Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn đã nói: Tri thức là sức mạnh. Thông điệp này gợi những suy nghĩ gì cho anh (chị)?
Đây là một ý kiến hết sức ngắn gọn song có nội hàm hết sức phong phú, có thể bàn luận từ nhiều góc độ khác nhau: vai trò của tri thức trong thời đại mới, tri thức là nguồn sức mạnh của một quốc gia, tri thức trong nền kinh tê tri thức, tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi con người, nhân tài là nguyên khí quốc gia,…
Có thể triển khai bài viết theo các nội dung sau:
– Giải thích, cắt nghĩa nhận định “Tri thức là sức mạnh”:
+ Tri thức của nhân loại.
+ Tri thức của mỗi cá nhân.
+ Tri thức do đâu mà có.
+ Sức mạnh của tri thức đối với nhân loại và với từng cá nhân.
– Tri thức tạo nên sức mạnh trong tất cả các lĩnh vực: khoa học, kinh tế, quân sự và trong cuộc sống của mỗi cá nhân.
Sự thiếu hụt, non kém về tri thức gây nên những trở ngại, khó khăn, thất bại trong cuộc sông của con người.
– Liên hệ với những trải nghiệm bản thân về vai trò của tri thức, những bài học và phương hướng nhằm không ngừng nâng cao tri thức cho bản thân.
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu đề
Đề bài yêu cầu HS trình bày ý kiến của mình về một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay: đồng cảm và sẻ chia. Để thực hiện yêu cầu của đề bài, HS trước hết cần hiểu rõ: Thế nào là đồng cảm và sẻ chia? Tại sao đồng cảm, sẻ chia lại là biểu hiện của một nếp sống đẹp? Để có thể đồng cảm và sẻ chia cùng người khác, con người cần có phẩm chất gì? Hiểu rõ được những điều này, HS mới có cơ sở để triển khai bài viết.
Về dạng bài, đề bài có sự giao thoa giữa hai dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống (đồng cảm, sẻ chia là vấn đề đạo lí, song khi nó trỏ’ thành nếp sống trong xã hội hiện đại thì lại có thể xem như một vấn đề của đời sông). Vì thế bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá, HS cần xem xét, trình bày nhận thức về thực tế của việc đồng cảm, sẻ chia trong xã hội của chúng ta hiện nay.
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài:
– Những hiểm hoạ mà con người có thể gặp phải trong cuộc sống.
– Sự cần thiết của thái độ đồng cảm và ý thức sẻ chia trong xã hội hiện nay.
Thân bài:
1. Cắt nghĩa:
– Khái niệm đồng cảm.
– Khái niệm sẻ chia.
2. Lí giải:
– Vì sao con người cần đồng cảm, sẻ chia?
– Vì sao đồng cảm, sẻ chia là biểu hiện của nếp sống đẹp?
– Để có thể đồng cảm, sẻ chia cùng người khác, con người cần có phẩm chất gì?
3. Bàn về đồng cảm, sẻ chia trong xã hội hiện nay:
– Thực trạng đời sống của con người trong xã hội.
– Những việc cần làm và đã làm.
– Đề xuất ý kiến cá nhân.
Kết bài:
– Ý nghĩa sâu xa của sự đồng cảm, sẻ chia.
– Cảm xúc từ một lần sẻ chia hoặc nhận được sự đồng cảm, sẻ chia.
3. Dàn ý chi tiết
Mở bài:
Trong bài thơ Ở nghĩa trang Văn Điển, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Cái chết vẫn rình ta sau từng ngưỡng cửa.
Cua đường hẹp chiều mưa, vài sải nước gần bờ
Ta chả là gì giữa bốn bề bất trắc
Chỉ tích tắc khôn lường, ta đã hoá người xưa.
Quả thực, con người hiện nay tuy được sống trong điều kiện hiện đại, văn minh song cũng luôn có nguy cơ bị vây khốn giữa bốn bề bất trắc, giữa biết bao hiểm hoạ có thể tới từ thiên nhiên cũng như từ chính con người.
– Trong cuộc sống đầy hiểm hoạ và bộn bề bất trắc ấy, điều nhà thơ Trần Đăng Khoa tha thiết gửi gắm là con người “hãy thương lấy con người”. Có phải bởi vì thái độ đồng cảm, ý thức sẻ chia luôn là điều cần thiết trong cuộc sống?
Thân bài:
1. Cắt nghĩa:
– “Đồng cảm”: Có chung một mốì cảm xúc, suy nghĩ, có thể cảm nhận và chia sẻ được những cảm xúc, suy nghĩ với một ai đó.
– “Sẻ chia” (hoặc “chia sẻ”): Cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, san sẻ cho người khác những gì mình có để họ cùng được hưởng với mình những điều đó.
– Đồng cảm và sẻ chia đều là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác.
2. Lí giải:
– Vì sao con người cần đồng cảm, sẻ chia?
+ Cuộc sống vốn vô cùng phức tạp, đầy biến cố vầ không ít những điều bất trắc khiến con người có thể gặp thất bại, mắc sai lầm, vấp ngã và mất mát. Nếu không có một điểm tựa, một sự giúp đỡ, động viên kịp thời sẽ rất khó để đứng dậy, tiếp tục hoàn thành điều mình muôn đạt được.
+ Xã hội vốn luôn có sự phân hoá và ngày càng sâu sắc ở mức độ (may mắn và bất hạnh, thành công và thất bại, giàu và nghèo… ). Sự phân hoá càng cao thì khoảng cách giữa mọi người càng lớn, nguy cơ bùng phát mâu thuẫn, xung đột cũng sẽ theo đó mà lớn theo. Trong trường hợp này, sự đồng cảm, sẻ chia sẽ có ý nghĩa như một cách đế con người “phân phối lại” những gì mình được hưởng để cân bằng sức sống, thu hẹp khoảng cách, thắt chặt quan hệ giữa con người với nhau.
+ Con người bao giờ cũng vẫn là con người với tư cách là tổng hoà của các quan hệ tự nhiên và xã hội, nhất là các quan hệ xã hội. Tách ra khỏi các quan hệ xã hội, sống thờ ơ, vô trách nhiệm là tự cô lập mình, đóng kín cuộc sống của mình trong phạm vi cuộc sông cá nhân chật hẹp. Khi còn đủ sức mạnh để tự mình giải quyết các vấn đề của đời sống, điều đó có thể không phải là mối bận tâm. Song, khi sức mạnh không còn, cơ hội đã hết mà xung quanh không còn ai bên ta nữa là điều vô cùng khủng khiếp.
– Vì sao đồng cảm, sẻ chia là biểu hiện của nếp sống đẹp?
+ Sự đồng cảm, sẻ chia khiến con người hiểu nhau, yêu thương và dành cho nhau những điều tốt đẹp. Đó là điều kiện để con người gần nhau hơn, gắn bó với nhau, giúp nhau có thêm sức mạnh và cũng là làm tăng sức mạnh cho chính mình.
+ Sự đồng cảm, sẻ chia khi ở phạm vi của những cá nhân sẽ tạo thành mối liên kết bền vững trước những cá nhân ấy, còn khi ở phạm vi của cộng đồng xã hội, nó sẽ tạo thành mối liên kết bền vững của cả một tập thể. Khi ấy, mỗi thành viên trong tập thể sẽ có thêm tình thương và trách nhiệm để sống tốt hơn, người hơn và có ý nghĩa hơn.
+ Khi đồng cảm sẻ chia đã trở thành ý thức và thói quen được phổ biến ở phạm vi rộng lớn trong đời sống, nó sẽ trở thành nếp sống và đó chính là nếp sống đẹp bởi nó là cơ sở quan trọng để hình thành những giá trị nhân văn trong cuộc sống của con người.
– Để có thể đồng cảm, sẻ chia cùng người khác, con người cần có phẩm chất gì?
+ Sự nhạy cảm để cảm nhận những điều đang tồn tại và có những điều còn ẩn kín trong đời sống tinh thần của con người.
+ Lòng nhân hậu, vị tha để sẵn sàng giúp đỡ, cho dù để giúp đỡ phải chấp nhận thiệt thòi một chút, hi sinh một chút những gì mình có được.
+ Sự hiểu biết để cân nhắc và lựa chọn những gì đáng làm, nên làm cho người khác được sống tốt hơn, cho mình được sống có ý nghĩa hơn.
3. Bàn về đồng cảm, sẻ chia trong xã hội hiện nay:
– Thực trạng cuộc sống của con người ngày nay:
+ Bên cạnh những người được sống đầy đủ, thậm chí dư thừa về vật chất, vẫn có rất nhiều người không có được mái nhà tử tế để che nắng che mưa. Cuộc sống của họ cơ cực, vất vả mà sự thiếu thôn, đói khát, khổ sở lúc nào cũng vây bọc.
+ Bên cạnh những người luôn gặp may mắn lại có những người phải chịu đựng nhiều nỗi bất hạnh: Không chỉ là chuyện thất bại trên đường đời, gặp rủi ro trong cuộc sống, mắc những căn bệnh vô phương cứư chữa mà còn có những người không được sinh ra với một nhân dạng và trí tuệ bình thường.
+ Những thiệt thòi, đau khổ đè nặng trong cuộc sông, trở thành một áp lực, một gánh nặng tinh thần rất dễ đẩy con người đến chỗ cùng đường tuyệt vọng.
– Những việc cần làm và đã làm:
+ Việc cần làm: Đồng cảm và sẻ chia với thái độ chân thành, lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm; không phải chỉ trong ý thức mà còn cần bằng cả hành động.
+ Việc đã làm: ở trong nước cũng như trên thế giới đã có rất nhiều tổ chức nhân đạo; cứu trợ ra đời để giúp đỡ những con người bất hạnh. Các tổ chức này hoạt động thường xuyên, liên tục với quy mô toàn cầu. Đó thực sự là một chiếc cầu tinh thần để nối kết mọi người.
+ Riêng ở nước ta, ngoài việc hưởng ứng các phong trào nhân đạo trên thế giới còn có rất nhiều những phong trào nhân đạo gắn với tình hình cụ thể của đất nước. Quỹ ủng hộ bão lụt, Quỹ “Vì người nghèo”, các phong trào tình nguyện của thanh niên như “Tiếp sức mùa thi”, “Mùa hè xanh”. Tất cả đều hướng tới tạo nên một không khí đồng cảm, sẻ chia, một nếp sống nhân ái và cao thượng cho mỗi người và cho toàn xã hội.
– Đề xuất ý kiến cá nhân:
+ Mỗi người dù ở địa vị, lứa tuổi nào thì bằng khả năng và ý thức của mình đều có thể giúp đỡ sẻ chia cùng người khác.
+ Ở lứa tuổi học đường, thanh niên HS rất cần tham gia các phong trào nhân đạo của xã hội phù hợp với khả năng thực tế của chính mình để tạo lập ý thức trách nhiệm và bồi đắp lòng nhân ái.
+ Việc nhỏ nhất và cũng là việc nên làm đầu tiên là sống gắn bó với mọi người xung quanh, quan tâm giúp đỡ và sẵn lòng chia sẻ để trở thành một người tốt, được mọi người yêu quý, tôn trọng.
Kết bài:
– Ý nghĩa sâu xa của sự đồng cảm, sẻ chia là tạo nên những con người có phẩm chất người cao quý, tạo nên một xã hội tràn đầy tình người, một cuộc sống ấm áp trong sự gắn bó yêu thương.
– HS có thể tuỳ chọn để nêu cảm xúc từ một lần sẻ chia hoặc nhận được sự đồng cảm, sẻ chia từ người khác. Điều quan trọng đó phải là chuyện thật, viết chân thành, giản dị và ngắn gọn.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Xã hội đánh giá một con người ở nhân cách sông, đạo đức và nghị lực vươn lên; ở tâm hồn giàu yêu thương, trái tim biết chia sẻ và cảm thông.
Một lòng nhân từ đủ để giúp đỡ những người đang cần mình. Nói như vậy không có nghĩa những ai đang làm giàu, hay giàu là có tội, cũng không có nghĩa tất cả những người đang giàu cần từ bỏ hết những gì họ đang có. Vấn đề là, chúng ta phải bỏ lối suy nghĩ, tư tưởng và thái độ lệ thuộc vào những thứ đó. Để nhận ra được niềm hạnh phúc đơn sơ, niềm vui giản dị mà cuộc sống đã ban tặng.
Có một câu chuyện kể rằng: Người đàn ông nọ đã trở nên giàu có nhất làng sau một thời gian lao động cần cù và chắt chiu. Một ngày kia, ông quyết định ra khỏi làng để mở rộng tầm mắt. Ông đến làng bên cạnh và điều đập vào mắt là một ngôi nhà rất đẹp, to gấp hai ngôi nhà của ông. Ông quay trở về, tiếp tục làm lụng chắt chiu. Chẳng mấy chóc, ông cũng xây được một ngôi nhà to, đẹp hơn ngôi nhà ông đã thấy. Ông lại ra đi nhưng lần này ông đã đến một đô thị giàu có và trù phú.
Ở đây ông thấy có rất nhiều ngôi nhà to, đẹp và cao chọc trời. Thế là ông cảm thấy một nỗi buồn man mác và thất vọng tràn trề vì ông biết mình không thể nào xây được nhiều ngôi nhà to, đẹp và cao như thế. ông bèn thuê ngựa đóng xe trở về ngôi làng của mình. Dọc đường gặp tai nạn, ông không chết nhưng xe bò vỡ nát chỉ còn lại con ngựa, ông cưỡi ngựa và cố gắng chạy về nhà nhanh nhất. Nhưng vì mệt và đói lả, con ngựa lăn ra chết. Một mình trong đêm tối ông lạc lõng giữa sa mạc. Ông nhìn thấy một đốm lửa từ đằng xa. Đó là túp lều của một ẩn sĩ. Bước vào lều ông nhận ra trong đời mình chưa bao giờ thấy cảnh nào cùng cực, nghèo nàn, khốn khổ, đói rách hơn nơi này. Ông ái ngại nhìn nhà tu hành và thắc mắc:
– Thưa Ngài? làm sao Ngài có thể sống trong cảnh thiếu thốn như thế này?
Vị ẩn sĩ trả lời:
– Vì tôi không cần những thứ ông đang nghĩ tới.
Người đàn ông bối rối liền hỏi:
– Ngài biết điều tôi đang nghĩ tới là gì sao?
Nhà tu hành nhìn thẳng vào đôi mắt ông và trả lời.
– Tôi thấy điều đó trong đôi mắt ông. Ông cố chạy theo sự giàu sang, nhưng sự giàu sang không bao giờ đến theo cách ông muốn. Ông hãy nhìn cảnh hoàng hôn, ông có thấy những tia nắng yếu ớt đang chiếu trên cánh đồng không? Chúng tưởng mình đang soi sáng cả vũ trụ. Nhưng không, chẳng mấy chóc các ngôi sao mọc lên và tia sáng của hoàng hôn sẽ biến mất. Những ánh sao cũng tưởng mình soi sáng cả bầu trời, thế nhưng khi ánh trăng bắt đầu ló rạng thì những ánh sao cũng sẽ tắt ngấm.
Rồi vầng trăng sáng kia, cũng tưởng mình đang soi sáng cả trái đất, nhưng không bao lâu nữa mặt trời sẽ mọc lên, và tia sáng của nó sẽ bị mặt trời nuốt chửng. Nếu như những tia sáng trên biết suy nghĩ, có lẽ chúng sẽ tìm lại nụ cười đánh mất bấy lâu nay khi phải cứ cố gắng giữ thứ ánh sáng ấy hơn là nhìn thấy hạnh phúc mà chúng đang có.
Câu chuyện thật đơn giản nhưng ý nghĩa của nó chẳng đơn giản chút nào. Bạn hãy làm giàu giá trị đáng quý nơi mình, nơi mà không ai có thể lấy được, không bao giờ mất, và dĩ nhiên nó sẽ tồn tại mãi mãi suốt cuộc đời. Nếu sông bằng một trái tim yêu thương, biết chia sẻ, cảm thông, một tâm hồn rộng mở thì tôi tin khi giã từ thế giới này điều ta mang theo mình là những giọt nước mắt yêu thương, sự ấm áp của con tim, và hơn hết là tất cả những giá trị cao đẹp mà không bao giờ mất.