Những chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán thường gặp
Bảng cân đối kế toán là một bản báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong trong việc theo dõi được chi tiết trạng thái hoạt động của một doanh nghiệp. Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chủ đầu tư hay chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát để có thể đưa ra được những sách toán phù hợp. Hãy cùng CyberBook tìm hiểu những chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán ngay bây giờ nhé!
Bảng cân đối kế toán là gì?
Mục 1.1 khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC đã quy định, bảng cân đối kế toán (balance sheet) là một dạng báo cáo tài chính được sử dụng để phản ánh một cách tổng quát những giá trị tài sản và nguồn thu hình thành tài sản của mỗi doanh nghiệp trong từng mốc thời gian cụ thể trong năm (Ví dụ: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…)
Bảng cân đối kế toán có cấu tạo từ 02 phần chính là tài sản và nguồn vốn. Trong đó, tổng hai giá trị của 2 thành phần phải bằng nhau. Khoản mục Tài sản được chia ra thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Khoản mục nguồn vốn sẽ bao gồm 2 phần là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Bảng cân đối kế toán gồm những chi tiêu gì?
Cụ thể bảng cân đối kế toán gồm những hạn mục nào? Hãy cùng CyberBook theo dõi bảng dưới đây!
Tài sảnNguồn vốnTài sản ngắn hạn gồm:
– Tiền và các khoản tương đương tiền
– Khoản đầu tư tài chính với hạn mức ngắn hạn
– Các khoản phải thu ngắn hạn
– Sản phẩm hàng tồn kho
– Tài sản ngắn hạn khácNợ phải trả ngắn hạn
– Phải trả ngắn hạn
– Người mua trả tiền trước
– Vay, nợ thuê tài chính với hạn mức ngắn hạn
– Dự phòng phải trả ngắn hạn
Nợ phải trả dài hạn
– Phải trả dài hạn
– Vay, nợ thuê tài chính dài hạn
– Dự phòng trả dài hạnTài sản dài hạn
– Tài sản cố định
– Phải thu dài hạn
– Đầu tư tài chính dài hạn
– Tài sản dài hạn khácVốn chủ sở hữu
– Vốn góp của chủ sở hữu
– Thặng dư vốn cổ phần
– Cổ phiếu quỹ
– Các quỹ
– Khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tại sao bảng cân đối kế toán luôn cân bằng?
Khi khởi tạo bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp, cần phải lưu ý rằng, giống với tên gọi, bảng cân đối kế toán cần phải luôn trong trạng thái cân bằng. Bảng cân đối kế toán sẽ được chia thành hai phần, một phần biểu thị cho tài sản của doanh nghiệp và phần kia biểu thị cho các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Tổng tài sản của doanh nghiệp phải có giá trị bằng tổng giá trị nợ phải trả và giá trị vốn chủ sở hữu. Khi đó, bảng cân đối kế toán sẽ được coi là cân bằng. Khái niệm này được khái quát bằng công thức:
Giá trị tài sản = Giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của cổ đông
Những loại chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán thường gặp
Chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán thường được sử dụng
Hệ số nợ
Hệ số nợ là công cụ để đánh giá có hay không nên đầu tư vào một doanh nghiệp, đánh giá mức độ tài chính và tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp hệ số này cao, điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang có nợ ở mức lớn. Còn nếu hệ số này quá thấp sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng nợ của doanh nghiệp còn hạn chế.
Hệ số nợ được tính dựa trên công thức: Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản
Bên cạnh đó, hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu cũng là một hệ số thường được dùng với mục đích đánh giá mức rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp hệ số này thấp, điều này chứng minh khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao, các rủi ro trong tài chính thấp và ngược lại.
Hệ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là hệ số mà doanh nghiệp dựa vào để đánh giá khả năng chi trả cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
Công thức tính hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn
– Hệ số này càng cao chứng minh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng lớn và đồng thời rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng nhỏ.
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp = (Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – tổng hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
– Hệ số này càng cao chứng minh sự uy tín của doanh nghiệp khi thanh toán các khoản nợ.
Hệ số thanh toán bằng hình thức tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
– Hệ số thanh toán tiền mặt càng cao chứng minh rằng rủi ro thanh toán càng thấp. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá cũng chứng tỏ mức độ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa tốt.
Các chỉ tiêu áp dụng trong phân tích cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp tỷ số vốn cuối kỳ và đầu kỳ mà doanh nghiệp đang sở hữu nhằm đánh giá mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, để đánh giá khái quát cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, bạn đọc cần nghiên cứu các chỉ số:
- Tài sản hạn mức ngắn hạn/Tổng tài sản
- Và Tài sản hạn mức dài hạn/Tổng tài sản
Là hai chỉ tiêu cơ bản nhất và đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ ra tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Bạn cần phải thực hiện so sánh tỷ trọng này so với đặc điểm ngành nghề kinh doanh khi triển khai phân tích bảng cân đối kế toán để đưa ra kết luận về tính hợp lý trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu áp dụng trong phân tích cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu vốn là hệ số để chỉ tỷ trọng các loại vốn khác nhau được sử dụng trong doanh nghiệp. Có 2 hệ số cơ bản nhất trong việc triển khai phân tích cơ cấu nguồn vốn là Hệ số nợ và Hệ số nợ vốn chủ sở hữu đóng vai trò chỉ ra khả năng tự chủ tài chính và biểu thị những rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Nguồn vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/Nguồn vốn
Ngoài ra, để thấy rõ hơn về cơ cấu nợ của doanh nghiệp, bạn cũng có thể nghiên cứu tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của doanh nghiệp đó.
Các chỉ tiêu áp dụng trong phân tích tình hình công nợ
Phân tích tình hình công nợ của một doanh nghiệp là phương thức để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó về mặt pháp lý, tiềm lực trong việc thanh toán nợ, an ninh tài chính ở hiện tại và những dự đoán các trường hợp cho tương lai doanh nghiệp.
*Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (%)
Hệ số này biểu thị cho tỉ lệ giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Trong trường hợp tỉ lệ này lớn hơn 100% thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đi chiếm dụng nhiều hơn là bị chiếm dụng và ngược lại:
Tỉ lệ các khoản phải thực hiện thu so với các khoản phải trả = (Các khoản phải thu / các khoản phải trả) x 100%
Số vòng quay các khoản mà doanh nghiệp phải thu số vòng quay các khoản doanh nghiệp phải trả
Doanh thu thuần được thống kê thông qua báo cáo của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua hai chỉ tiêu: Số vòng quay các khoản mà doanh nghiệp phải thu số vòng quay các khoản doanh nghiệp phải trả. Số vòng quay lớn chứng minh rằng doanh nghiệp thực hiện thu hồi nợ kịp thời hoặc thực hiện thanh toán nợ kịp thời, đạt hiệu quả cao và ngược lại
Số vòng quay các khoản doanh nghiệp phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình quân
Số vòng quay các khoản doanh nghiệp phải trả = Doanh thu thuần / Các khoản phải trả bình quân
Thời gian thu tiền bình quân và thời gian trả tiền bình quân của doanh nghiệp
Thời gian thu tiền bình quân và thời gian trả tiền bình quân của doanh nghiệp là hai chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quan thanh toán các khoản phải trả ngắn hạn theo từng chu kì của doanh nghiệp.
Thời gian thu tiền bình quân = Mốc thời gian của kỳ phân tích / Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian trả tiền bình quân = Mốc thời gian của kỳ phân tích / Số vòng quay các khoản phải trả
Thời gian thu tiền hay trả tiền của doanh nghiệp càng ngắn chứng tỏ rằng khả năng thu hồi hay thanh toán tiền của doanh nghiệp lớn.
Thời gian thu tiền của doanh nghiệp ngắn chứng tỏ doanh nghiệp ít bị chiếm dụng nguồn vốn. Tuy nhiên nếu thời gian này quá ngắn có thể hiểu là chính sách bán chịu của doanh nghiệp đang quá chặt chẽ, gây khó khăn cho người mua.
Thời gian trả tiền của doanh nghiệp ngắn chứng tỏ doanh nghiệp thực hiện thanh toán các khoản phải trả nhanh, làm tăng uy tín của doanh nghiệp.Tuy nhiên nếu thời gian thanh toán của doanh nghiệp quá ngắn tức là số vốn doanh nghiệp chiếm dụng được sẽ bị hạn chế và gây ảnh hưởng đến khả năng tài chính cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Với định nghĩa về bảng cân đối kế toán và những chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán ở trên, người đọc sẽ có thể đánh giá được tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản ánh qua bảng cân đối kế toán. CyberBook hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn thắc mắc và cần được hỗ trợ, hãy liên hệ theo số hotline 19002308 để được giải đáp.
—————————
Phần mềm kế toán trực tuyến CyberBook
- VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Hotline: 1900 2038
- Website: https://cyberbook.vn/
- Email: [email protected]