Nhiệt kế hồng ngoại | Microlife, Omron, Beurer | Giá rẻ số 1
Nội Dung Chính
Giới thiệu nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại được viết tắt là IR, là một thiết bị đồng hồ đo nhiệt độ sử dụng để đo nhanh nhiệt độ của bề mặt mà không cần tiếp xúc trực tiếp và có thể đo ở khoảng cách nhất định.
Nhiệt kế hồng ngoại hoạt động bằng cách đo năng lượng của hồng ngoại, khi nhiệt độ càng cao thì năng lượng hồng ngoại phát ra càng nhiều, năng lượng hồng ngoại tỉ lệ thuận với nhiệt độ của bề mặt do đó có thể xác định được nhiệt độ của vật này.
Các loại nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại y tế
Nhiệt kế hồng ngoại y tế được sử dụng trong y tế để đo nhiệt độ của con người.
Nhiệt kế hồng ngoại y tế sử dụng trong y tế yêu cầu có độ đo chính xác cao và phạm vi đo của nhiệt kế hồng ngoại tương đương với phạm vi nhiệt độ của con người.
Nhiệt kế hồng ngoại sử dụng trong y tế thường có phạm vi đo nhiệt độ nằm trong khoảng nhiệt độ từ 32 độ C đến 42,5 độ C. và độ chính xác là +-0,1%.
Việc sử dụng nhiệt kế hồng ngoại trong y tế giúp không phải tiếp xúc trực tiếp với người được đo, bên cạnh đó, thời gian đo của nhiệt kế hồng ngoại cũng rất ngắn, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa người với người.
Nhiệt kế này được đo bằng cách đo trán hoặc đo cổ tay. Tuy nhiên, để đảm bảo chính xác nhất, hãy đo nhiệt độ ở vị trí cổ tay.
Nhiệt kế hồng ngoại công nghiệp
Nhiệt kế hồng ngoại công nghiệp được sử dụng trong công nghiệp giúp kiểm soát nhiệt độ của các thiết bị, máy móc, công trường, trong dịch vụ thực phẩm, hệ thống HVAC…
Nhiệt kế này có các đặc điểm đó là có phạm vi đo rộng, phạm vi đó của nhiệt kế này đó là từ -60 độ C – 500 độ C.
Tuy nhiên, các nhiệt kế hồng ngoại sử dụng trong công nghiệp cũng sẽ có nhược điểm đó là độ chính xác của nó không cao, mức độ chính xác của các nhiệt kế này ở khoảng +-1 đến +-1,5 độ C.
Ưu điểm và nhược điểm của nhiệt kế hồng ngoại
Ưu điểm của nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế này có đặc điểm là cho khả năng đọc kết quả nhanh chóng và chính xác, thời gian đo của chúng rất nhanh, chỉ trong vòng vài giây.
Bên cạnh đó, nhiệt kế này cũng giúp việc đo nhiệt độ tại các vị trí với khoảng cách nhất định, được sử dụng để đo nhiệt độ tại các vị trí khó tiếp cận, quá cao, quá lạnh.
Với các nhiệt kế được sử dụng trong công nghiệp cũng có phạm vi đo rộng.
Nhược điểm của nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế này cũng sẽ có những nhược điểm nhất định, một số nhược điểm của nhiệt kế hồng ngoại cần phải cân nhắc khi lựa chọn đó là:
Nhiệt kế này có đặc điểm là chỉ đo nhiệt độ của bề mặt chứ không đo nhiệt độ bên trong, vì vậy, cần cân nhắc về kết quả đo.
Kết quả đo của nhiệt kế này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bên ngoài như sương mù, khói.
Việc đo nhiệt độ với bề mặt sáng bóng cũng sẽ bị ảnh hưởng tới kết quả đo nhiệt độ. Việc đo nhiệt độ tại các bề mặt sáng bóng cần được khắc phục bằng cách sử dụng băng dính đen nhám dán lên để hạn chế ảnh hưởng.
Ứng dụng của nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại có tính ứng dụng đa dạng, một số ứng dụng cơ bản của nhiệt kế hồng ngoại như sau:
Nhiệt kế hồng ngoại được sử dụng trong nấu ăn và an toàn thực phẩm: Nó là một thiết bị thích hợp sử dụng trong nấu ăn. Tuy nhiên, để sử dụng đo nhiệt độ trong nấu ăn, người ta thường sử dụng các sản phẩm đồng hồ đo nhiệt độ có đầu đo hơn bởi như đã nhắc, nhiệt kế này chỉ đo được nhiệt độ bề mặt chứ không đo được bên trong.
Nhiệt kế hồng ngoại được sử dụng trong y tế: Trong y tế, nhiệt kế này được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể, giúp xác định nhanh chóng, chính xác nhiệt độ cơ thể mà không cần tiếp xúc. Các nhiệt kế hồng ngoại được sử dụng trong y tế được thiết kế riêng biệt. Vì vậy, hãy lưu ý khi lựa chọn nhiệt kế hãy lựa chọn đúng loại nhiệt kế sử dụng.
Nhiệt kế hồng ngoại được ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô: Trong ngành công nghiệp ô tô, nhiệt kế này được sử dụng với mục đích là để chẩn đoán các lỗi kỹ thuật của một số chi tiết và khắc phục sự cố quá nhiệt. Nhiệt kế này thường được sử dụng để kiểm tra các chi tiết như phanh, lốp, bộ tản nhiệt, hệ thống làm mát, hệ thống HVAC, bộ chuyển đổi xúc tác.
Nhiệt kế hồng ngoại được ứng dụng trong ngành công nghiệp HVAC: HVAC là viết tắt của hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí. Nhiệt kế này được sử dụng với mục đích chính là để chẩn đoán các vấn đề trong hệ thống này.
Nhiệt kế hồng ngoại được sử dụng trong sản xuất: Trong các ứng dụng sản xuất, nhiệt kế này được sử dụng để kiểm tra chất lượng của dây chuyền lắp ráp, kiểm tra thiết bị định kỳ, kiểm tra kết nối nguồn điện, kiểm tra cầu chì và bảng mạch.
Một số các yếu tố khiến nhiệt kế hồng ngoại có kết quả sai
Có một số nguyên nhân khiến cho nhiệt kế hồng ngoại cho kết quả không chính xác đó là:
Việc sử dụng nhiệt kế không chính xác, không đúng hướng dẫn, việc đo ở khoảng cách quá xa, hoặc quá gần có thể ảnh hưởng đến kết quả được đo.
Hiệu chỉnh nhiệt kế không chính xác, mỗi loại bề mặt sẽ cần hiệu chỉnh khác nhau.
Ảnh hưởng của môi trường cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo của nhiệt kế, các yếu tố như hơi nước, khói, sương mù, bụi có thể gây sai kết quả đo.
Việc thấu kính của nhiệt kế bị bẩn cũng có thể làm sai kết quả đo.
Sự thay đổi của nhiệt độ môi trường cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả đo của nhiệt kế, gây ra sự thiếu chính xác cho kết quả đo.
Việc đo nhiệt độ qua một bề mặt trong suốt sẽ cho kết quả không chính xác vì vậy không nên đo nhiệt độ qua các bề mặt trong suốt, thủy tinh.
Việc lưu trữ nhiệt kế tại các vị trí có nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn so với nhiệt độ môi trường đang được đo hiện tại cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.Vì vậy, hay để cho nhiệt kế ổn định nhiệt độ ở môi trường được đo trong thời gian nhất định.
Nhiễu tần số vô tuyến RF cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả đo của nhiệt kế.
Lựa chọn nhiệt kế hồng ngoại
Việc lựa chọn nhiệt kế hồng ngoại sử dụng thường dựa vào ba yếu tố chính đó là phạm vi đo, tỷ lệ D: S, độ phát xạ.
Phạm vi đo: Mỗi sản phẩm nhiệt kế hồng ngoại có phạm vi đo riêng biệt. Các sản phẩm nhiệt kế hồng ngoại sử dụng trong y tế thường có phạm vi đo từ 32 độ C – 42 độ C. Các sản phẩm nhiệt kế được sử dụng trong công nghiệp có phạm vi đo từ – 60 độ C – 500 độ C.
Tỷ lệ D: S là tỷ lệ từ khoảng cách đến điểm, tỷ lệ D: S liên quan đến độ tinh vi của hệ thống quang học của thiết bị. Tỷ lệ D: S giúp xác định được phạm vi kích thước mà nhiệt kế sẽ đo được ở trong một khoảng cách nhất định. Ví dụ: Nhiệt kế có tỷ lệ D: S ở mức 1 : 1 có nghĩa là nhiệt kế này sẽ đo được vùng có đường kính 1 inch trong khoảng cách 1 inch.
Độ phát xạ: Độ phát xạ có nghĩa là mức độ hiệu quả của một bề mặt trong việc phát xạ nhiệt. Với mỗi loại bề mặt sẽ có độ phát xạ khác nhau và điều quan trọng ở đây là cài đặt độ phát xạ của nhiệt kế phù hợp với độ phát xạ của bề mặt được đo.
Xem thêm: Đồng hồ đo nhiệt độ nước