hay không đều có thể xảy ra những biến chứng nhỏ nên cần phải được theo dõi thường xuyên tại khoa ngoại.

  • Trong các trường hợp khẩn cấp thì những bác sĩ điều trị trực tiếp ở nhà cho người bệnh cũng sẽ đưa ra lời khuyên nhanh chóng và hữu ích nhất để cho họ biết có nên phẫu thuật ngay hay không. các cơ quan, phẫu thuật mạch máu, nhãn khoa, phẫu thuật nhi, niệu khoa, tai mũi họng, phẫu thuật tạo hình,

Các chuyên ngành ngoại khoa bao gồm: phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật chỉnh hình, ghép phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật tim, lồng ngực, phẫu thuật sinh dục, ung bướu ngoại khoa, ngoại chấn thương, ngoại tiết niệu…

bac-1670407098.jpg
Khoa ngoại là chuyên khoa điều trị các bệnh lý ngoại khoa bằng các phương pháp phẫu thuật, đây là một trong những khoa cực kì quan trọng không thể thiếu trong mỗi bệnh viện. Ảnh minh họa

2. Khoa ngoại gồm những bệnh gì? Các bước điều trị ngoại khoa?

Các bệnh ngoại khoa được hiểu là những bệnh xảy ra bởi sự rối loạn các hoạt động hoặc là thay đổi những cấu trúc của cơ quan trong cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, những thay đổi này có thể điều trị giảm triệu chứng bằng thuốc hoặc sử dụng phương pháp phẫu thuật với những kĩ thuật mổ xẻ để điều chỉnh và ổn định trả lại đúng các chức năng của mỗi cơ quan trong cơ thể. Việc thực hiện phẫu thuật sẽ đau đớn và mất nhiều thời gian để hồi phục nhưng lại là phương pháp điều trị không thể thiếu trong các bệnh viện và khoa ngoại.

Chuẩn bị trước cho quá trình điều trị

Nếu như bệnh nhân được bác sĩ chỉ định phẫu thuật thì người bệnh cần thực hiện các bước chuẩn bị như:

  • Trong những trường hợp cần phẫu thuật cấp cứu thì bác sĩ sex chỉ định làm ngay cacs xét nghiệm như xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng gan, thận, chức năng đông máu… Một số trường hợp còn phải chụp X- quang các bộ phận như tim, phổi… để đảm bảo rằng các bộ phận này vẫn hoạt động bình thường và không thể xảy ra các trường hợp đáng tiếc trong quá trình phẫu thuật.

  • Tiếp đến sẽ tiến hành gây mê trước khi phẫu thuật để người bệnh chìm vào cơn mê giảm đau triệt để. Đây cũng là một trong những khâu rất quan trọng mà người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ biết sức khỏe hiện tại, có tiền sử dị ứng với loại thuốc gây mê nào hay không.

  • Trong trường hợp không quá gấp phải cấp cứu luôn thì người bệnh có thể ăn uống nhẹ nhàng sau khi lấy máu xét nghiệm và cần phải dừng uống các thuốc kháng viêm, thuốc chống đông máu trước đó ít nhất 1 tuần.

  • Các phẫu thuật khác liên quan đến thoát vị bẹn hoặc sỏi túi mật thì thường được chỉ định xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn gì rồi mới thực hiện phẫu thuật.

Chăm sóc sau khi mổ

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc chuyên dụng cho bệnh đó sau phẫu thuật. Nếu tình trạng sức khỏe ổn định thì người bệnh có thể ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng nhưng tránh vận động mạnh có thể khiến vết mổ bị tổn thương, ảnh hưởng sức khỏe.

Sau 2 – 3 ngày nằm viện nếu tất cả các chỉ số hoạt động và những chức năng hoạt động tở lại bình thường thì người bệnh có thể xuất viện. Khi về nhà người bệnh tiếp tục theo dõi tình trạng và vết mổ nếu xảy ra biến chứng gì thì nên thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

3. Những yêu cầu khi trở thành bác sĩ ngoại khoa

Đối với những người khi muốn trở thành bác sĩ ngoại khoa thì mọi việc họ làm đều liên quan đến tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân, do đó, yêu cầu đối với bác sĩ ngoại khoa rất khắt khe cả về chuyên môn và kinh nghiệm nên muốn trở thành bác sĩ ngoại khoa buộc phải tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt sau:

Về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ

Để trở thành bác sĩ ngoại khoa thì yếu tố đầu tiên không thể xem nhẹ chính là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, cần phải tốt nghiệp từ một trường đại học y và bắt buộc phải là chương trình đào tạo chính quy có bằng chính quy. Thậm chí, sau chương trình đại học có thể học thêm các bằng thạc sĩ, tiến sĩ chuyên khoa ngành y. Đối với mỗi bệnh viện sẽ có những yêu cầu khác nhau về vị trí bác sĩ ngoại khoa nên cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu đó.

bac1-1670407099.jpg
Các bệnh ngoại khoa được hiểu là những bệnh xảy ra bởi sự rối loạn các hoạt động hoặc là thay đổi những cấu trúc của cơ quan trong cơ thể mỗi người. Ảnh minh họa

4. Kinh nghiệm làm việc

Công việc của bác sĩ ngoại khoa liên quan đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh nên ngoài các nghiệp vụ chuyên môn thì cần phải có cả kinh nghiệm làm việc. Chính những kinh nghiệm này đã làm nên sự chuyên nghiệp, giúp bác sĩ va vấp nhiều hơn tiếp xúc với nhiều trường hợp bệnh nhân hơn. Thông thường, quy định của các bệnh viện với bác sĩ ngoại khoa là phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 3 năm tại các bệnh viện hoặc các vị trí tương đương.

Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp trong bất cứ công việc nào cũng đều được đề cao đặc biệt là nghề bác sĩ khi liên quan đến tính mạng của con người. Do đó, bác sĩ cần phải tận tâm, yêu nghề thì mới có thể hết lòng khám chữa cho bệnh nhân.

Thu nhập của bác sĩ ngoại khoa

Bác sĩ ngoại khoa được hưởng chế độ lương vào bảo hiểm theo quy định của Nhà nước, đồng thòi mỗi bệnh viện sẽ có những đãi ngộ theo chế độ riêng. Thông thường lương trung bình của bác sĩ ngoại khoa khá cao dao động từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng. Các bác sĩ ngoại khoa có thể làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập.

5. Học bác sĩ ngoại khoa thi khối nào?

Để trở thành bác sĩ ngoại khoa thì yêu cầu đầu tiên là bạn phải tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy từ một trường đại học y với số điểm thi đầu vào cực cao. Thông thường các trường này sẽ tổ chức thi tuyển khối B bao gồm các môn Toán, Hóa và sinh.

Hiện nay, để mở rộng thêm cơ hội cho các thí sinh nhiều trường đã mở rộng thêm các tổ hợp môn học để xét tuyển. Cụ thể:

  • Khối A có thêm tổ hợp A02 (Toán, Lý, Sinh).

  • Khối B có thêm tổ hợp B01 (Toán, Sinh, Sử), B03 (Toán, Sinh, Văn), B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân).

  • Khối D có thêm các tổ hợp D08 (Toán, Sinh, Anh), D09 (Toán, Khoa học tự nhiên, Anh).

Bác sĩ ngoại khoa học mấy năm?

Đối với sinh viên y khoa sẽ phải học trung bình từ 6 năm trở lên với những hệ chuyên môn cao hơn thì thời gian đào tạo sẽ dài hơn nữa. Nếu muốn học lên các cấp cao hơn như thạc sĩ thì sẽ mất thêm rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, trường y luôn nằm trong top những trường có học phí cao so với mặt bằng học phí chung. Thêm nữa, thời gian đào tạo tối thiểu là 6 năm nên tổng mức học phí sẽ khá tốn mà cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng.

6. Những trường đào tạo bác sĩ ngoại khoa tốt nhất

Các trường đại học y tập trung ở miền Bắc và miền Nam nên muốn theo học thì các bạn có thể tham khảo những trường tốt nhất với chất lượng đào tạo hàng đầu như:

  • Trường Đại học Y Hà Nội: Trường Đại học Y Hà Nội là ngôi trường nổi tiếng về chất lượng đào tạo đứng đầu ngành y trên cả nước. Sinh viên theo học tại đây có thể theo học bộ môn Ngoại và rất nhiều môn học bổ trợ khác, sau thời gian học tập thường thì các sinh viên sẽ có việc làm luôn vì đã được đến các bệnh viện thực tập và được giữ lại. Tuy nhiên, điểm chuẩn của trường thường rơi vào 27, 28 điểm có khoa lên đến 29 hoặc 30 điểm.

  • Học viện Quân Y: Học viện Quân Y có địa chỉ tại quận Hà Đông và cũng được đánh giá là ngôi trường có chất lượng đào tạo hàng đầu trong ngành y. Đây là một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia, chuyên đào tạo lực lượng y bác sĩ phục vụ cho lực lượng quân đội và công an nên sau khi ra trường sinh viên cũng sẽ được làm việc luôn trong ngành công an, quân đội hoặc ngành y.

  • Đại học Y khoa Thái Bình và Đại học Y Hải Phòng: Dù mới thành lập, tuy nhiên chất lượng đào tạo ở trường Đại học Y khoa Thái Bình và Đại học Y Hải Phòng đều vô cùng tốt.

  • Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Y Dược Cần Thơ và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là những trường đào tạo y khoa có chất lượng tốt nhất ở khu vực miền Nam.

bac2-1670407099.jpg
Đối với sinh viên y khoa sẽ phải học trung bình từ 6 năm trở lên với những hệ chuyên môn cao hơn thì thời gian đào tạo sẽ dài hơn nữa. Ảnh minh họa

Để trở thành bác sĩ ngoại khoa không phải điều đơn giản do đó cần phải cố gắng học tập và tuân thủ những yêu cầu của ngành y thì mới có thể theo học được chuyên ngành này. Tuy nhiên, đây cũng là ngành nhiều cơ hội để cho các bạn tập trung phát triển năng lực của bản thân và tương lai mở rộng.