Nhân viên Marketing là gì? Mô tả công việc nhân viên Marketing
Marketing là một công việc vô cùng quan trọng đối với các công ty/doanh nghiệp. Vậy Marketing Executive là gì? Họ phải làm những việc như thế nào? Cần có những yêu cầu gì đối với một nhân viên Marketing? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chúng qua bài viết dưới đây.
Nhân viên Marketing là gì?
Nhân viên Marketing hay Marketing Executive là người sẽ thực hiện các kế hoạch do Giám đốc Marketing và Trưởng phòng Marketing đề ra, nhằm mục đích đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra đều đặn và suôn sẻ. Marketer là người quản lý những ý tưởng, chiến lược nhằm quảng bá dịch vụ, sản phẩm, hình ảnh hay thương hiệu của công ty hoặc doanh nghiệp.
Marketer thường làm những công việc gì?
Marketing hiện đang là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất bởi, để doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ thì phần lớn sẽ dựa vào hiệu quả của chiến dịch Marketing.
Công việc của một nhân viên Marketing được chia làm rất nhiều mảng khác nhau, từng mảng sẽ có nhiệm vụ riêng. Cụ thể là:
Nội Dung Chính
Chuyên viên chiến lược
Chuyên viên chiến lược Marketing là người chịu trách nhiệm trong việc hoạch định phát triển sản phẩm và xây dựng hình ảnh của công ty. Đây là vị trí vô cùng hấp dẫn giúp cho các bạn sinh viên mới ra trường có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc. Chi tiết công việc của chuyên viên chiến lược Marketing bao gồm:
-
Nghiên cứu và khảo sát thị trường để tìm ra thói quen, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, để từ đó đưa ra kế hoạch triển khai hoạt động Marketing phù hợp.
-
Phối hợp với phòng kinh doanh, xây dựng các ý tưởng, chính sách bán hàng hợp lý để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
-
Nghiên cứu, phân tích các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và so sánh với các sản phẩm công ty mình để xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả.
-
Lên ý tưởng triển khai và thực hiện các chương trình giảm giá, quảng cáo, hội chợ, sự kiện, tri ân khách hàng,… nhằm mục đích nâng cao hình ảnh cũng như thương hiệu.
-
Xử lý khủng hoảng truyền thông, các lỗi gặp phải trong quá trình triển khai chiến dịch Marketing.
Chuyên viên Marketing
Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí chuyên viên Marketing thì bạn cần nắm rõ được các mô tả chi tiết công việc để có được định hướng phát triển đúng đắn. Thông thường, chuyên viên quảng cáo Marketing sẽ thực hiện các nhiệm vụ như:
-
Hoạt động đội nhóm, đóng góp ý kiến xây dựng ý tưởng để tạo nên một chiến dịch quảng cáo hiệu quả
-
Liên hệ các bên cung cấp triển khai và lên chiến dịch quảng cáo
-
Lập kế hoạch và triển khai để tiếp cận khách hàng bằng hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội như Zalo, Facebook, Google, Youtube,…
-
Quản lý, vận hành và tối ưu các chiến dịch quảng cáo. Tổ chức đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch Marketing để có phương án điều chỉnh và triển khai các hoạt động truyền thông quảng cáo sắp tới.
-
Nhận kế hoạch Marketing từ cấp trên sau đó triển khai, theo dõi và báo cáo kết quả chiến dịch quảng cáo lại cho cấp trên.
Chuyên viên sáng tạo nội dung
Chuyên viên sáng tạo nội dung là những người xây dựng các ý tưởng quảng cáo, truyền thông sản phẩm và thương hiệu. Cụ thể công việc của chuyên viên sáng tạo nội dung là:
-
Xây dựng ý tưởng cho hoạt động quảng cáo và truyền thông
-
Sáng tạo nội dung cho website, mạng xã hội, sự kiện, diễn đàn, blog ,…
-
Xây dựng tài liệu Marketing như: vật phẩm quảng cáo, video, catalogue,…
-
Phối hợp với nhân viên trong phòng Marketing để thực hiện kế hoạch, chương trình Marketing, chăm sóc khách hàng, truyền thông thông điệp,…
KPI dành cho một
Marketing Executive
Đây là chỉ số dùng để đo lường và đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên, nhân viên Marketing cũng sẽ có mức KPI cho riêng mình để biết được công việc mình đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm. KPI dành cho nhân viên Marketing được xây dựng như sau:
KPI dựa trên mức độ hiệu quả của Marketing
Cách tính: Tổng số khách hàng phản hồi/ tổng số khách hàng tiếp cận
Ý nghĩa: Đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch Marketing trực tiếp
KPI dựa trên tỷ lệ khách hàng không mua sản phẩm hoặc dịch vụ lần 2
Cách tính: Tổng số khách hàng mua hàng không quay trở lại/ tổng số khách hàng đã mua hàng
Ý nghĩa: Đo lường hiệu quả chương trình quảng cáo, dịch vụ khi bán hàng. Đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và khâu chăm sóc khách hàng sau khi bán.
KPI dựa trên mức độ nhận diện thương hiệu
Cách tính: Số khách hàng biết đến sản phẩm và doanh nghiệp/ tổng số khách hàng tiếp cận được
Ý nghĩa: Đo lường hiệu quả của chương trình quảng cáo và các chương trình tiếp cận thương hiệu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, KPI dành cho Marketing Executive còn có thể dựa vào các chỉ số như KPI để đánh giá hiệu quả chương trình khuyến mãi và KPI đánh giá hiệu quả nhân viên Marketing,…
Đối với nhân viên Marketing cần những yêu cầu gì?
Để có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing thì các ứng cử viên cần đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng như sau:
Các kỹ năng cần có của nhân viên Marketing
- Kiến thức cơ bản về Marketing: Bằng cử nhân chuyên
ngành Marketing
, truyền thông hoặc các ngành liên quanBằng cử nhân chuyên, truyền thông hoặc các ngành liên quan
-
Kỹ năng giao tiếp, viết lách và thuyết trình: Đây là những kỹ năng cần thiết nhất để phục vụ cho công việc của mỗi chuyên viên Marketing
-
Khả năng làm việc đội nhóm: Công việc Marketing khá nhiều công việc nhỏ lẻ, mỗi công việc đều có liên quan mật thiết đến nhau. Muốn làm tốt công việc Marketing thì bạn cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm.
-
Kỹ năng phân tích và báo cáo: Với mỗi một chiến dịch Marketing đều cần được phân tích chân dung khách hàng và hiệu quả khi hoạt động.
-
Kỹ năng tư duy sáng tạo: Cải tiến quy trình đổi mới trong công việc sẽ giúp bạn đạt được nhiều thành công hơn trong ngành nghề này.
Nhân viên Marketing có thu nhập như thế nào?
Mức lương của một nhân viên Marketing mới ra trường thường sẽ giao động trong khoảng 5 -7 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, mức lương có thể sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Sau 1 năm kinh nghiệm mức lương có thể lên tới 8,5 – 10 triệu/ tháng. Theo khảo sát thì mức lương cao nhất mà các chuyên viên Marketing có thể nhận được rơi vào khoảng trên dưới 30 triệu đồng/ tháng.
Ngoài ra, thu nhập của Marketing Executive sẽ không bị giới hạn bởi mức lương. Bằng những kiến thức, kỹ năng có sẵn bạn có thể nhận thêm các dự án ngoài giờ như chạy quảng cáo Facebook, viết content, thiết kế,…
Hiện nay, sự phát triển của phương tiện truyền thông điện tử đã tạo nên nhiều cơ hội việc làm cho những bạn theo đuổi nghề Marketing. Những ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm luôn được các công ty thông báo tuyển dụng nhân viên Marketing săn đón. Con đường thẳng tiến với vô số vị trí hấp dẫn trong các doanh nghiệp.
Một số câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn làm nhân viên Marketing
Để trở thành một ứng viên đầy triển vọng trong mắt người tuyển dụng bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước khi đi phỏng vấn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn ứng tuyển vị trí nhân viên Marketing.
Mục đích của việc phỏng vấn là để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được các thông tin và mối quan tâm của bạn với vị trí ứng tuyển.
Câu hỏi thường gặp:
-
Giới thiệu sơ qua về bản thân, các thành tự hoặc điểm mạnh của bạn
-
Bạn biết thông tin tuyển dụng từ đâu?
-
Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Marketing Executive tại công ty của chúng tôi?
-
Định hướng cũng như mục tiêu của bạn khi trở thành nhân viên Marketing là gì?
Câu hỏi về kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên sẽ giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, khả năng xử lý công việc và liệu rằng bạn có thật sự phù hợp với vị trí đó không?
-
Bạn hiểu gì về Marketing? Có những hình thức Marketing nào?
-
Theo bạn, để có thể làm một nhân viên Marketing cần có những kỹ năng gì?
-
Bạn biết sử dụng những phương tiện và công cụ nào?
-
Bạn đã biết những gì về thị trường mục tiêu của công ty chúng tôi?
-
Chúng tôi đang kinh doanh sản phẩm A với giá là X đồng. hãy vẽ chân dung khách hàng mà sản phẩm A đang hướng đến.
-
Khi khủng hoảng truyền thông xảy ra ảnh hưởng gì tới thương hiệu của công ty? Bạn sẽ xử lý nó như thế nào?
-
Bạn mong muốn mức thu nhập là bao nhiêu ở vị trí ứng tuyển này?
-
Bạn có câu hỏi gì về công việc hay không?
Học gì để trở thành nhân viên Marketing?
Nhu cầu nhân lực làm Marketing ở các doanh nghiệp chưa hề giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Do vậy, Marketing đang là một trong những ngành hot nhất và thu hút rất nhiều bạn trẻ. Đối với các vị trí nhân viên Marketing đòi hỏi ứng viên phải tốt nghiệp ngành Marketing hoặc các chuyên ngành có liên quan. Cụ thể là những khối ngành đào tạo mà bạn có thể định hướng trở thành nhân viên Marketing như:
Ngành Marketing: hiện đang có rất nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo. Khối ngành này được chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ như: Marketing thương mại, quản trị thương hiệu, truyền thông Marketing,… Mỗi chuyên ngành đều sẽ đi sâu vào từng khía cạnh khác nhau của Marketing nhưng các sinh viên đều sẽ được cung cấp các kiến thức chung như nghiên cứu thị trường, xây dựng và kết nối với khách hàng hay cũng có thể là tổ chức sự kiện,…
Ngành quản trị kinh doanh: Đây là ngày có liên quan mật thiết đến Marketing. Trong quá trình đào tạo quản trị kinh doanh bạn sẽ được học những kiến thức về Marketing. Vậy nên sau này bạn cũng có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing.
Ngành truyền thông: Sau khi được đào tạo bán sẽ biết cách để truyền tải thông điệp và nội dung đến với từng đối tượng khách hàng. Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết và quan trọng đối với người làm Marketing.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vị trí việc làm và nhiệm vụ của nhân viên Marketing bên cạnh đó cũng giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về ngành này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan đến đến Marketing thì có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay hôm nay nhé!