Nhà khoa học đã bị thiêu sống vì tuyên truyền thuyết nhật tâm
Nhà khoa học đã bị thiêu sống vì tuyên truyền thuyết nhật tâm là Giordano Bruno, người Ý (1548–1600), trái ngược với lời dạy của nhà thờ về vũ trụ lấy Trái đất làm trung tâm. Ông cũng tin vào một vũ trụ vô tận với vô số thế giới có người sinh sống. Khi được Tòa án Dị giáo yêu cầu khôi phục lại niềm tin của mình, Bruno từ chối. Ông bị tra tấn và thiêu sống vì niềm tin thẳng thắn của mình.
Giordano Bruno (1548 – 1600) là một tu sĩ dòng Đa Minh, một triết gia người Ý, nhà toán học và nhà thiên văn học người Ý. Ông nổi tiếng bởi đi theo trào lưu chống lại sự thống trị về tư tưởng của tôn giáo và cho rằng các hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc từ vật chất. Ông cũng là một trong những nhà khoa học đầu tiên khẳng định rằng vũ trụ là bao la vô tận và do vậy không có thiên thể nào ở “trung tâm”.
Bruno sinh ra ở Nola, gần Naples, và ông vào tu viện Dominica và tham gia nghiên cứu về triết học và thiên văn học từ khi còn rất trẻ. Rất nhanh chóng ông trở nên nổi tiếng vì những ý tưởng cấp tiến, Đối với Bruno, thế giới này là thế giới vật chất, vô tận và vĩnh viễn. Hệ mặt trời chỉ là một trong vô vàn các hệ thống của vũ trụ. Trái đất chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ bao la. Như vậy, thế giới của nhà triết học Ý là một vũ trụ không có điểm dừng. Nó đã vượt qua thế giới của Copernicus bởi nhà thiên văn học vĩ đại này cho rằng thế giới có giới hạn của riêng nó. Không chỉ có vậy, Bruno còn đi xa hơn khi cho rằng không chỉ có trái đất mà cả mặt trời cũng có chuyển động của riêng mình và khí quyển xoay chuyển cùng trái đất.
Cần biết rằng đến thế kỷ 18, cơ bản là con người mới tin rằng trái đất quay quanh mặt trời. Tức là ý kiến trái đất có chuyển động cũng đã bị hoài nghi trong một thời gian dài. Nếu chuyển động của trái đất còn bị nghi ngờ như thế thì mấy ai suy nghĩ đến xem mặt trời và bầu khí quyển có chuyển động hay không. Không những khẳng định trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ, Bruno còn đưa ra những thông tin gây chấn động và bị cho là tội lỗi như Chúa Kitô chỉ là một nhà ảo thuật chứ không hề có phép lạ, hay ông chối bỏ sự ra đời của Đức mẹ đồng trinh. Không may, những quan điểm này của ông đều đi ngược lại với giáo lý của đạo kito giáo đang chi phối toàn châu Âu thời đó. Giantano Bruno buộc tội chống lại giáo hội và bị Giáo hội Copernicus tuyên bố là dị giáo. Để giữ được mạng sống, ông từng trốn khỏi Ý và trải qua những ngày tháng vất vưởng ở Pháp, Anh và Đức, sống bằng nghề dạy về nghệ thuật và triết học, đồng thời ông vẫn tiếp tục đam mê nghiên cứu về thiên văn học.
Bruno quay trở lại Ý năm 1591, bị bắt ở Venice, và sau đó bị đưa đến Rome, nơi ông bị bỏ tù vì tội dị giáo và bị thẩm vấn trong bảy năm. Ông từ chối bình luận quan điểm của mình dù bị tra tấn rất man rợ và bị kết án tử hình dưới giàn thiêu. Giantano Bruno, bị thiêu chết tại Rome vào ngày 17/2/ 1600. Sách của ông cũng bị cấm lưu truyền và bị đốt, tên tuổi của ông cũng bị che dấu đi. Những thế hệ sau đó rất ít người nghe nói đến ông và không có đài tưởng niệm nào ghi nhớ đến ông.
Sau đó, vào năm 1884, các nghệ sĩ tự do của Ý, đã lên án Đức Giáo Hoàng và đã đặt một bức tượng đồng Bruno của tác giả Ettore Ferrari, một nhà điêu khắc nổi tiếng. Bức tượng được xây dựng và khánh thành vào năm 1889 tại quảng trường Campo dei Fiore, ở Rôma, tại chính nơi Bruno đã bị hành hình vào năm 1600. Bên dưới bức tượng, Ferrari có một vài chiếc bảng bằng đồng, mô tả cuộc sống của Bruno, bao gồm cả hình ảnh của ông khi bị tòa án Inquisition hành quyết.
Mãi cho đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Bruno mới trở nên nổi tiếng, đặc biệt là với các nhà khoa học, họ coi ông là một tấm gương hy sinh vì khoa học mặc dù các học giả nhấn mạnh rằng quan điểm thiên văn học nhiều nhất cũng chỉ là một nhân tố nhỏ trong các niềm tin thần học và triết học của Bruno dẫn đến vụ xét xử. Nói chung, học thuyết về triết học của Bruno kế thừa những tư tưởng của Democritus, Epicurus, Heraclitus,… Nó là sản phẩm của chủ nghĩa duy vật thời đại Phục hưng và sự tiếp nối, phát triển những gì mà Copernicus để lại trong điều kiện mới.
Dù có hạn chế, Bruno đã cho thấy nhiều điểm hợp lý trong nghiên cứu về nhận thức luận. Về cơ bản, nhận thức luận của ông mang tính chất duy vật.