Những điều bạn cần lưu ý trước và sau hiến máu tình nguyện
Nếu có các biểu hiện bất thường về sức khỏe: Mệt, chóng mặt hoặc vã mồ hôi
)
Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt quý giá, chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh, xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng. Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, là một hành động nhân văn mang đậm tính văn hóa Việt Nam, thể hiện sâu sắc đạo lý “Thương người như thể thương thân”.
Hàng năm Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ có phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để tổ chức rất nhiều những đợt hiến máu nhân đạo và thu hút được nhiều tình nguyện viên tham gia hiến máu cứu người. Nhờ làm tốt công tác tổ chức, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị y tế và sự nhiệt tình của các tình nguyện viên các chương trình tiếp nhận máu đều diễn ra thành công tốt đẹp, toàn bộ số máu thu về được Trung tâm Huyết học truyền máu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận và bảo quản sử dụng vào việc cấp cứu cho người bệnh khi cần máu. Hiến máu là hành động cao đẹp, giúp mang đến món quà sức khỏe vô giá cho người bệnh.
Tuy nhiên để giúp bạn giữ sức khỏe và yên tâm hơn trong mỗi lần hiến máu cần lưu ý những điểm sau:
Nội Dung Chính
Trước khi hiến máu
– Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya (ngủ ít nhất 6 tiếng).
– Nên ăn nhẹ, KHÔNG ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ.
– KHÔNG uống rượu, bia.
– Chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái.
– Mang theo giấy tờ tùy thân.
– Uống nhiều nước.
Ngay sau khi hiến máu
– Duỗi thẳng, hơi nâng cao cánh tay trong 15 phút.
– Hạn chế gập tay trong quá trình nghỉ sau hiến máu.
– Nghỉ tại điểm hiến máu tối thiểu 15 phút.
– Uống nhiều nước.
– Chỉ ra về khi cảm thấy thực sự thoải mái.
– Nếu xuất hiện chảy máu từ vết băng cầm máu:
– Nâng cánh tay lên và ấn nhẹ vào vết bông.
– Ngồi xuống ghế và thông báo cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.
Nếu có các biểu hiện bất thường về sức khỏe: Mệt, chóng mặt hoặc vã mồ hôi
– Ngay lập tức ngồi xuống hoặc nằm ngay xuống, tốt nhất là nâng cao chân.
– Giữ bình tĩnh, hít sâu, thở ra chậm.
– Tìm kiếm sự giúp đỡ của bất kì ai xung quanh đang ở gần đó.
– Báo ngay cho nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên.
– Chỉ ngồi dậy và đứng lên khi hết cảm giác chóng mặt, mệt mỏi.
Sau khi rời điểm hiến máu
– Tiếp tục uống nhiều nước để bổ sung lại thể tích bị mất khi hiến máu.
– Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
Trong vòng 48 tiếng hiến máu
– Tránh thức khuya, dùng các chất kích thích như rượu, bia.
– Không hút thuốc lá trong vòng 4 tiếng.
– Tránh nâng vật nặng bằng tay vừa hiến máu.
– Tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao…; đề phòng bị bầm tím tay và chóng mặt.
Lưu ý chăm sóc vị trí chọc kim
– Băng cầm máu cần được giữ ít nhất trong 4 – 6 giờ;
– Trong 1 số trường hợp ít gặp, nếu sau khi tháo băng, vẫn có máu tươi chảy ra, hãy ấn nhẹ tay vào vị trí bông băng. Đồng thời nâng cao cánh tay 3-5 phút, sau đó băng lại. Giữ băng thêm 6 giờ nữa.
– Nếu sau hiến máu, quý vị thấy xuất hiện vết bầm tím tại vị trí lấy máu, đừng quá lo lắng.
– Trong ngày đầu, có thể dùng đá lạnh chườm lên vị trí bị bầm tím.
– Sau 1 ngày, chuyển sang chườm ấm (chườm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút). Vết bầm tím thường sẽ tự tan và biến mất sau 1 tuần.
Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ
Trung tâm Huyết học truyền máu – Đơn vị truyền máu
Tầng 1 nhà C – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Số điện thoại của đơn vị 0867.575.689
Hoặc Tổng đài Chăm sóc khách hàng (24/7): 1800.888.989
Một số hình ảnh của các buổi hiến máu nhân đạo:
Hãy để lại đánh giá của bạn !
Click vào ngôi sao để đánh giá
Khi bạn thấy bài viết này hữu ích …
Theo dõi chúng tôi trên các trang mạng xã hội
Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!
Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!