Nhân Viên ISO Là Làm Gì? – Cơ Hội Nghề Nghiệp Không Thể Bỏ Lỡ
Kinh tế đổi mới, các doanh nghiệp sản xuất cũng đã bắt đầu ứng dụng tiêu chuẩn ISO vào quy trình làm việc, sản xuất của mình nhằm mang đến những sản phẩm đạt chất lượng theo đúng quy chuẩn Quốc tế.
Vì vậy, doanh nghiệp bắt buộc cần đến đội ngũ nhân viên quản lý vận hành để quy trình đạt hiệu quả nhất. Hãy cùng Glints tìm hiểu rõ hơn công việc quản lý chất lượng của nhân viên ISO là làm gì ở bài viết này nhé.
Nhân viên ISO là gì?
Nhân viên ISO là người nắm và hiểu rõ tiêu chuẩn ISO, từ đó xây dựng nên bộ quy chuẩn cho sản phẩm, tương ứng với ngành hàng của công ty, doanh nghiệp sản xuất mà họ đang làm việc.
ISO là Tổ Chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế – International Organization for Standardization – đơn vị thành lập nên chứng chỉ ISO. Đây là bộ chứng chỉ liên quan đến chất lượng sản phẩm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, v.v., được quốc tế công nhận.
Dựa trên giá trị thống nhất và được áp dụng hầu hết ở các quốc gia trên thế giới của ISO. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng hệ thống này vào quá trình sản xuất.
Lấy tiêu chuẩn quốc tế để thể hiện hàng hoá của doanh nghiệp/công ty sản xuất đảm bảo đầy đủ chất lượng. Tăng sức cạnh tranh trong thị trường trong nước và xa hơn nữa là mục tiêu được xuất khẩu sản phẩm ra thế giới.
Tìm hiểu công việc của một nhân viên ISO là gì?
Những công việc cụ thể của nhân viên ISO là làm gì?
Môi trường làm việc của nhân viên ISO thường làm việc tại văn phòng hoặc xưởng, nhà máy sản xuất, v.v.
Tuỳ theo ngành hàng kinh doanh và những tiêu chuẩn ISO doanh nghiệp áp dụng mà nhân viên ISO triển khai các công việc liên quan. Tham khảo một số công việc cụ thể bạn sẽ làm như:
- Đề xuất xây dựng hệ thống và quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo chuẩn ISO (bao gồm giai đoạn nguyên vật liệu, sản xuất và nghiệm thu).
- Thiết lập tài liệu ISO từ đó xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Lên kế hoạch triển khai quy trình quản lý chất lượng chi tiết đến các bộ phần liên quan.
- Tại nhà máy, theo dõi và giám sát quy trình sản xuất, báo cáo kiểm định chất lượng, phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình đánh giá sản phẩm.
- Hỗ trợ các phòng bạn chỉnh sửa tài liệu ISO khi cần thiết, đảm bảo công việc đúng tiến độ và đạt yêu cầu chất lượng.
- Duy trì cải tiến hệ thống quản lý, quy trình và quy chế chất lượng phù hợp với tình hình thực tế của nhà máy/ doanh nghiệp.
- Thực hiện các báo cáo đánh giá quá trình thực hiện quản lý chất lượng (báo cáo tuần, tháng, năm) theo yêu cầu của quản lý, ban giám đốc.
Vì sao nhận định nhân viên ISO là nghề nghiệp tiềm năng cao?
Nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được tối ưu nhất, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên phụ trách công việc này.
Do đó, nhân viên ISO có vai trò quan trọng và không thể thiếu, họ giúp doanh nghiệp có thể vận hành hệ thống quản lý được suôn sẻ hơn, chất lượng sản phẩm cũng sẽ đạt tiêu chuẩn tốt hơn.
Công việc cụ thể của một chuyên viên ISO sẽ gồm:
- Chịu trách nhiệm chính trong thực hiện kế hoạch và đảm bảo tiến độ, chất lượng.
- Đảm bảo áp dụng đầy đủ các yêu cầu, đúng chất lượng theo như bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO đề ra của doanh nghiệp.
- Theo dõi quá trình làm việc của công nhân tại nhà máy, giám sát hoạt động của máy móc, trang thiết bị nhằm xử lý hoặc đề xuất cải thiện với cấp trên khi cần thiết.
- Báo cáo định kỳ kết quả cho ban Giám đốc, hoặc ban chỉ đạo chất lượng (nếu có).
Trong xu hướng hội nhập kinh tế vẫn đang phát triển, đánh giá chất lượng lại là một quy trình đòi hỏi các doanh nghiệp phải sở hữu nguồn nhân lực có chuyên môn và dồi dào.
Nhờ đó, chuyên viên ISO vẫn là một công việc có triển vọng trong thị trường lao động hiện nay mà bạn nên tìm hiểu.
Nhân viên ISO chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn
Con đường nghề nghiệp của nhân viên ISO
Lương và chế độ
Tính đến thời điểm này, nhân viên ISO là công việc hấp dẫn nằm trong top những ngành nghề thu hút nhiều ứng viên nhất. Mức lương cơ bản dao động từ 9.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ/tháng (chưa bao gồm các phúc lợi làm việc khác).
Nếu bạn làm tại các công ty quốc tế, có sử dụng ngoại ngữ khác một cách thành thạo (Tiếng Anh, Nhật, Hàn, v.v), kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên hoặc thi đậu chứng chỉ chuyên viên ISO thì mức lương có thể nhận được là từ 20.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ/tháng.
Con đường nghề nghiệp
Được đánh giá là vị trí quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp, cùng mức lương hấp dẫn. Nhờ đó, công việc này trở thành một “vùng đất màu mỡ” để bạn có thể khám phá và phát triển.
Song song với đó, công việc này đòi hỏi ở bạn phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, vì thế bạn cần chuẩn bị trước khi ứng tuyển nhé!
Làm thế nào để trở thành nhân viên ISO?
Kiến thức và kỹ năng cần có để trở thành nhân viên ISO là gì?
Kiến thức và kỹ năng là 2 yếu tố then chốt giúp bạn dễ dàng có được công việc. Hãy chú ý và nắm bắt những thông tin liên quan để bạn có thể hiểu rõ hơn vị trí nhân viên ISO cần những gì.
Kiến thức và trình độ chuyên môn
Đặc thù của công việc này luôn yêu cầu nhân viên ISO phải có đầy đủ kiến thức và trình độ chuyên môn nhất định.
Bạn có thể bắt đầu từ việc trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn sâu về ISO, am hiểu và nắm vững các quy trình sản xuất, kiểm định chất lượng.
Bổ sung thêm cho bản thân những bằng cấp liên quan đến chuyên ngành ISO. Có thể kể đến như quản trị chất lượng, các lớp đào tạo nhân viên ISO chuyên nghiệp, các cuộc thi cấp chứng chỉ dành riêng cho chuyên viên ISO.
Kỹ năng cần trau dồi
Chuẩn bị mỗi kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ. Để tạo “bước đệm” mang lại hiệu quả cho công việc, ngay bây giờ bạn hãy trao dồi thêm những kỹ năng mềm cũng là điều cần thiết.
Bạn có thể bắt đầu tích lũy cho mình những kỹ năng như:
Bên cạnh kỹ năng đã nhắc đến, nhân viên ISO còn cần rèn luyện được khả năng đánh giá chất lượng sản phẩm chính xác, quan sát theo dõi cẩn thận.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, Glints đã giúp bạn trả lời được câu hỏi nhân viên ISO là làm gì. Chúc các bạn sớm chọn được công việc phù hợp với mình nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả