Nhân biết và phân loại Cây Hoàng đằng tại Việt Nam | Y Dược Học Việt Nam

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY HOÀNG ĐẰNG TẠI QUẢNG NINH

Tác giả: Phạm Hữu Hạnh, Hà Văn NămTrung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sảnViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Kết luận

– Hoàng đằng là loài cây có thể nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom. Sửdụng hai chất điều hoà sinh trưởng là IBA và IAA với nồng độ 1.500ppm đã cho tỷ lệ ra rễ, số rễmột hom và chiều dài rễ đạt cao nhất trong phạm vi thí nghiệm này, tỷ lệ ra rễ đạt các giá trịtương ứng với 2 loại thuốc là 57,8% và 58,9%, số rễ một hom đạt 6,3 và 6,1, chiều dài rễ đạt3,6cm và 3,8cm. Thấp nhất là công thức đối chứng (không sử dụng chất điều hoà sinh trưởng)với tỷ lệ ra rễ đạt 33,3%, số rễ trung bình đạt 4,2 và chiều dài rễ đạt 3,1cm.

– Cây con Hoàng đằng được nhân giống bằng phương pháp giâm hom sử dụng IBA vàIAA nồng độ 1.500ppm, sau 12 tháng đạt tỷ lệ sống 87,5%, sinh trưởng đường kính gốc ≥0,5cmvà chiều cao ≥ 35 cm có thể xuất vườn đem trồng.

– Nhân giống hữu tính Hoàng đằng cho tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt mức cao ở 2 phươngpháp xử lý hạt là ngâm hạt trong nước ấm 400C trong 10 giờ và và gieo hạt ngay trên cát ẩm(82,2%), thấp nhất là phương pháp ngâm hạt trong nước lã 10 giờ (78,9%).

Tồn tại và kiến nghị

Do thời gian ngắn nên kết quả nghiên cứu phần nào bị giới hạn, chưa nghiên cứu đượcảnh hưởng của mùa vụ giâm hom đến tỷ lệ ra rễ của hom, nhân giống vô tính mới chỉ giới hạnthí nghiệm ở 2 loại chất điều hoà sinh trưởng IBA và IAA với 3 loại nồng độ 500ppm, 1.000ppmvà 1.500ppm mà chưa mở rộng thí nghiệm với các loại nồng độ khác, chưa nghiên cứu các biệnpháp nhân giống vô tính khác như nuôi cấy mô, chưa xác định được tiêu chuẩn cây con xuấtvườn. Nghiên cứu sinh trưởng cây hom mới chỉ giới hạn trong giai đoạn vườn ươm, chưa cónghiên cứu đánh giá ở giai đoạn rừng trồng.

Đề nghị cần có các nghiên cứu mở rộng về nhân giống cho cây Hoàng đằng, thử nghiệmthêm các loại chất điều hoà sinh trưởng và nồng độ trong giâm hom, nghiên cứu ảnh hưởng mùavụ giâm hom đến tỷ lệ ra rễ của hom, nghiên cứu thêm các biện pháp nhân giống vô tính khác,nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển cây Hoàng đằng trong giai đoạn rừng trồng.