Nhân viên nấu bếp ăn có được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm?

Nhân viên nấu bếp ăn tập thể có được phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm? Mức phụ cấp độ hại, nặng nhọc, nguy hiểm.

Hiện nay, Việc người lao động vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống mưu sinh của bản thân và gia đình mà chấp nhận làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là rất nhiều. Vậy khi người lao động làm việc trong môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì có được pháp luật quy định về phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc về nội dung phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật? và trả lời câu hỏi của quý bạn đọc.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Tóm tắt câu hỏi:

Nhân viên nấu Bếp ăn tập thể tại Nhà Máy, tự đi chợ mua thực phẩm, thu dọn vệ sinh cho từ 40 đến 50 suất ăn/ngày có được hưởng phụ cấp không?

Cơ sở pháp lý:

-Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

-Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành quy định mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

1. Quy định về phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là chế độ phụ cấp thâm niên cho người lao động khi làm việc trong môi trường có điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo như quy định của pháp luật thì được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới bốn giờ trong ngày được tính bằng nửa ngày làm việc, làm việc từ bốn giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.

Hiện nay, chưa có văn bản nào đưa ra quy định chi tiết phụ cấp độc hại là gì, mà thực tế thường được hiểu và áp dụng đối với những người lao động làm công việc hoặc làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, đặc biệt nguy hiểm, độc hại. Đây là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là suy giảm khả năng lao động. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì chỉ có những người lao động làm công việc thường xuyên trong các ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mới được pháp luật quy định là các đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.

Do vậy, căn cứ vào hợp đồng lao động từng vị trí làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để áp dụng chế độ phụ cấp cho đúng từng vị trí người lao động có công việc tiếp xúc thường xuyên nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của điều kiện làm việc. Nếu người không thuộc trường hợp được phụ cấp mà công ty vẫn phụ cấp thì số tiền này sẽ không được khấu trừ. Nếu Công ty không áp dụng đúng quy định của pháp luật về phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với người lao đông, người được hưởng phụ cấp mà không cho hưởng thì vi phạm pháp luật về pháp luật lao động.

Tùy từng điều kiện làm việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì đơn vị sử dụng lao động sẽ tiến hành rà soát, phân loại điều kiện lao động để xác định mức phụ cấp cho người lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10% mức lương cơ bản; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 7% và cao nhất bằng 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Về cách xác định công việc nào là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, căn cứ vào quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Quy định về mức phụ cấp và cách tính trả phụ cấp:

Theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành quy định mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp độc hại nguy hiểm thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:

Mức 1 với hệ số 0,1 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 29.000 đồng;

Mức 2 với hệ số 0,2 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 58.000 đồng;

Mức 3 với hệ số 0,3 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 87.000 đồng;

Mức 4 với hệ số 0,4 có mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 là 116.000 đồng;

Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

-Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm như:

Cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm,

Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

Cán bộ, công chức, viên chức làm những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

-Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định như tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm, làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh, những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép, làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

– Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định như tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm, làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh, những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép, làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

– Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định như tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm, làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh, những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép, làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:

– Cách tính trả phụ cấp độc hại nguy hiểm được tính như sau:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành thì được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới bốn giờ trong ngày thì được tính bằng nửa ngày làm việc, nếu làm việc từ bốn giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

– Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với:

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;

Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan và đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

3. Nhân viên nấu bếp ăn tập thể có được phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

 Bảng 31 Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“31. Du lịch

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Nấu ăn trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể có từ 100 suất ăn trở lên

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên chịu tác động của nóng.

2

Sơ chế thực phẩm phục vụ chế biến các món ăn từ 100 suất ăn trở lên trong nhà hàng, khách sạn

Lao động thủ công nặng nhọc, đứng, cúi khom, di chuyển ngắn liên tục trong ca; tiếp xúc với nóng, ẩm ướt, khí CO2 từ chất đốt.

3

Rửa bát đũa và đồ dùng ăn uống trong các nhà hàng, khách sạn.

Công việc nặng nhọc, khẩn chương, liên tục; đứng, cúi suốt ca; chịu ảnh hưởng của nóng, ẩm ướt và hoá chất tẩy rửa.

4

Bảo quản, cấp phát, vận chuyển thực phẩm trong kho lạnh.

Chịu tác động nóng, lạnh (dưới 0 độ C) đột ngột; vận chuyển thực phẩm nhiều lần trong ca làm việc.

5

Vệ sinh nhà bếp, cống rãnh khách sạn.

Công việc nặng nhọc, không cố định; tiếp xúc bụi bẩn, ẩm ướt, khí CO2 và nấm mốc vi sinh.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi ở trên của bạn thì theo quy định trên, đối với nhân viên nấu Bếp ăn tập thể tại Nhà Máy, tự đi chợ mua thực phẩm, thu dọn vệ sinh cho từ 40 đến 50 suất ăn/ngày không được hưởng phụ cấp theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH. Để được nhận phụ cấp nguy hiểm độc hại thì đối với nhân viên nấu ăn trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể có từ 100 suất ăn trở lên làm việc trong điều kiện lao động của công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên chịu tác động của nóng.

Đối với nhân viên rửa bát đũa và đồ dùng ăn uống trong các nhà hàng, khách sạn theo quy định trên thì sẽ được hưởng chế độ theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.