Những chiến sĩ blouse trắng nơi tuyến đầu chống dịch

“Hết dịch mới về”

Ở cách tâm dịch Bắc Ninh, Bắc Giang đến 1700 km, câu chuyện bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu (sinh năm 1993) Khoa Gây mê Hồi sức (Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM) được đồng nghiệp cắt tóc trước khi lên đường chi viện cho Bắc Giang được chia sẻ lên mạng xã hội đã gây xúc động mạnh. Là một trong hơn 200 y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tình nguyện đăng ký tham gia tuyến đầu chống dịch COVID-19, Bác sĩ Đặng Minh Hiệu cùng đồng nghiệp lên đường trong tâm thế “hết dịch mới về”.

Ngoài 2.743 người thuộc lực lượng y tế tham gia hỗ trợ trực tiếp tại hai điểm nóng Bắc Ninh, Bắc Giang trên các mặt trận truy vết, xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng…, hiện có 26.768 cán bộ y tế, chuyên gia, học viên, sinh viên ngành y sẵn sàng tình nguyện đến tâm dịch.

Trong khi đó, ở tận tỉnh miền núi Yên Bái xa xôi, ngày 25/5, bác sỹ Hoàng Việt Tiệp (26 tuổi), được thông báo chỉ có một tiếng đồng để chuẩn bị hành trang lên đường đến Bắc Giang chống dịch. Không chút đắn đo, chàng bác sỹ trẻ nhất trong đoàn chi viện lên ô tô về Bắc Giang mà không kịp thông báo cho gia đình. 

Trong đợt ngành y tế ra quân bởi “mệnh lệnh từ trái tim”, có nhiều câu chuyện thực sự cảm động và ấm áp. Hai cha con Điều dưỡng trưởng Nguyễn Văn Tuyến công tác tại Bệnh viện 19-8  (Bộ Công an) đều “chung một chiến hào” tham gia chống dịch tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Con gái anh là Nguyễn Thanh Huyền, sinh viên năm thứ 4, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đang tình nguyện tham gia phòng chống dịch tại tỉnh Bắc Ninh. Hay câu chuyện bé gái 20 tháng tuổi òa khóc khi thấy mẹ là chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1993) trên truyền hình. Chị Hạnh là bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), được điều động vào hỗ trợ tâm dịch Bắc Giang khi còn chưa cai sữa cho con.

Bác sỹ Đặng Minh Hiệu – Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cắt tóc trước khi đến Bắc Giang hỗ trợ chống dịch.
Ảnh: TTXVN phát

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa Tiết niệu BV Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh)
ôm chặt người bạn, đồng nghiệp của mình trước khi lên đường chi viện chống dịch ở Bắc Giang. Ảnh: Hoàng Anh


Đồng nghiệp và người thân tiễn đoàn y bác sĩ BV Việt Nam-Thuỵ Điển Uông Bí lên đường sang Bắc Giang dập dịch. Ảnh: Hoàng Anh

Đồng nghiệp và người thân tiễn đoàn y bác sĩ BV Việt Nam-Thuỵ Điển Uông Bí lên đường sang Bắc Giang dập dịch. Ảnh: Hoàng Anh



BS. Vũ Trí Tuệ khoa Nội tiết (Bệnh viện nội tiết TW) gọi điện thoại chào tạm biệt vợ và con gái 9 tháng tuổi trước khi lên đường chi viện Bắc Ninh chống dịch.
Trước đó, BS. Tuệ đã đi hỗ trợ công tác chuyên môn từ Vân Đồn (Quảng Ninh) về ít ngày. Ảnh: Hoàng Anh

BS. Vũ Trí Tuệ khoa Nội tiết (Bệnh viện nội tiết TW) gọi điện thoại chào tạm biệt vợ và con gái 9 tháng tuổi trước khi lên đường chi viện Bắc Ninh chống dịch.Trước đó, BS. Tuệ đã đi hỗ trợ công tác chuyên môn từ Vân Đồn (Quảng Ninh) về ít ngày. Ảnh: Hoàng Anh

Hơn 350 cán bộ y tế, tình nguyện viên thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương,
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí và Trung tâm Y tế huyện Việt Yên
tham gia khoanh vùng, xét nghiệm, truy vết tại Thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Ảnh: GIang Sơn Đông


Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 2 đặt tại Trung đoàn 831 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang ở huyện Tân Yên
có khả năng tiếp nhận, điều trị 300 và có thể nâng lên 500 bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Danh Lam / TTXVN

Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 2 đặt tại Trung đoàn 831 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang ở huyện Tân Yêncó khả năng tiếp nhận, điều trị 300 và có thể nâng lên 500 bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Danh Lam / TTXVN


Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tiếp tục tăng nhanh, tỉnh Bắc Giang đã thành lập Bệnh viện Dã chiến số 2
tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang với quy mô 620 giường bệnh để tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Danh Lam / TTXVN

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tiếp tục tăng nhanh, tỉnh Bắc Giang đã thành lập Bệnh viện Dã chiến số 2tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang với quy mô 620 giường bệnh để tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Danh Lam / TTXVN

Một thanh niên trong đội tình nguyện thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang) trong buổi đi phun khử khuẩn. Ảnh: Giang Sơn Đông


Niềm tin chiến thắng của gần 3000 y bác sỹ cả nước chi viện cho Bắc Giang, Bắc Ninh chống dịch. Ảnh: Hoàng Anh

Niềm tin chiến thắng của gần 3000 y bác sỹ cả nước chi viện cho Bắc Giang, Bắc Ninh chống dịch. Ảnh: Hoàng Anh


Đoàn “đặc nhiệm” Bệnh viện Chợ Rẫy hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ Bắc Giang trở về Tp. HCM để hỗ trợ khi thành phố bùng dịch. Ảnh: Hoàng Anh

Đoàn “đặc nhiệm” Bệnh viện Chợ Rẫy hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ Bắc Giang trở về Tp. HCM để hỗ trợ khi thành phố bùng dịch. Ảnh: Hoàng Anh

Tâm sự “Con có thể sinh sau chứ chống dịch không thể trì hoãn” của vợ chồng bác sĩ Mai Anh (1994) và Xuân Điệp (1991) công tác tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) trước khi lên đường Bắc Giang chống dịch  cùng 200 y bác sĩ, nhân viên y tế của Quảng Ninh đã được lan tỏa cả nước. Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, vợ chồng bác sỹ trẻ này không còn khái niệm nghỉ ngơi và tạm gác chuyện gia đình.

Gần hai tháng qua, thông tin trên các phương tiện truyền thông liên tục về các chuyến xe của lực lượng y tế chi viện cho Bắc Giang, Bắc Ninh thực hiện nhiệm vụ “đặc biệt” trong lòng dịch COVID-19. Có lẽ vì thế mà ông Nguyễn Văn Trang, 78 tuổi, bác sĩ về hưu ở huyện Thanh Chương (Nghệ An), viết thư xin tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch Covid-19. “Đặt tay lên trái tim mình, nghe trái tim mách bảo, hãy sống bằng trách nhiệm, tình thương, đừng bao giờ vô cảm trước mọi sự bất hạnh. Hãy tới tâm dịch, làm điều tử tế”, ông Trang viết trong đơn và cho biết sẵn sàng tới Bắc Giang, Bắc Ninh hoặc bất cứ đâu là điểm nóng dịch Covid-19.

Đấy chỉ là câu chuyện rất nhỏ trong gần 3000 y bác sỹ tình nguyện đến tuyến đầu chống dịch. Họ đều cho rằng rất tự hào được khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, thực hiện sứ mệnh của người thầy thuốc được viết nắn nót trong lời thề Hippocrates mà khi còn là sinh viên y khoa  khắc cốt ghi tâm.

“Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những cống hiến, nỗ lực không mệt mỏi, tận tâm tận lực, không quản ngại vất vả, gian nan và hiểm nguy của đội ngũ cán bộ y tế chống dịch thời gian qua. Chiến trường nào cũng gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát hy sinh; các anh, các chị và các bạn thực sự là những “chiến sĩ áo trắng” đang dấn thân thực hiện sứ mệnh cao cả của mình như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Lương y phải như từ mẫu”, “… thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn…”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viết trong thư biểu dương các y bác sỹ,
nhân viên ngành y trong tuyến đầu chống dịch Covid – 19

“Chiến dịch thần tốc” nơi tuyến đầu

Những ngày tháng 5 – 6, nắng nóng diện rộng bao phủ khắp Bắc Bộ. Bắc Giang, Bắc Ninh không chỉ “nóng” bởi số ca mắc Covid – 19 và số người trong diện cách ly tăng lên từng giây, mà thời tiết luôn thường trực 40 độ, trong điều kiện làm việc bộ đồ bảo hộ kín mít, ngột ngạt nhưng với quyết tâm cao của lực lượng y tế, số ổ dịch từng bước được khống chế, số người nhiễm Covid – 19 được chữa trị kịp thời.

Là gương mặt quen tại hầu hết các điểm nóng Covid-19, PGS-TS. Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là Tổ trưởng Tổ Điều tra, giám sát dịch tễ tại tâm dịch Bắc Giang. Một năm qua, dù số ngày được ở bên gia đình trọn vẹn chỉ đếm được trên đầu ngón tay, song ông quan niệm, xông lên tuyến đầu là nghĩa vụ của các cán bộ y tế khi dịch bệnh hoành hành. Được hỏi về áp lực mà ông và đồng nghiệp đang trải qua tại Bắc Giang, người chỉ huy mặt trận truy vết cho hay, đây thực sự là những ngày tháng căng thẳng và quá tải, bởi khối lượng công việc đồ sộ. Cứ mỗi ca bệnh được phát hiện, khi bệnh nhân được đưa tới cơ sở điều trị là lúc các cán bộ y tế truy vết lại oằn mình vì công việc.

Một công đoạn đưa vật phẩm xét nghiệm vào ống nghiệm tại Trung tâm xét nghiệm công suất 50.000 mẫu
của Học viện Quân y tại tâm dịch Bắc Giang. Ảnh: Tư liệu Học viện Quân y cung cấp


Các y bác ở Bệnh viện dã chiến số 3 cơ sở Việt Hàn ở Tp. Bắc Giang thông báo kết quả xét nghiệm cho các bệnh nhân.
Ảnh: Giang Sơn Đông

Các y bác ở Bệnh viện dã chiến số 3 cơ sở Việt Hàn ở Tp. Bắc Giang thông báo kết quả xét nghiệm cho các bệnh nhân.Ảnh: Giang Sơn Đông

Bắc Giang tiếp nhận và đưa vào sử dụng hai cabin lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đặt tại huyện Việt Yên và Tân Yên.
Mỗi cabin được lắp đặt điều hòa chống nóng và đèn khử khuẩn, đủ chỗ cho 4 nhân viên y tế ngồi lấy mẫu. Ảnh: Danh Lam / TTXVN


Các y bác sĩ thuộc Đại học Y Hải Phòng trước giờ lấy mẫu xét nghiệm ở thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang).
Ảnh: Giang Sơn Đông

Các y bác sĩ thuộc Đại học Y Hải Phòng trước giờ lấy mẫu xét nghiệm ở thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang).Ảnh: Giang Sơn Đông


Chiếc xe chụp X quang tại Bệnh viện dã chiến số 3 ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: GIang Sơn Đông

Chiếc xe chụp X quang tại Bệnh viện dã chiến số 3 ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: GIang Sơn Đông

Tỉnh Bắc Giang tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 300 công nhân của Công ty Phú Hồng, tại khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên. Ảnh: Danh Lam / TTXVN


Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến Fuji (Bắc Giang). Ảnh: Giang Sơn Đông

Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến Fuji (Bắc Giang). Ảnh: Giang Sơn Đông


Các y bác sỹ nỗ lực điều trị cho bệnh nhân covid – 19 ở Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang. Ảnh: Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang cung cấp

Các y bác sỹ nỗ lực điều trị cho bệnh nhân covid – 19 ở Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang. Ảnh: Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang cung cấp


Các bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân Covid – 19 tại Bệnh viện dã chiến số 3 Bắc Giang. Ảnh: GIang Sơn Đông

Các bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân Covid – 19 tại Bệnh viện dã chiến số 3 Bắc Giang. Ảnh: GIang Sơn Đông


Chân dung một bác sĩ sau giờ làm nhiệm vụ trong đợt nắng nóng đỉnh điểm ở Bắc Giang. Ảnh: GIang Sơn Đông

Chân dung một bác sĩ sau giờ làm nhiệm vụ trong đợt nắng nóng đỉnh điểm ở Bắc Giang. Ảnh: GIang Sơn Đông


Niềm tin chiến thắng của lực lương y tế các tỉnh thành chi viện cho Bắc Giang, Bắc Ninh chống dịch. Ảnh: GIang Sơn Đông

Niềm tin chiến thắng của lực lương y tế các tỉnh thành chi viện cho Bắc Giang, Bắc Ninh chống dịch. Ảnh: GIang Sơn Đông

Đỉnh điểm là ngày 25/5, khi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận gần 400 ca mắc Covid-19, áp lực công việc với cán bộ truy vết thật sự rất quá lớn. Những mệnh lệnh ngắn gọn được đưa ra liên tục, các cuộc điện thoại reo lên không ngừng để cử cán bộ đến điểm này, điểm kia truy vết, guồng quay công việc cứ tới tấp. Từ sáng đến đêm, từ đêm tới sáng, các tổ công tác nối tiếp nhau không ngưng nghỉ để truy vết ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch.

Với phương châm “khoanh vùng diện rộng, cách ly diện hẹp”, “thần tốc truy vết, thần tốc lấy mẫu, xét nghiệm nhanh và trả kết quả sớm”, tốc độ lấy mẫu, xét nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh… đến nay, Bắc Ninh đang bước vào giai đoạn có tính chất quyết định trong cuộc chiến chống dịch.

Trong tiếng máy chạy ì ì tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, chị Trương Thị Thơ, làm việc tại phòng Real – Time PCR, Khoa Xét nghiệm  chia sẻ: “Mấy ngày nay, tôi chỉ tranh thủ chợp mắt một chút trong lúc chờ mẫu về. Số bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm làm việc tại đây có 28 người luân phiên nhau làm việc trong khi số mẫu không ngừng tăng cao”.

Cũng cùng thời gian đó, bên trong những dãy phòng của Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh – nay được tách biệt làm khu điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tiên lượng nặng, các bác sĩ, điều dưỡng… vẫn đang căng mình trong cuộc chiến với COVID-19 để giành lấy sinh mệnh cho các bệnh nhân thì đã có những điều thần kỳ xảy ra.

Trong bức “tâm thư” dài gần 2 mặt giấy được bà Hoàng Thị Ngư (45 tuổi, ở Bắc Ninh)  cẩn thận viết tay để cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế đã dốc sức cứu sống người con trai mình là là N.V.Đ (23 tuổi), bà xúc động viết: “May mà được sự quyết tâm chạy chữa và cứu sống của đội ngũ bác sĩ, con tôi đã vượt qua được lưỡi hái của tử thần”. Bà Ngư kể lại rằng, tối 2/6, bà Ngư nhận được điện thoại từ bác sĩ điều trị, thông báo tình trạng của Đ diễn tiến nặng và có nguy cơ tử vong. Bật khóc ngay lúc ấy, từ phía đầu dây bên kia, vị bác sĩ ân cần, điềm tĩnh: “Chị hãy yên tâm, tất cả chúng tôi đang cố gắng chiến đấu để giữ cháu ở lại”. Bà Ngư và các nhân viên y tế này không biết mặt nhau, cũng chưa từng liên lạc nhưng giữa họ như có một sợi dây gắn kết vô hình và một niềm tin vô điều kiện trong cuộc chiến cam go này.

Mới đây, câu chuyện bên trong một bức ảnh khiến triệu người lay động. Bức ảnh chụp xuyên qua lớp kính cho thấy một ca trực gồm khoảng 30 cán bộ bác sĩ của Bệnh viên Y học cổ truyền Bắc Giang xếp thành hai hàng nghiêm trang đứng cúi đầu để tiễn biệt bố đẻ y tá Hoàng Thị Vui vừa mới mất tại quê nhà, nhưng vì nhiệm vụ, không y tá Vui về chịu tang cha được. Y tá Vui và lực lượng y tế nơi tuyến đầu chống dịch Bắc Giang, Bắc Ninh xứng đáng là là tấm gương về lòng dũng cảm và sự hy sinh giúp cộng đồng đẩy lùi làn sóng dịch bệnh./.