​​Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên giao hàng, shipper phổ biến

Nội Dung Chính

Để có thể trở thành một nhân viên giao hàng, shipper, bạn cần phải trải qua vòng phỏng vấn và phải đối đáp các câu hỏi do nhà tuyển dụng đặt ra. Việc tham khảo thêm về bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên giao hàng, shipper sẽ giúp bạn trải qua phỏng vấn thuận lợi hơn. Hãy cùng tham khảo nhé!

​​Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên giao hàng, shipper phổ biến

I. Lưu ý khi chuẩn bị đi phỏng vấn nhân viên giao hàng, shipper

Chuẩn bị kỹ càng về thông tin công việc: trước khi bắt đầu xin vào ứng tuyển công việc giao hàng, phục vụ hoặc bất kỳ công việc gì, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về công việc đó. Một số đặc điểm về nghề hay kinh nghiệm làm việc là những điều bạn nên tập trung tìm hiểu đối với nghề giao hàng. Ngoài ra, đọc thêm những câu hỏi hay có khi đi phỏng vấn cũng rất có ích. Mhi phỏng vấn, cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn nếu bạn có tìm hiểu trước dù công việc giao hàng này không quá yêu cầu khắt khe.

Mang theo đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu: sau khi phỏng vấn, nhiều khả năng bạn sẽ được nhận làm shipper bán thời gian nhân viên giao hàng ngay lập tức. Thế nên bạn cần phải mang đầy đủ giấy tờ tùy thân, hồ sơ xin việc. Ngoài ra, CMND, giấy phép lái xe, hộ khẩu là quan trọng nhất đối với nghề shipper.

Chứng tỏ được bạn có định hướng gắn bó lâu dài: nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ muốn hợp tác với những người có ý định làm việc lâu dài dù cho đó có là công việc nào đi nữa. Do đó, bạn hãy yên tâm mà ứng tuyển nếu bạn có mong muốn gắn bó lâu dài với công việc giao hàng này. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ai có mong muốn hợp tác dài lâu như bạn.

Luôn trả lời thành thật: lòng tin là một trong những yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất đối với nghề giao hàng. Uy tín của công ty sẽ được tạo dựng từ những nhân viên giao hàng thật thà, chịu khó và có mong muốn lấy được niềm tin của khách hàng. Vì vậy, hãy thể hiện sự thành thật của mình để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đừng nói dối bất kì điều gì khi đi tuyển dụng. Nếu mà họ biết, chắc chắn họ có cái nhìn không tốt về bạn.

Tự mình trả lời thử các câu hỏi tại nhà: phỏng vấn thông thường là lần đầu gặp mặt giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, do đó hãy thể hiện sự tự tin, thoải mái suốt buổi để tạo ấn tượng tốt. Khi tạo được cảm tình từ người phỏng vấn, bạn sẽ chiếm được một chút ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Khi tham gia phỏng vấn, bạn cần tự tin nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng để trả lời, tránh nhìn đi nơi khác.

Lưu ý khi chuẩn bị đi phỏng vấn nhân viên giao hàng, shipper

Đến đúng giờ phỏng vấn: bạn nên lưu ý không được đến muộn nhưng cũng không được đến quá sớm khi tham gia một buổi phỏng vấn. Thông thường, để tránh những tình trạng không mong muốn xảy ra trên đường đi, bạn nên đến sớm hơn giờ hẹn khoảng 15 phút. Tuy nhiên, bạn không nên đi sớm hơn 15 phút vì có thể sẽ gặp phải nhà tuyển dụng đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và đa phần họ sẽ không thích để ứng viên nhìn thấy công tác chuẩn bị.

Thể hiện sự tự tin khi giao tiếp với nhà tuyển dụng: bạn sẽ tạo ấn tượng tốt về bạn ngay từ lần đầu gặp mặt, cùng với đó là tạo được cảm tình từ người phỏng vấn nếu cho thấy sự tự tin, thoải mái khi trả lời phỏng vấn. Khi tham gia vấn đáp, bạn cần tự tin nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng để trả lời, tránh nhìn đi nơi khác.

Chú ý đến biểu hiện lúc phỏng vấn: bạn cần tập trung cao độ, nhìn thẳng vào người phỏng vấn và tránh làm việc riêng. Khi làm việc riêng trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được sự lo lắng của bạn và có thể đánh giá rằng bạn là người không thật sự chuyên tâm vào công việc, dễ bị xao nhãng, mất tập trung.

Tương tác sau khi kết thúc phỏng vấn: hãy tiếp tục thể hiện sự tự tin, tinh tế và chuyên nghiệp của mình sau khi kết thúc phỏng vấn. Bạn nên cúi chào và cảm ơn nhà tuyển dụng một cách chân thành và lịch sự ngay sau lần gặp mặt đầu tiên. Hành động này của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là một người tinh tế, cầu toàn và liên tục muốn trau dồi bản thân.

Việc làm, tuyển dụng Shipper có thể bạn quan tâm: 

– Cộng tác viên Shipper Giao Hàng Công Nghệ TGDĐ/ĐMX

– Nhân viên Giao Nhận Kho Trung Tâm Bách Hóa Xanh

– Tài xế Kho Trung Tâm TGDĐ/ĐMX

II. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên giao hàng, shipper và cách trả lời

1. Hãy kể về kinh nghiệm làm việc của bản thân trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá

Những nhà tuyển dụng muốn hỏi bạn câu này nhằm đánh giá kinh nghiệm và khả năng làm việc của bạn đối với nghề này. Tùy vào cách trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những sắp xếp phù hợp cho công việc của bạn nếu được nhận.

Đối với câu hỏi này,  bạn có thể nói một kỹ năng có chút liên quan đến kinh nghiệm mà công việc yêu cầu. Ví dụ như kỹ năng chăm sóc khách hàng có thể áp dụng cho các vị trí quản lý nội bộ,…

2. Đâu là điểm mạnh, điểm yếu lớn nhất của bạn?

Đây cũng là câu hỏi nhằm đánh giá năng lực của bạn đối với công việc này của nhà tuyển dụng. Việc nắm được điểm yếu và mạnh của nhân viên sẽ mang lại cho nhà tuyển dụng hình dung rõ nhất về khả năng thực hiện công việc của bạn.

Với dạng câu hỏi này, bạn cần trả lời điểm mạnh và điểm yếu của mình sao cho phù hợp nhất với công việc. Hãy thẳng thắn thừa nhận điểm yếu của mình và đề xuất cách tự khắc phục. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn và cho thấy bạn là một người trung thực, sẵn sàng học hỏi. Ví dụ, bạn có thể trả lời như sau: “Điểm yếu của tôi là giao tiếp không tốt, nhưng vì công việc tôi sẽ cố gắng cải thiện bằng ứng xử chuyên nghiệp khi giao hàng.” 

3. Theo bạn thì đâu là các khó khăn khi làm nhân viên giao hàng, shipper?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng nắm rõ khả năng ứng biến của bạn trong các vấn đề chuyên môn của việc giao hàng. Ngoài ra, những khó khăn bạn đưa ra cũng sẽ giúp công ty có cái nhìn gần gũi hơn với nhân viên và đưa ra chính sách phù hợp nhằm cải thiện chúng.

Để trả lời, tốt nhất bạn nên nói cách bạn vận dụng các kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc của mình nếu trúng tuyển. Đồng thời, bạn có thể kể một ví dụ về khó khăn mà mình gặp phải trước đây và cách bạn xử lý để đạt được mục tiêu. Có thể tham khảo như: “Tôi thường gặp khó khăn khi giao hàng tới những địa chỉ khó tìm, tuy nhiên đây cũng chính là động lực để tôi tìm tòi và khám phá thêm những con đường mới cho bản thân.”

4. Nếu có, bạn đã giải quyết bất đồng với sếp của bạn ở công ty cũ như thế nào?

Trong bất cứ môi trường làm việc nào cũng sẽ có xung đột, vì thế mà câu hỏi này được nhà tuyển dụng đưa ra để xem cách bạn ứng xử với những bất đồng đó như thế nào, đặc biệt là với cấp trên hay sếp của công ty. 

Người phỏng phấn sẽ cố gặng hỏi bạn thêm để tìm ra xung đột nếu câu trả lời là “Không”. Vì thế, bí quyết trả lời câu hỏi này là nói cách bạn đối phó và những việc bạn đã làm để giải quyết. Ví dụ như: “Tôi cũng đã có bất đồng trước kia. Tuy không phải là những vấn đề lớn, nhưng có những bất đồng cần được giải quyết. Tôi thấy rằng khi bất đồng xảy ra sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về quan điểm của người khác nên tôi đã dành thời gian để lắng nghe quan điểm của họ và sau đó tôi tìm ra giải pháp cho cả 2”.

5. Mức lương mà bạn mong muốn cho vị trí này là bao nhiêu?

Câu hỏi về lương luôn được các nhà tuyển dụng đưa ra để đánh giá mục tiêu phấn đấu của nhân viên đối với nghề nhân viên giao hàng và shipper. Ngoài ra, mong muốn của bạn đối với công ty cũng sẽ được thể hiện ra khi trả lời câu hỏi này của nhà tuyển dụng. 

Đừng trả lời câu hỏi này trực tiếp, mà thay vào đó, hãy nói một số câu như: “Đây thực sự là một câu hỏi khó, anh/chị có thể cho tôi biết mức lương với vị trí này bên công ty mình là bao nhiêu không?”. Trong một số trường hợp, người phỏng vấn có thể nói cho bạn luôn nhưng nếu họ không nói, bạn hãy nói là mức lương tùy thuộc vào công việc và sau đó đề xuất một mức lương bạn muốn.

Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên giao hàng, shipper và cách trả lời

6. Bạn có đề xuất gì về công việc này hay về công ty?

Đây là một câu hỏi được nhà tuyển dụng đưa ra để biết được động lực làm việc và đóng góp cho công ty của bạn đến đâu và có nghiêm túc hay không. Bên cạnh đó, những nhà tuyển dụng cũng dùng chính câu trả lời của bạn để tìm ra được những điểm cần cải thiện để phát triển công ty. 

Đối với câu hỏi này, bạn có thể đưa ra đề xuất nào đó mang tính xây dựng. Hãy nói một lời đề xuất mà được người khác tiếp thu và thực hiện thành công. Ví dụ như: “Công ty có thể cải thiện giao diện của ứng dụng sao cho gần gũi với khách hàng hơn để họ cảm thấy thoải mái khi đặt hàng.”

7. Đâu là lý do khiến bạn muốn nhận vị trí nhân viên giao hàng?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có đam mê và yêu thích công việc giao hàng hay không. Nếu biết được bạn có hứng thú với công việc, công ty sẽ biết được quyết tâm phấn đấu và gắn bó với công việc này.

Hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có sở thích liên quan tới công việc và muốn được trải nghiệm điều đó với công ty. Đây cũng chính là lý do lớn nhất khiến bạn muộn nhận vị trí nhân viên giao hàng. Ví dụ cụ thể như: “tôi muốn làm việc trong một môi trường tốc độ cao và thích được tương tác với nhiều người. Và khi trở thành nhân viên giao nhận thì tôi có thể làm được cả hai điều này.”

8. Theo bạn, đâu là lý do mà chúng tôi sẽ nhận bạn vào làm vị trí này?

Đây là câu hỏi mà hầu hết nhà tuyển dụng đều sẽ đặt cho các ứng viên của mình để họ có thể chứng minh được năng lực và khả năng thực hiện công việc của mình. Qua đó có được cái nhìn tổng thể về năng lực và động lực làm việc của những ứng viên này. 

Để trả lời, bạn cần khẳng định điều mà bạn đang cần ở công ty cũng như điều mà công ty đang tìm kiếm. Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này chính là bạn nên làm rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình để làm nổi bật được sự tương đồng giữa bạn và vị trí mà bạn đang ứng tuyển, giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn là một người có tầm nhìn chiến lược, lâu dài. Ví dụ: “Với mục tiêu trở thành một nhân viên giao hàng chuyên nghiệp, tôi luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ và luôn coi sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.”

9. Bạn có xe máy riêng để làm công việc này không?

Nhà tuyển dụng muốn đặt câu hỏi này cho bạn để biết được bạn có khả năng giao hàng mọi lúc và thường xuyên được hay không. Từ đó đánh giá, cân nhắc liệu bạn có phù hợp với công việc không. 

Đối với câu hỏi này, nếu như bạn có xe máy riêng thì trả lời luôn. Trong trường hợp không có xe máy riêng. Bạn có thể trả lời rằng: “tôi không có xe máy cá nhân nhưng tôi sẽ mượn xe của người thân khi cần thiết.”

10. Nếu như khách hàng không hài lòng với dịch vụ mà bạn mang lại, bạn sẽ làm gì?

Nhà tuyển dụng hỏi câu này nhằm mục đích xem cách ứng xử trong trường hợp khách hàng không hài lòng với bạn. Bất cứ công việc liên quan đến dịch vụ nào đều sẽ gặp tình huống khách hàng không hài lòng trong một số trường hợp. Cách xử lý của nhân viên khi đó sẽ vô cùng quan trọng, nếu xử lý tốt, bạn sẽ ghi điểm lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy mình biết lắng nghe lời phàn nàn của khách hàng. Thể hiện bạn đang rất quan tâm đến suy nghĩ của họ. Không buộc tội cho khách hàng hoặc phía công ty. Cố gắng giải quyết vấn đề hoặc tìm ai đó có thể giúp bạn. Cuối cùng, đừng giữ những lời phàn nàn đó ở trong lòng, nếu không, bạn sẽ làm ảnh hưởng tới những khách hàng khác trong tương lai. Ví dụ: “chúng tôi đã nắm được những khó khăn mà quý khách hàng gặp phải trong quá trình nhận được đơn hàng, tôi sẽ báo lại việc này với công ty để kịp thời khắc phục và sửa đổi. Xin cảm ơn.”

III. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên giao hàng, shipper phổ biến

1. Bạn sẽ làm gì nếu xảy ra tình huống tắc đường?

2. Điện thoại của bạn có định vị GPS không?

3. Bạn có thể làm việc bao nhiêu giờ một ngày?

4. Bạn đã bao giờ làm lẫn/mất đơn hàng của khách hay chưa? Bạn đã làm thế nào trong trường hợp đó?

5. Hãy chia sẻ một vài tình huống khó khăn mà bạn đã gặp phải khi làm nhân viên giao hàng.

6. Để không bị bỏ sót và phải quay lại trên đường đi, bạn sắp xếp các đơn hàng theo quy tắc gì?

7. Theo bạn, giao hàng đồ ăn có khác gì so với giao các mặt hàng thông thường khác?

8. Nếu người nhận không nghe điện thoại, bạn sẽ làm thế nào?

9. Theo bạn, thách thức lớn nhất đối với một nhân viên giao hàng, shipper là gì?

10. Nhân viên giao hàng có cần sức khỏe tốt nay không? Bạn nghĩ thế nào về điều kiện sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay của mình?

Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên giao hàng, shipper phổ biến

11. Tại sao bạn lại muốn trở thành một nhân viên giao hàng, shipper?

12. Thời gian giao hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Để rút ngắn thời gian giao hàng bạn đã làm thế nào?

13. Bạn có đồng ý hay không nếu khách hàng không thể nhận hàng ở địa chỉ ghi trên bưu phẩm mà muốn bạn chuyển tới một nơi khác cách đó khá xa?

14. Tại sao bạn nghỉ việc shipper ở công ty cũ?

15. Bạn mong muốn mức lương nhân viên giao hàng bao nhiêu?

16. Để đảm bảo hạn chế tối đa sai sót khi giao hàng bạn đã sử dụng phương pháp, kỹ thuật và công cụ nào?

17. Hãy chia sẻ một số ví dụ khi bạn phải buộc phải “bẻ cong” một số quy tắc an toàn hoặc an ninh để hoàn thành công việc.

18. Giả sử bạn vừa nhận được một đơn hàng lớn với yêu cầu giao hàng nhanh. Bạn làm thế nào để giao đúng thời hạn trong khi vẫn đảm bảo các quy tắc an toàn, không đổ vỡ hoặc hư hại? Để kiểm soát các tình huống phát sinh, bạn đã sử dụng phương pháp gì?

19. Điều gì thúc đẩy bạn trong công việc để khắc phục và hoàn thành công việc khi phải làm việc trong môi trường ngoài trời vất vả như quá nóng hoặc quá lạnh, mưa lớn?

20. Theo bạn, nhân viên giao hàng, shipper có cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng không? Tại sao?

Xem thêm:

– Mô tả công việc nhân viên giao hàng và mức lương hiện nay

– Bách hóa XANH tuyển 1000 Cộng tác viên Giao hàng Siêu thị trong phạm vi Xã, Phường

– Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vai trò trong tuyển dụng nhân sự

– Cách làm nổi bật phẩm chất cá nhân trong CV xin việc

– Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về những câu hỏi và cách trả lời hay khi phỏng vấn nhân viên giao hàng và shipper. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.