Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, xử lý thế nào để không bị ngộ độc?

Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, xử lý thế nào để không bị ngộ độc?

Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để tránh tình trạng bị ngộ độc trong gia đình, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Nhiệt kế thủy ngân là một vật dụng y tế quen thuộc trong gia đình. Tuy nhiên, khi nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân bên trong chảy ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết được mức độ nguy hiểm của thủy ngân cũng như cách xử lý khi nhiệt kế bị vỡ.

1 Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ có nguy hiểm không?

Thủy ngân trong nhiệt kế chiếm một lượng nhỏ, khoảng 0.61 grams (theo EPA), nhưng lại là thủy ngân nguyên chất nên rất độc hại. Thủy ngân thường bay hơi ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C, nếu hít phải khí thủy ngân rất dễ bị ngộ độc.

Nếu bạn lỡ vô tình nuốt phải thủy ngân từ nhiệt kế bị vỡ, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Thủy ngân nguyên chất hấp thu rất kém qua da và đường tiêu hóa(khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh). Chúng sẽ được đào thải hoàn toàn trong vài ngày và không để lại triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc những bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột, thủng ruột,… thủy ngân sẽ hấp thu vào máu và gây ngộ độc cấp tính.

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, sẽ làm thủy ngân bị phát tán ra không khí. Nếu vô tình hít trực tiếp khí thủy ngân sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc. Thủy ngân đi trực tiếp vào phổi, qua màng phế nang vào máu và đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Trong trường hợp nếu tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính và có nguy cơ xảy ra tử vong.

Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

2 Cách xử lý khi nhiệt kế vỡ an toàn

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, thủy ngân bên trong sẽ chảy ra ngoài. Lúc này, thủy ngân sẽ ở dạng lỏng dưới dạng những hạt hình tròn. Để bảo vệ sức khỏe của người thân, bạn nên đưa người thân của mình đến một phòng khác.Sau đó, bạn đeo khẩu trang y tế, mang bao tay cao su và chuẩn bị thu dọn thủy ngân.

Bạn có thể dùng tăm bông hoặc giấy mỏng để gom thủy ngân lại. Bạn nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh phân li những hạt thủy ngân, gây khó khăn cho việc thu dọn. Khi đã gom được các hạt thủy ngân, bạn cho chúng vào lọ thủy tinh và bọc kín. Bạn có thể dùng lòng đỏ trứng gà rải lên những hạt thủy ngân để chúng khó bốc hơi hơn.

Dùng găng tay cao su và mang khẩu trang y tế để gom hạt thủy ngân

Sau khi dọn sạch những hạt thủy ngân, bạn mở tất cả các cửa nhà trong vài giờ để không khí trong nhà thông thoáng. Lọ chứa những hạt thủy ngân nên được bọc kín với nhiều lớp ni lông, bên ngoài có ghi chú rõ ràng trước khi bỏ vào thùng rác phân loại. Bạn không được đổ thủy ngân xuống cống, rãnh điều này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

Nếu trong quá trình thu dọn khiến trang phục bạn dính thủy ngân, bạn nên bỏ bộ trang phục hoặc giặt thật kỹ.

Ngâm quần áo dính thủy ngân trong nước lạnh 30 phút trở lên, sau đó ngâm cùng nước xà phòng với nhiệt độ 70-80 độ C trong 30 phút. Tiếp đến, ngâm tiếp 20 phút trong nước nhiệt độ cao pha hóa chất và xả bằng nước lạnh.

Nếu người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ có dấu hiệu ngộ độc như khó thở, buồn nôn,… bạn nên đưa họ đến trạm y tế gần nhất để được sơ cứu.

Cho thủy ngân vào lọ kín và bọc lại với nhiều lớp nilon

Bách hóa XANH hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn trong trường hợp nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, bạn có thể xử lý chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Có thế bạn quan tâm:

Mua rau, củ, trái cây tươi ngon tại Bách hoá XANH:

Bách hóa XANH