Những cột mốc của trẻ từ 1 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi

Theo dõi quá trình lớn lên của con là một trải nghiệm thiêng liêng và hạnh phúc. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường lo lắng và tự hỏi: “ Liệu con tôi có đang phát triển bình thường không?”. Ba mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi nếu thấy con mình có những biểu hiện bất thường cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức phổ thông cần thiết để giảm bớt lo lắng trong quá trình nuôi dạy con.

Dưới đây là những bước phát triển của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Hãy tham khảo một cách khách quan thông tin bên dưới bởi mỗi trẻ là một cá thể, do đó chúng sẽ có những điểm khác biệt nhất định. 

Những biểu hiện trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 

  • Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh bắt đầu từ đầu, sau đó đến các bộ phận khác trên cơ thể
  • Trẻ sơ sinh thường buồn ngủ trong vài ngày đầu sau sinh, dần dần thời gian ngủ sẽ ít đi và hoạt động thể chất nhiều hơn 
  • Bé thường hướng mắt về các nguồn âm thanh xung quanh, chẳng hạn như tiếng thủ thỉ. Trẻ thường có biểu hiện giật mình trước tiếng động lớn đột ngột
  • Không ngóc đầu lên được. Đầu ngã về phía sau nếu đặt bé ngồi
  • Ở tư thế thẳng đứng, bé thường mở mắt
  • Quấn lấy mẹ, cười với mẹ
  • Phản ứng với âm cao bằng cách cử động chân tay
  • Bàn tay nắm lại, thường uốn cong cánh tay

Các cột mốc phát triển của trẻ 1 tháng tuổi

  • Hầu hết thời gian em bé vẫn ngủ khi không bú mẹ hoặc ẵm bồng. Đầu vẫn có xu hướng nghiêng về một bên khi ở tư thế nằm
  • Bé cử động tay và chân của mình từng hồi, cánh tay thường hoạt động nhiều hơn
  • Đầu vẫn thả lỏng tuy nhiên bé có cố ngóc đầu
  • Bé dõi theo chuyển động chậm của vật thể (giữ cách mặt từ 6 đến 10 cm) bằng mắt và chuyển động nhẹ đầu. Bé cũng sẽ hướng mắt về nguồn phát ra âm thanh hoặc giọng nói
  • Ở giai đoạn này, trong khoảng 5-6 tuần, khi bú và chơi, bé thường quan sát cũng như cười và giao tiếp của người xung quanh.

Khi được 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ và cử động từng hồi

Các mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

  • Trẻ đã có thể tự giữ đầu tầm thấp và cử động tay chân nhịp nhàng hơn
  • Trẻ có thể đưa tay từ bên hông ra giữa, đá chân xen kẽ hoặc đôi khi cùng lúc
  • Nâng cao đầu và ngực khi nằm sấp
  • Dùng ngực và tay đỡ người khi nằm sấp
  • Ở giai đoạn này, khả năng thị giác của trẻ tăng lên, đặc biệt là đối với người ở gần. Bé chăm chú quan sát các chuyển động xung quanh, chuyển động bàn tay khi chơi.
  • Bé thích tắm và các hoạt động chăm sóc thường ngày, bắt đầu giao tiếp bằng cách cười, tăng tiếng kêu “coos” và “gaas”  với những hoạt động quen thuộc xung quanh
  • Giao tiếp bằng mắt
  • Bắt đầu cất giọng, mỉm cười đáp lại lời nói
  • Quay đầu về hướng phát ra âm thanh

Khi được 3 tháng, trẻ sơ sinh được chăm sóc, tắm và vệ sinh, bé bắt đầu phản ứng với những người gần gũi

Các mốc phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

  • Bé đã biết ngẩng đầu nhìn chân, nhấc chân lên để nắm lấy bàn chân
  • Khi hai tay được giữ, trẻ tự điều chỉnh ngồi tư thế thẳng với đầu. Trẻ có thể tự ngồi trong giây lát. Khi được giữ ở tư thế ngồi, bé tự giữ đầu thẳng, lưng thẳng và quay đầu từ bên này sang bên kia để quan sát xung quanh
  • Khi được đặt nằm sấp, trẻ tự đỡ mình trên cánh tay và lòng bàn tay duỗi thẳng
  • Khi được giữ ở tư thế đứng, trẻ không còn chùng xuống đầu gối và sẽ chủ động bật lên xuống
  • Em bé chăm chú quan sát các hoạt động xung quanh. Bé có thể tập trung vào các vật thể nhỏ được giữ trong vòng từ 6 đến 12 cm và vươn ra nắm chúng bằng cả hai tay
  • Em bé thường đưa mọi thứ vào miệng
  • Cầm lục lạc lắc để tạo ra âm thanh gây chú ý
  • Có thể chuyển vật thể từ tay này sang tay kia
  • Ở giai đoạn này, em bé có vốn từ vựng rộng hơn (hoặc) nhiều âm tiết hơn, cười, khúc khích, kêu to khi chơi và hét lên khi khó chịu. Bé có thể nhận ra giọng nói quen thuộc ngay lập tức
  • Tạo âm thanh từ một âm tiết (ví dụ: da-da, ba-ba)
  • Bắt đầu bắt chước âm thanh
  • Bé có thể nhận ra ba mẹ mình
  • Bắt đầu sợ người lạ
  • Bắt đầu mọc răng

Trẻ 6 tháng tuổi là thời điểm phát triển sức mạnh tay chân, bé có thể tự chống đỡ bằng cánh tay với lòng bàn tay duỗi thẳng

Các mốc phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

  • Bé có thể ngồi một mình 10 – 15 phút trên sàn và rướn người về phía trước để nhặt đồ chơi mà không bị mất thăng bằng
  • Bé di chuyển trên sàn bằng cách lăn hoặc trường và cố gắng bò
  • Bé có thể đứng dậy một lúc trong khi giữ vào giá đỡ nhưng có thể ngã về phía sau do va chạm mạnh vì bé không thể hạ mình đúng cách
  • Khi được giữ đứng, bé thường đứng xen kẽ chân
  • Em bé trở nên rất chú ý đến mọi người và môi trường xung quanh
  • Bé cũng rất chú ý đến âm thanh, giọng nói và cũng thường cất tiếng bộc lộ sự vui vẻ hoặc khó chịu. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu hiểu các thuật ngữ đơn giản như “không” và “tạm biệt”
  • Bé bắt đầu chọc vào đồ vật bằng ngón trỏ, nắm chặt đồ vật bằng các ngón tay. Bé cầm đồ vật, cắn bánh quy và cố gắng tự ăn
  • Bé đi xung quanh bằng cách bước một bên, đi về phía trước và sang ngang với một hoặc cả hai tay được giữ. Một số em bé có thể đứng hoặc thậm chí đi một mình trong vài giây
  • Em bé có thể nhặt các đồ vật nhỏ như kẹo, vụn bánh hoặc dây 
  • Bé tự mình ném đồ chơi và nhìn chúng rơi xuống đất
  • Bé có thể dùng ngón trỏ chỉ vào những đồ vật mà bé muốn cầm nắm hoặc những sự việc mà bé quan tâm
  • Ở giai đoạn này, bé biết và trả lời ngay lập tức tên của mình, đồng thời hiểu một số từ như “Đưa nó cho bố” hoặc “Lại đây với mẹ”. Bé bắt chước cách xưng hô của người lớn
  • Trẻ tập tự ăn và mặc quần áo. Bé chảy nước dãi và ít đưa mọi thứ vào miệng hơn
  • Trẻ bắt chước ngày càng nhiều cử chỉ của người lớn và học cách sử dụng chúng
  • Trẻ cùng chơi với bố mẹ các trò tương tác chẳng hạn như ú òa

Ở giai đoạn này, hãy thử đỡ bé đứng trong giây lát, đi về phía trước hoặc sang ngang bằng cả hai tay

Các mốc phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

  • Tự đi hoặc với sự giúp đỡ của người lớn, ngồi xuống mà không cần trợ giúp
  • Biết bỏ vật thể vào cốc. Lật các trang sách bằng cách lật nhiều trang cùng một lúc
  • Chỉ vào đồ vật bằng ngón trỏ. Nhặt đồ vật nhỏ
  • Phản ứng khi ai đó gọi tên mình. Phản ứng khi ai đó nói không 
  • Hiểu một số từ và lệnh đơn giản
  • Có thể nói “mẹ”, “bố” và ít nhất một hoặc hai từ khác
  • Biết dùng cốc uống
  • Bắt chước người khác
  • Vẫy tay chào tạm biệt
  • Gắn bó với đồ chơi hoặc đồ vật
  • Đeo bám và cảm thấy buồn khi rời xa ba mẹ

12 tháng tuổi, bé có thể lật trang sách, đặt vật thể vào cốc và nhặt các đồ vật nhỏ

Các mốc phát triển của trẻ 18 tháng tuổi

  • Biết chạy nhưng thường xuyên bị ngã
  • Leo lên cầu thang bằng cách nắm một tay vào thành 
  • Có thể xây tháp từ hai đến bốn khối
  • Có thể tự dùng thìa và cốc để tự ăn
  • Bắt chước viết nguệch ngoạc. Có thể lật hai hoặc ba trang sách cùng một lúc
  • Thể hiện tình cảm
  • Nghe kể chuyện hoặc xem hình ảnh
  • Có thể nói 10 từ trở lên khi được hỏi
  • Thích khám phá môi trường xung quanh 
  • Biết nhận định một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể
  • Biết xác định bằng cách chỉ vào các vật thể
  • Bắt chước các hoạt động trong nhà 
  • Có thể cởi một số loại quần áo như găng tay, mũ và tất
  • Bắt đầu đánh dấu quyền sở hữu với đồ vật và người thân bằng cách nói “của tôi”
  • Một số bé biết gọi ba mẹ khi muốn đi tiêu 

Giờ đây, con bạn có thể xây một tòa tháp từ 2 đến 4 khối, biết xác định các bộ phận trên cơ thể và có thể tự ăn

Khi bé tiếp tục phát triển, hãy tìm hiểu về các mốc phát triển của trẻ sau 2 tuổi.

——

Tham khảo chi tiết các Gói khám tổng quát cho trẻ chuyên sâu theo từng độ tuổi (0-12 tháng, 1-6 tuổi và trên 6 tuổi). 

——

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA NHI KHOA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa. Đăng ký TẠI ĐÂY