Nhìn lại năm 2020: Đâu là xu hướng công nghệ nổi bật nhất năm vừa qua

Từ đầu năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid 19 đã gây ra vô số khó khăn cho thế giới và đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà sản xuất điện thoại, laptop,… trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, những bước tiến, xu hướng công nghệ chính là “liều thuốc” chạy chữa cho những vết thương kinh tế, chính trị và xã hội của năm vừa qua. Vậy hãy cùng mình điểm lại những xu hướng công nghệ nổi bật nhất của năm 2020 nhé.

Xem thêm: Sau đây là dự đoán 5 xu hướng bán lẻ sẽ phát triển nhất vào năm 2021, khi công nghệ được ứng dụng và đi sâu vào thực tiễn

1. 5G sẽ thay đổi thế giới!

Công nghệ 5G đang được xem là nhân tố thay đổi “cuộc chơi”, tác động sâu rộng tới đời sống kinh tế – xã hội, an ninh – quân sự của các quốc gia trên thế giới.

Đặc điểm nổi bật của công nghệ 5G là năng lực truyền tải dữ liệu mạnh hơn rất nhiều so với các công nghệ 4G và 3G trước đây. Do đó, công nghệ 5G có vai trò nền tảng, mở ra khả năng ứng dụng ở quy mô lớn chưa từng có cho các công nghệ mới, như dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT).

5G sẽ thay đổi thế giới

5G sẽ thay đổi thế giới. Nguồn: Tech Hubs.

Bên cạnh đó, về kinh tế, các công nghệ như: Xe tự hành, nhà máy sản xuất tự động, phẫu thuật từ xa, dịch vụ giải trí thực tế ảo,… dựa trên nền tảng 5G còn tạo ra những ngành kinh tế mới, mang lại lợi nhuận lớn.

Về xã hội, khả năng truyền tải dữ liệu rất lớn của công nghệ 5G cho phép hiện thực hóa ý tưởng về mô hình xã hội thông minh, thành phố thông minh với khả năng kết nối với nhau của các thiết bị điện tử dưới sự quản lý, điều hành tự động của một trung tâm điều phối. 

Về quân sự, công nghệ 5G giúp nâng cao khả năng ra quyết định chiến lược và tác chiến hiệu quả trên thực địa với việc liên thông các kết nối, chia sẻ dữ liệu thời gian thực.

5G được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực

5G được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Nguồn: Gadget Garrio.

Các quốc gia đang không ngừng “chạy đua” để trang bị cơ sở hạ tầng 5G. Theo báo cáo của GSM, Mỹ đang ước tính khoảng đầu tư 275 tỷ USD để triển khai mạng 5G, tạo ra 3 triệu việc làm mới. Trong khi đó, quy mô đầu tư 5G của Trung Quốc được ước tính lên đến 441 tỷ USD. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Nga là những nước cũng đang đầu tư rất nhiều cho xu hướng viễn thông năm 2020 này.

Mới đây, các nhà mạng Việt Nam cũng đã chính thức triển khai mạng 5G. Theo báo cáo “5G tại Đông Nam Á”, nhu cầu vốn đầu tư vào 5G của các nhà mạng tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025 sẽ từ 1.5-2.5 tỉ USD.

Viettel là đơn vị tiên phong cho công nghệ 5G tại Việt Nam

Viettel là đơn vị tiên phong cho công nghệ 5G tại Việt Nam. Nguồn: Viettimes.

Bên cạnh đó, sự phát triển 5G cũng dẫn đến sự đột phá của các hãng smartphone năm 2020. Các dòng điện thoại 5G liên tục xuất hiện trên thị trường suốt một năm vừa qua. Đáng nhắc đến là các thiết bị cao cấp như: Samsung Galaxy Note 20 Ultra 5G, Apple iPhone 12/12 Pro/12 Pro Max, OnePlus 8 Pro 5G, OPPO Find X2/Find X2 Pro,…

Ngoài ra, không chỉ những thiết bị cao cấp mới được hỗ trợ kết nối 5G mà những dòng smartphone phần khúc tầm trung và giá rẻ cũng dần được trang bị công nghệ nói trên. Có thể kể đến như: Samsung Galaxy A71 5G, OnePlus Nord N10 5G, Nokia 8.3 5G hay là Vsmart Aris 5G – một sản phẩm made in Vietnam.

Qua những điều nói trên, mình đánh giá công nghệ 5G thực sự là một bước tiến nhảy vọt của công nghệ thế giới. Có thể năm 2020 chỉ là khởi đầu của mạng 5G vì hiện tại chúng ta đang ở mức đầu tư vào công nghệ này. Do đó, mình tin chắc rằng, khi bước sang năm 2021 và những năm sau nữa thì việc ứng dụng 5G sẽ trở nên toàn cầu hơn, hứa hẹn đem lại một sự đổi mới cho thế giới.

Xem thêm: Đón đầu thời đại mạng di động mới cùng top những smartphone 5G đang được bán chính hãng trên kệ tại Thế Giới Di Động

2. Trí tuệ nhân tạo đã, đang và sẽ là xu hướng công nghệ nổi bật nhất

Hầu như các nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đều công nhận Trí tuệ nhân tạo AI là công nghệ quan trọng, mang tính cốt lõi trong thời đại công nghệ 4.0. Có rất nhiều quốc gia đã “nhanh chân” ứng dụng công nghệ AI trong sản xuất, công việc và đời sống.

Trí tuệ nhân tạo AI đã, đang và sẽ là xu hướng công nghệ nổi bật nhất

Trí tuệ nhân tạo AI đã, đang và sẽ là xu hướng công nghệ nổi bật nhất. Nguồn: Medium.

Đặc biệt trong năm 2020 vừa qua, AI đã trở thành tâm điểm khi thế giới phải đón nhận đợt dịch lớn nhất chưa từng thấy mang tên Covid 19. Nhờ có công nghệ AI mà rất nhiều ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ cho công tác thông tin, báo cáo và phòng ngừa dịch bệnh. Tiêu biểu như ứng dụng Bluezone đã được Chính phủ Việt Nam ra mắt hay đơn cử là web Kompa – thông báo thời gian trực tiếp lượng người nhiễm bệnh, tử vong tại các nước trên thế giới.

Ứng dụng Bluezone là thành quả của trí tuệ nhân tạo

Ứng dụng Bluezone là thành quả của trí tuệ nhân tạo. Nguồn: Bluezone.

Chưa hết, hệ thống trí tuệ nhân tạo AI còn có thể xác định virus corona có trong phổi người. Những kết quả cho thấy, hệ thống này có thể chẩn đoán như một bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là rút ngắn thời gian xét nghiệm, xác định chính xác 90% ca nhiễm Covid thông qua chụp cắt lớp vi tính (computer tomography).

Ngoài ra, AI còn hiện hữu với khả năng nhận diện giọng nói, khuôn mặt và các cử chỉ. Cụ thể, công nghệ nhận diện giọng nói của năm 2020 phát triển vượt bậc với độ chính xác cao, mang đến trải nghiệm cho người dùng tốt hơn. Điển hình là Siri của Apple, Alexa của Amazon và không thể không kể đến “cô nàng” Google Assistant của Google.

Google Assistant đã quá quen thuộc với người dùng thiết bị thông minh

Google Assistant đã quá quen thuộc với người dùng thiết bị thông minh. Nguồn: Softonic.

Việt Nam cũng đã ra mắt nền tảng công nghệ AI xử lý giọng nói tiếng Việt hồi tháng 6 năm nay. Đó là VAIS (nền tảng công nghệ lõi chuyển giọng nói tiếng Việt thành văn bản) và Vbee (nền tảng công nghệ lõi về giọng nói nhân tạo Việt có cảm xúc).

Không biết các bạn nghĩ sao chứ riêng mình thì thật sự thích trí tuệ nhân tạo AI. Bởi công nghệ này đang có sức ảnh hưởng to lớn đến thế giới và đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau. Rất có thể xu hướng công nghệ này sẽ tiếp tục là chủ đề được quan tâm nhất của năm 2021, 2022 và xa hơn thế nữa.

Xem thêm: Cài đặt và trải nghiệm sử dụng Bluezone: Lá chắn phòng thủ COVID-19, hãy cài đặt để bảo vệ mình và cộng đồng

3. Thực tế ảo VR – Thực tế tăng cường AR ngày càng đi vào đời sống

Như đã nói ở trên, năm 2020 là một năm gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid 19. Điều này làm cho kinh tế – xã hội của thế giới rơi vào “khủng hoảng” nghiêm trọng, gây tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành Du lịch. Tuy nhiên, AR (Augmented Reality) và VR (Virtual Reality) chính là ngọn lửa nhỏ “sưởi” Du lịch đỡ “đóng băng” trong năm vừa rồi.

AR và VR đang góp mặt vào nhiều lĩnh vực đời sống

AR và VR đang góp mặt vào nhiều lĩnh vực đời sống. Nguồn: Medium.

Có thể hiểu đơn giản, VR được áp dụng khi bạn để một thiết bị dạng kính lên mắt và trải nghiệm các hình ảnh chân thực sống động. Còn AR có bản chất là hình ảnh trong thực tế có thể nhìn thấy bằng mắt thường dựa vào sự tăng cường và bổ sung các thông tin ảo.

Do đó, rất nhiều nước đã ứng dụng VR và AR vào việc nâng cao trải nghiệm cho khách du lịch, thông qua: chỉ dẫn đường đi khi soi vào sơ đồ chỉ dẫn, hiển thị hướng dẫn trong khu du lịch hay trung tâm thương mại, hiển thị thông tin khi soi vào brand hay biểu tượng hiện vật và nhiều hơn thế nữa.

Công nghệ AR chỉ dẫn đường rất hiện đại và hữu ích

Công nghệ AR chỉ dẫn đường rất hiện đại và hữu ích. Nguồn: 01net.

Bên cạnh đó, với năm 2020 đẩy mạnh các ngành công nghiệp giải trí, VR và AR đang trở thành xu hướng công nghệ tiên phong trong lĩnh vực này. Đáng nhắc đến là các tựa game VR và AR liên tục khuấy động thị trường game thế giới như: Star Wars, Half-Life: Alyx,…

Ngoài ra, năm 2020 cũng đánh dấu cột mốc VR và AR trở thành xu hướng công nghệ được ứng dụng nhiều nhất vào các chiến dịch Marketing. Cụ thể, công nghệ này sẽ cho phép quét nội dung hình ảnh để tạo ra những điểm chạm tương tác giữa nhãn hàng với khách hàng trong hành trình mua hàng. Từ đó tăng thêm thiện cảm và mức độ nhận diện thương hiệu của nhãn hàng.

Nhóm công nghệ này đang được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực Marketing

Nhóm công nghệ này đang được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực Marketing. Nguồn: Blippar.

“Ông lớn” Amazon cũng đưa công nghệ này vào các chiến dịch Marketing của mình khi ra mắt công cụ để người dùng có thể lựa chọn nhiều mặt hàng nội thất khác nhau và đặt chúng vào căn phòng của họ trước khi quyết định mua hàng.

4. An ninh mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, tổ chức

Theo thông tin của Forbes, thiệt hại trung bình của một lần dữ liệu doanh nghiệp bị xâm nhập trái phép có thể lên đến 4 triệu đô la. Chính vì vậy, tăng cường an ninh bảo mật không gian mạng không còn là một lựa chọn, mà là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

Với ước tính hơn 75 tỷ thiết bị di động được sử dụng trên toàn cầu trong năm 2020, các lỗ hổng như phần mềm cũ, thiết bị không bảo mật và tài khoản quản trị viên mặc định có thể tiếp tay cho những kẻ tấn công xâm nhập vào hệ thống. Các nhà cung cấp đã liên kết với nhau để bảo vệ khách hàng và chuỗi cung ứng của họ.

An ninh mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, tổ chức

An ninh mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Nguồn: Sinologic.

Đáng nhắc đến là nền tảng Microsoft Identity bổ sung xác thực đa yếu tố cho 1.4 triệu ứng dụng. Nhiều ứng dụng trong số đó như: ServiceNow, GoogleApps và Salesforce được các doanh nghiệp sử dụng hàng ngày.

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ AI vừa là một phương thức để phát triển an ninh mạng nhưng đồng thời cũng trở thành tác nhân gây khó khăn cho đội ngũ kỹ sư của mảng này. Các thuật toán chuyên sâu đã được các chuyên gia an ninh sử dụng để nhận dạng khuôn mặt, xử lý ngôn ngữ và phát hiện các mối đe dọa.

Tuy nhiên, AI cũng được các tin tặc ứng dụng để phát triển mã độc và các phương thức tấn công tinh vi hơn. Do đó, đi cùng với xu hướng phát triển AI, an ninh mạng cũng trở thành một xu hướng được quan tâm nhất 2020.

An ninh mạng phải đối mặt với một thách mang tên mã độc

An ninh mạng phải đối mặt với một thách mang tên mã độc. Nguồn: Medium.

Theo quan điểm cá nhân, mình thấy an ninh mạng rất hữu ích trong thời đại công nghệ số hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn. Cụ thể, một vụ việc khá hot gần đây là Hiếu PC – hacker “hoàn lương” đã đánh sập 2 trang web giả mạo Vietjet Air và Vietnam Airlines. Qua đó, người sử dụng internet có thể tránh được những thủ thuật lừa đảo trên không gian mạng.

5. Điện toán đám mây trở thành nền tảng chung của mọi ứng dụng

Dịch vụ đám mây đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong vài năm vừa qua và không quá ngạc nhiên khi công nghệ này trở thành một trong những xu hướng chính của 2020.

Về cơ bản, hệ thống điện toán đám mây tạo điều kiện cho bạn truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, chỉ cần bạn có kết nối với mạng Internet. Dịch vụ email, ngân hàng trực tuyến, mua sắm qua mạng hay trò chuyện qua Skype chỉ là một vài trong số những ứng dụng điện toán đám mây miễn phí.

Điện toán đám mây trở thành nền tảng của nhiều ứng dụng

Điện toán đám mây trở thành nền tảng của nhiều ứng dụng. Nguồn: Ewolis.

Dịch vụ đám mây của Google vẫn đang thống trị so với phần còn lại của thế giới. Tiêu biểu là Google Drive – dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí lớn nhất thế giới với dung lượng miễn phí 15 GB/tài khoản. Ngoài ra, Google Photos là dịch vụ giúp bạn lưu trữ những bức ảnh sắc nét, mặc dù tiện ích này sẽ được tính phí vào năm sau nhưng vẫn đáng để trải nghiệm.

Google Drive là dịch vụ đám mây lớn nhất thế giới

Google Drive là dịch vụ đám mây miễn phí lớn nhất thế giới. Nguồn: ITSecurityWire.

Ở lĩnh vực kinh tế, điện toán đám mây cũng hiện hữu khi Serverless Computing là một dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm cốt lõi mà không phải lo lắng về việc quản lý và vận hành máy chủ. Dịch vụ này nói riêng và công nghệ điện toán đám mây nói chung đang dần trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp trong năm 2020. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp không đủ thời gian để xử lý các công việc quản lý cơ sở hạ tầng phức tạp và muốn hướng nguồn lực tới các mục tiêu cao hơn.

Serverless Computing trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp

Serverless Computing trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Nguồn: Codemotion.

Tổng kết

Trên đây là TOP xu hướng công nghệ nổi bật nhất 2020. Có thể thấy, công nghệ chưa có sự chững lại, ngược lại chúng đang phát triển một cách khá nhanh. Vì thế, chúng ta sẽ phải luôn cập nhật liên tục để không để bị bỏ lại phía sau.

AI, 5G là những công nghệ đang rất hot và có thể thay đổi được thế giới trong tương lai. Trong khi VR và AR được xem là công nghệ hiển thị hình ảnh 3D đỉnh nhất tính đến hiện tại. Nhưng mình tin chỉ một vài tháng nữa thôi (bước sang 2021), danh sách này sẽ xuất hiện thêm nhiều xu hướng công nghệ mới và xuất sắc hơn nữa.

Bạn thích nhất xu hướng công nghệ nào? Hãy để lại suy nghĩ của bạn ngay bên dưới nhé.

Xem thêm: Đâu sẽ là xu hướng smartphone 2021? Tập trung vào thiết kế, chú trọng camera hay nâng cấp phần cứng…

Biên tập bởi Vũ Trường An

Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):

Anh
Chị

Bài viết liên quan