Nhà nhà dựng cây nêu, lung linh sắc màu Tết

ANH ĐỨC

  –  

Thứ ba, 29/01/2019 07:00 (GMT+7)

Từ lâu, cứ mỗi dịp Tết đến, người Việt Nam thường dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo và mang lại may mắn cho năm mới.

Nhà nhà dựng cây nêu, lung linh sắc màu Tết
Khi màn đêm buông xuống, không khí Tết đã lan tỏa khắp các làng quê bởi hệ thống ánh sáng từ những cây nêu

Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, cây nêu còn mang triết lý âm dương, bao hàm sự thống nhất và tác động qua lại giữa âm và dương hay sự liên kết giữa động và tĩnh, được biết qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất).

Vật dụng làm cây nêu thường là cây tre, cây trúc, bương, lồ ô dài khoảng 5 – 6 mét, chặt sạch lá chỉ để lại trên ngọn nhánh lá.

Những thân tre dài, thẳng được người dân chọn làm để dựng nêuNhững thân tre dài, thẳng được người dân chọn làm để dựng nêu

Theo phong tục dân gian Việt Nam, cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng chạp – ngày Táo quân lên chầu trời.

Tùy theo từng địa phương, nhưng hiện nay trên cây nêu đều có gắn lá cờ tổ quốc, cùng hệ thống đèn lét, bóng nháy…

Công tác chuẩn bị để trang trí cho cây nêu Công tác chuẩn bị để trang trí cho cây nêu Công tác chuẩn bị để trang trí cho cây nêu

Sau khi trang trí xong, người dân tiến hành dựng cây nêu vào trước cửa nhà mình, họ thường chọn vị trí trung tâm để khi có ánh nắng mặt trời bóng của cây nêu có thể bao quát, tỏa khắp cả vườn nhà, ông Trần Văn Lý một người dân ở Hà Tĩnh cho biết, ông năm nay đã trên 70 tuổi, việc dựng nêu vào ngày 23 tháng chạp (23.12 âm lịch) là theo phong tục xưa.

Nhiều người dân cho biết, việc dựng cây nêu đã trở thành thói quen, thể hiện nét văn hóa để tiễn ông công, ông táo về trời, cầu mong một năm mới an lành, may mắn, hạnh phúc, là dịp để cộng đồng cư dân được gắn kết với nhau.

Ở Hà Tĩnh người dân các địa phương như Can Lộc, Cẩm Xuyên, Hương Sơn, Lộc Hà… nhà những địa phương được người dân dựng cây nêu nhiều nhất, hầu như nhà nào cũng có 1 cây nêu trước nhà.

Các hộ cùng giúp nhau dựng nêu, người thì chặt tre, chọn cây đùng đỉnh có lá đẹp, người thì mua đèn nháy, treo cơ đảng, cờ tổ quốc, lồng đèn, làm cho cây nêu càng trở nên lộng lẫy và ý nghĩa, nhất là khi màn đêm buông xuống, hình ảnh lung linh từ ánh đèn tỏa ra từ mỗi cây nêu đã tạo nên bầu không khí tết mỗi vùng quê.

Nhờ ánh sáng phát ra từ hệ thống đèn lét của cây nêu mà không khí tết đã tràn ngập các lành quêNhờ ánh sáng phát ra từ hệ thống đèn lét của cây nêu mà không khí tết đã tràn ngập các lành quê

Khởi nguyên cây nêu được dựng với ý nghĩa trừ ma quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, trừ những điều xấu xa của năm cũ. Nhưng theo thời gian cùng với sự phong phú của các đồ lễ treo trên ngọn cây, cây nêu là cầu nối giữa vũ trụ với đất trời.

Chùm ảnh người dân Hà Tĩnh dựng nêu:

Để dựng được cây nêu, thường phải huy động nhiều người cùng chung sức, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởiĐể dựng được cây nêu, thường phải huy động nhiều người cùng chung sức, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởiĐể dựng được cây nêu, thường phải huy động nhiều người cùng chung sức, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, thắt chặt tình làng nghĩa xómTrang trí hệ thống bóng nháy, đèn lét và không quên gắn cờ tổ quốc vào cây nêuTrang trí hệ thống bóng nháy, đèn lét và không quên gắn cờ tổ quốc vào cây nêuTrang trí hệ thống bóng nháy, đèn lét và không quên gắn cờ tổ quốc vào cây nêuVị trí dựng cây nêu được lựa chọn là trung tâm của khu vườn, và cây nêu càng cao càng thể hiện sự tốt lànhVị trí dựng cây nêu được lựa chọn là trung tâm của khu vườn, và cây nêu càng cao càng thể hiện sự tốt lànhVị trí dựng cây nêu được lựa chọn là trung tâm của khu vườn, và cây nêu càng cao càng thể hiện sự tốt lànhKhung cảnh về đêm thực sự lung linh từ ánh đèn tỏa ra của mỗi cây nêuKhung cảnh về đêm thực sự lung linh từ ánh đèn tỏa ra của mỗi cây nêuKhung cảnh về đêm thực sự lung linh từ ánh đèn tỏa ra của mỗi cây nêuKhung cảnh về đêm thực sự lung linh từ ánh đèn tỏa ra của mỗi cây nêu