Nhiệt điện than – vai trò chủ chủ lực an ninh năng lượng

Nhiệt điện vẫn luôn đi đầu đóng góp 30% tổng nguồn cung năng lượng điện đến năm 2025.

Tổng công suất Nhiệt điện đã lên tới 20.200 MW (Năm 2020). Quảng Ninh là một trong những tỉnh nhận được hỗ trợ từ chính phủ và lợi thế mỏ than của tỉnh mang lại, khiến nơi đây phát triển mạnh mẽ về Năng lượng Nhiệt điện. Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí đợt 1 được xây dựng với công suất 48 MW do Liên Xô giúp đỡ, cung cấp thiết bị và đào tạo cán bộ, công nhân. Sau đó tiếp tục xây đợt 2: 50 MW, đợt 3: 55 MW. Với tổng công suất 153 MW, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí lúc đó là một trong những nhà máy điện chủ lực của miền Bắc

Nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển với nhu cầu sử dụng điện lớn đều có tỷ lệ cao về nhiệt điện than như Nam Phi (93,8%), Ba Lan (86,7%), Hồng Kông (71,2%), Úc (68%), Ấn Độ (67,9%), Israel (59%), Đức (45%), Hàn Quốc (43,2%). Đặc biệt Trung Quốc (79%) với sản lượng nhiệt điên than tới 4.600 tỷ kWh

Hiện nay nguồn thủy điện ở Việt Nam đã cơ bản khai thác hết, nhiệt điện khí có chi phí đắt, năng lượng tái tạo đang ở giai đoạn bắt đầu, vì thế nhiệt điện than vẫn là xu hướng tất yếu để đảm bảo an ninh năng lượng.

Nhiệt điện than – vai trò chủ chủ lực an ninh năng lượng - Ảnh 1.

Thủy điện thiếu sự ổn định – Ảnh: Thủy điện Sơn La

Mặc dù nguồn thủy điện có ưu thế đặc biệt là giá thành rẻ, song nhược điểm là phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn. Do đó, trong quá trình phát triển hệ thống nguồn, đồng thời với việc tận dụng ưu thế nguồn năng lượng giá rẻ của thủy điện, việc chú trọng phát triển các nguồn nhiệt điện đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển phụ tải là rất quan trọng để có sự điều tiết hoạt động hợp lý giữa thủy điện và nhiệt điện

Để đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, việc phát triển và vận hành các nhà máy nhiệt điện than vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề trọng tâm khi phát triển nhiệt điện than là đảm bảo nguồn nhiên liệu cho phát điện trong bối cảnh Việt Nam đang phải nhập khẩu nguyên liệu sơ cấp.

Bên cạnh đó, cần nâng cao độ tin cậy, nâng cao hiệu quả vận hành các tổ máy phát điện, đặc biệt là phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Đối với tro, xỉ của các nhà máy, cần có cơ chế đẩy mạnh bao tiêu, sử dụng làm nguồn nhiên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng.

Việt Nam hiện nay có 77 Nhà máy Nhiệt điện. Với tổng công suất 153 MW, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí lúc đó là một trong những nhà máy điện chủ lực của miền Bắc. Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình công suất 100 MW do Trung Quốc giúp đỡ cũng được đưa vào vận hành từ năm 1974.

Cùng với sự phát triển mạnh công suất nguồn nhiệt điện, quy mô, công nghệ các nhà máy nhiệt điện cũng ngày càng cao và hiện đại. Bên cạnh các nhà máy nhiệt điện lò hơi với công nghệ đốt than phun công suất lớn, kết hợp công nghệ xử lý môi trường hiện đại, đáp ứng các quy định theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Năm 2015, EVN sẽ đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 (công suất 1.080 MW) với công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn.

Nhiệt điện than – vai trò chủ chủ lực an ninh năng lượng - Ảnh 2.

Góc nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) đóng góp lớn vào kinh tế phía Đông Bắc Bộ. – Ảnh: Hồ Thu

Các dự án Nhà máy điện của Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP – giao dịch trên sàn Upcom) thuộc sở hữu của EVN: Nhà máy Nhiện điện Quảng Ninh 1 và Quảnh Ninh 2 lần lượt đi vào hoạt động năm 2009 và 2013 có tổng công suất 1.200 MW đi vào hoạt động, sản lượng là 7,2 tỷ kWh/năm. Nhiệt điện Quảng Ninh có ý nghĩa tăng cường độ tin cậy cấp điện cho khu vực tam giác kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh.

Những con số trên đã chứng minh cho vai trò đặc biệt quan trọng của nhiệt điện đối với hệ thống điện quốc gia.