Những Cách Đặt Tên Thương Hiệu Thời Trang Gây Ấn Tượng Nhất • AEDIGI
10. Đặt theo tên ở nhà của con
Khi bạn xây dựng một cửa hàng thời trang, thì việc mà bạn cần quan tâm hàng đầu là tên thương hiệu. Liệu rằng bạn đã biết cách đặt tên thương hiệu thời trang như thế nào? để mang một ý nghĩa sâu sắc và vẫn độc đáo mới lạ. Thông qua tên thương hiệu, người mua có thể dễ dàng ghi nhớ về shop hoặc nhận biết sản phẩm chính mà shop đang bán.
Việc tạo ấn tượng, thu hút sự quan tâm khách hàng sẽ mang đến cho bạn thật nhiều khách hàng và đơn hàng trong tương lai. Dưới đây, AEDIGI đã giúp bạn tổng hợp những gợi ý đặt tên thương hiệu thời trang hay-độc-lạ. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
Cách đặt tên thương hiệu thời trang ấn tượng
Tên thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn đến sự thành công của cửa hàng mà bạn dự kiến kinh doanh. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đặt tên shop ấn tượng thì đây là một bài viết hữu ích ành cho riêng bạn.
1. Đặt tên kèm ngành hàng, sản phẩm kinh doanh
Đây là cách đặt tên theo lối truyền thống ở nước ta, đã được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay. Nhưng không thể phủ nhận hiệu quả nó mang lại. Bạn cũng có thể tham khảo cách này.
Mặc dù đây không phải là cách hay để có một tên shop quần áo ấn tượng, nhưng nó giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm cửa hàng kinh doanh là gì, từ đó quyết định có lựa chọn cửa hàng của bạn khi phát sinh nhu cầu cho sản phẩm.
Ví dụ: Cửa hàng trái cây Quần như, Mây Jolly chuyên Jean nhập khẩu,…
Tuy nhiên, cách đặt tên này sẽ không tạo được nét đặc trưng cho thương hiệu của bạn nếu muốn phát triển nhiều hệ thống dạng chuỗi sau này.
Có thể bạn quan tâm: Top 15 Các Thương Hiệu Thời Trang Việt Nam Nổi Tiếng Nhất Hiện Nay
2. Đặt tên thương hiệu thời trang theo tên
Đây là cách làm khá phổ biến, nhiều người sử dụng chính tên riêng của họ để đặt tên cho thương hiệu thời trang của mình như Việt Tiến, An Phước, Thiên Hương,… Hay đặt tên bằng cách viết tắt tên riêng.
Cách đặt tên này tuy không mới lạ nhưng được rất nhiều shop lựa chọn cho thương hiệu của họ và bạn cũng có thể tham khảo.
3. Đặt tên độc 1 từ
Đặt tên cửa hàng quần áo độc một từ là một cách giúp tên shop quần áo ấn tượng hơn, đảm bảo tiêu chí dễ nhớ và đơn giản, ngắn gọn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải phân tích đối tượng khách hàng để lựa chọn.
Thực tế hiện nay, cách đặt tên này được áp dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau và một vài trong số đó đã gặt hái được nhiều thành công.
Ví dụ: Shop thời trang Min, Hương,… Kinh doanh thời trang hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, công sở đã thành công với chuỗi cửa hàng rộng lớn trên toàn quốc. Một số cái tên shop quần áo nam hay như: Clowz, Highway,…
4. Đặt tên theo địa chỉ
Khi tìm hiểu về ý nghĩa tên các thương hiệu thời trang, bạn sẽ thấy có một số cửa hàng đặt tên theo địa chỉ. Cách làm này được đánh giá là sẽ giúp khách hàng có sự ghi nhớ tốt hơn về địa chỉ kinh doanh của shop.
Với cách làm này, bạn có thể thêm địa chỉ shop vào tiền tố trước hoặc sau tên shop để tạo ra sự khác biệt. Ví dụ, Hải dương 236 Phố Huế, Ngọc 35 Hàng Mã,…
5. Đặt tên theo biệt danh của chủ shop
Bạn nghĩ biệt danh của mình thật đáng iu và ý nghĩa. Thi việc Lựa chọn chính biệt danh của mình làm tên shop cũng là một gợi ý hay nên tham khảo. Cách đặt tên này tạo nên sự gần gũi giữa shop và khách hàng. Đặc biệt, tên shop quần áo hay sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ đến khách hàng
Ví dụ: Kưng Nguyễn, Bi bé, Libe, Vicky,… đây cũng là những địa chỉ được quan tâm nhiều nhất từ giới trẻ
6. Đặt tên thương hiệu thời trang theo phong thủy
Yếu tố phong thủy là điều mà bất cứ những ai kinh doanh đều quan tâm. Bởi vì nó tác động rất nhiều đến vận may buôn bán của họ. Vì vậy, nhiều người chú trọng từ vị trí xây dựng cửa hàng cho đến cách bố trí vật dụng và chọn ngày khai trương. Việc đặt tên thì cũng không ngoại lệ. Từ lâu người ta đã biết cách áp dụng Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Vào việc đặt tên thương hiệu dựa vào chữ cái, như sau:
- Người mệnh Kim nên sử dụng các chữ cái C-Q-R-S-X-Z
- Người mệnh Mộc nên sử dụng các chữ cái G và K
- Người mệnh Thủy nên sử dụng các chữ cái B-F-M-H-P
- Người mệnh Hỏa nên sử dụng các chữ cái D-J-L-N-T-V
- Người mệnh Thổ nên sử dụng các chữ cái A-E-I-O-U-W-Y
7. Đặt tên thương hiệu thời trang theo điểm nổi bật của cửa hàng
Đây là cách đặt tên giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến đặc trưng. Cũng như sản phẩm tiêu biểu của thương hiệu. Ví dụ như Áo quần giá rẻ, Xưởng chuyên sỉ Bích Hà,…Tuy nhiên, cách làm này khá cũ. Không tạo được nhiều ấn tượng với khách hàng, nhất là với những người trẻ tuổi, thích mới lạ.
8. Đặt theo tên thú cưng
Với những cửa hàng hướng tới khách hàng mục tiêu là giới trẻ, cách đặt tên cửa hàng quần áo hoàn toàn có thể lấy cảm hứng của chính những bé thú cưng. Những cái tên này đặc biệt dễ nhớ, mang đôi phần dễ thương và ngộ nghĩnh, dễ dàng chiếm được cảm tình ban đầu của khách hàng về thương hiệu.
Ví dụ: 22 Pet, Miumiu, Cute Dog store,…
9. Đặt tên cửa hàng quần áo theo các danh từ liên quan cuộc sống, xã hội
Các danh từ liên quan tới cuộc sống xã hội có thể được chia làm một vài nhóm cơ bản như:
- Nhóm danh từ về sinh vật: Chim sẻ, Hoa Mộc Lan, Bồ đề, Hoa hướng dương,…
- Nhóm danh từ thuộc văn học: Thạch sanh, Thánh Gióng, Cuội, thằng bờm,…
- Tên của các bộ phim trong nước và nước ngoài: Cafe Mắt Biếc, Gió làng Kình, Hương Phù sa
Xem thêm video để biết nhiều hơn cách đặt tên thương hiệu:
10. Đặt theo tên ở nhà của con
Đặt tên theo tên con của bạn, tại sao không? Ngoài việc sử dụng biệt danh của bạn, sử dụng tên biệt danh ở nhà của con cũng là một gợi ý hay ho. Cách đặt tên này không chỉ cho ra những cái tên shop quần áo ấn tượng mà còn dễ dàng gây ấn tượng với khách hàng về chính ý nghĩa của cái tên đó.
Sau đây là một số cái tên shop quần áo hay bạn có thể tham khảo: Bún Store, nhà nấm, Mầm Store,…
11. Đặt tên cửa hàng thời trang bằng số, chữ cái
Trên thị trường hiện nay, rất nhiều chuỗi cửa hàng đã thành công trong việc sử dụng tên shop bằng số hoặc chữ cái, các con số được sử dụng tiếng Việt hoặc cách điệu sang tiếng Anh. Nghiên cứu về não bộ cho thấy, con người sẽ nghi nhớ số và chữ cái nhanh hơn một cụm từ, hãy tận dụng điểm đặc biệt này để tạo nên những tên shop quần áo độc đáo
Ví dụ : PT 2000, Twenty Five, Seven Eleven,…
12. Đặt tên theo quy mô
Cách đặt tên theo quy mô mang lại thiên hướng gì đó rất đặc biệt cho cửa hàng của bạn. Cách đặt tên cho shop quần áo này chỉ phù hợp với mô hình shop quần áo dạng chuỗi, số lượng cửa hàng lớn, quy mô lớn và có tầm ảnh hưởng rộng khắp. Chính vì vậy, nếu đây là “ đứa con” đầu tiên, bạn không nên lựa chọn cách đặt tên này.
Ví dụ: Thế giới di động, Siêu thị thế giới điện máy, Rừng thắt lưng biển ví,…
Lưu ý: Nếu quy mô shop bạn càng lớn, điều này sẽ mang đến lượng khách hàng trung thành đáng mong đợi, sẽ mang đến cho bạn những khoảng lời ngoài mong đợi.
13. Đặt tên cửa hàng thời trang theo trend
Cách đặt tên này đảm bảo sẽ cho ra những cái tên shop quần áo ấn tượng nhất. Tên được đặt sẽ phụ thuộc vào những trend đang hot vào thời điểm đó, chính vì vậy nó giúp đánh dấu thời điểm quan trọng khai sinh ra cửa hàng.
Ví dụ: Shop u23, Tiktok store,…
14. Đặt tên cửa hàng quần áo bằng tiếng nước ngoài
Nếu bạn muốn tìm một cái tên shop quần áo ấn tượng bằng tiếng nước ngoài, đưới dây là những cái tên bạn có thể tham khảo với 3 thứ tiếng : Anh, Ý, Pháp.
- Tên shop bằng tiếng Anh: Vintage store, Urban Vogue, Eva shoe,…
- Tên shop bằng tiếng Pháp: La Vie En Rose, L’espoir, Soif De Vivre, RÊVEUSE, Aimée, Étienne, Fleur,…
- Tên shop bằng tiếng Ý: Bella figura,Feerique’,…
Xem thêm: 10 Logo Các Thương Hiệu Thời Trang Nổi Tiếng Và Ý Nghĩa
15. Đặt ghép tên quốc gia vào tên shop
Tên quốc gia sẽ được ghép với tên shop chủ yếu nhằm để biết về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm được bày bán tại shop. Cách đặt tên này tương đối hiệu quả trong việc khẳng định chất lượng, sự đồng bộ trong chủng loại ngành hàng và giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ đặc tính riêng biệt đó.
Ví dụ: Hương Shop quần áo VNXK (Việt Nam xuất khẩu), Secondhand Korea, Quần áo Quảng Châu,…
Nguyên tắc cần biết khi đặt tên shop quần áo
Tên ngắn gọn, đơn giản
Đặt tên shop quần áo phải đảm bảo tiêu chí ngắn gọn, đơn giản để khách hàng có thể nhanh chóng ghi nhớ nó chỉ sau một vài lần bắt gặp. Chính vì vậy, để đảm bảo tên shop quần áo gây được ấn tượng bạn cần tránh mắc phải những lỗi thường gặp sau đây:
- Không nên đặt tên cửa hàng quần áo quá dài, chỉ nên chọn tên có tối đa 6 từ
- Tuyệt đối không ghép nối các ký tự tạo nên một cái tên phức tạp và khó phát âm
- Chọn lựa một cái tên mang được những nét riêng của thương hiệu.
Tên độc đáo, khác biệt
Việc đặt tên cho shop thời trang mà nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành cũng sử dụng là điều tối kỵ cần tránh trong kinh doanh. Điều này gây ra sự hiểu lầm của khách hàng về shop của bạn.
Đồng thời, nó thể hiện sự thiếu chỉnh chu và đặc biệt phải đối mặt với nhiều vấn đề về bản quyền trong tương lai.
Ý tưởng cho một cái tên shop quần áo ấn tượng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, một câu nói quen thuộc hay những biển quảng cáo dọc khắp các con đường cũng sẽ cho bạn những ý tưởng rất hay.
Tên phù hợp đối tượng khách hàng
Để chiếm được cảm tình của nhóm khách hàng mục tiêu, trước tiên bạn cần xác định đặc điểm chung và sở thích của nhóm khách hàng bạn hướng tới.
Nếu bạn kinh doanh áo quần trẻ em thì những cái tên như Elephant Kids, Kitty store, Mimi and Jack,… thật sự khá phù hợp.
Nếu bạn kinh doanh đồ công sở, quần áo thời trang theo hơi hướng lịch sự và nhã nhặn nhằm phục vụ phần đông đối tượng khách hàng là dân văn phòng thì cái tên cũng nên lựa chọn sau cho tao nhã, dễ nhớ.
Ngược lại, nếu nhóm khách hàng mục tiêu là giới trẻ thì một cái tên phá cách sẽ trở nên khá gần gũi và gây ấn tượng mạnh mẽ đến họ
Tránh suy nghĩ lệch lạc, dùng từ ngữ tiêu cực
Dù sử dụng cái tên tiếng Việt hay tiếng Anh thì bạn đều cần chú ý đến những từ đồng âm và cách phát âm của nó để tránh những từ ngữ không hay mang ý nghĩa giễu cợt, chiến tranh, tiêu cực gây ấn tượng xấu với khách hàng về thương hiệu của bạn ngay từ ban đầu.
Điều này không hề gây được thiện cảm với khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và doanh số bán hàng của bạn trong tương lai.
Sau khi đã hoàn thành việc đặt tên thương hiệu thời trang. Thì bạn không nên bỏ qua bước tiếp theo đó là Kế hoạch xây dựng thương hiệu thời trang và Các bước quảng bá thương hiệu thời trang. Để đưa thương hiệu từ ý tưởng ra thực tế và tiếp cận khách hàng.