Nha đam có tác dụng gì cho da mặt?
Nha đam là một trong những nguyên liệu không thể thiếu của cuộc sống, nhất là trong lĩnh vực làm đẹp. Nha đam được biết đến nhiều nhất với các tác dụng nổi bật như làm dịu vết thương, làm ẩm da, chữa các vết loét lạnh hoặc mụn viêm.
Nội Dung Chính
1. Thành phần cơ bản của nha đam
Nha đam có lẽ là một trong những phương thuốc thảo dược được sử dụng rộng rãi nhất cho các tình trạng điều trị da tại chỗ. Sở dĩ, nó có mức độ phổ biến như vậy là do các thành phần giống như gel của loại cây này được biết đến với công dụng chữa lành vết thương nhỏ trên da rất hữu hiệu.
Trên thực tế, cây nha đam (lô hội) có nhiều loại khác nhau, với ước tính khoảng 420 loại. Loại nha đam được sử dụng phổ biến nhất cho các tình trạng da là Aloe barbadensis Miller.
Trong y học thông thường, nha đa được sử dụng như một loại gel bôi ngoài da, được làm từ chất có đặc tính như gel ở bên trong lá của cây. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng lá trực tiếp bằng cách tách vỏ và lấy phần gel bên trong.
Tuy nhiên, việc sử dụng gel lô hội đã được lấy sẵn sẽ giúp bạn sử dụng dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt là trong trường hợp bỏng hoặc sơ cứu vết thương khẩn cấp. Hiện nay, bạn có thể tìm loại gel lô hội OTC, chúng cũng chứa các thành phần làm dịu da khác, chẳng hạn như echinacea và calendula.
2. Những lợi ích của nha đam
Nếu bạn đang gặp phải các tình trạng da mãn tính, hãy đến bác sĩ da liễu để kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lên da mặt. Bạn cũng có thể tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ về những lợi ích tiềm năng sau đây của nha đam:
2.1. Vết bỏng
Đối với những vết bỏng nhẹ, bạn hãy thử thoa gel lô hội lên vùng da bị thương tối đa 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phải bảo vệ vùng da bị bỏng bằng gạc.
2.2. Da bị cháy nắng
Một số nghiên cứu cho thấy nha đam có khả năng làm dịu vùng da bị cháy nắng. Tuy nhiên, nó không phải là một cách hiệu quả để ngăn ngừa cháy nắng, vì vậy hãy đảm bảo bạn mặc áo chống nắng mỗi ngày trước khi ra ngoài.
2.3 .Vết trầy da
Nếu vùng cằm hoặc trán bị trầy xước, bạn có thể thoa lô hội lên vùng da đó để làm giảm cơn đau và cảm giác nóng rát một cách nhanh chóng. Để đạt được hiệu quả cao, bạn nên sử dụng lô hội ba lần một ngày.
2.4. Vết cắt
Thay vì việc sử dụng Neosporin cho một vết cắt nhỏ trên da, bạn có thể thử chuyển sang dùng lô hội. Cấu trúc phân tử của lô hội giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và giảm thiểu sẹo bằng cách tăng cường collagen và chống lại vi khuẩn. Để vết thương nhanh hồi phục, bạn nên sử dụng tối đa ba lần mỗi ngày.
2.5. Da khô
Gel lô hội có khả năng hấp thụ cao, vì thế nó được xem là “cứu cánh” cho những người có làn da dầu. Bạn có thể cân nhắc đổi kem dưỡng ẩm hàng ngày sang lô hội sau khi tắm để giúp làn da luôn mịn màng và ẩm mượt.
2.6. Bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế khẩn cấp. Trước đây, người ta thường sử dụng gel nha đam để điều trị cho các vết bỏng lạnh. Trong trường hợp bị bỏng lạnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nha đam để điều trị.
2.7. Vết loét lạnh
Không giống như vết loét miệng, vết loét lạnh thường phát triển ở bên ngoài miệng do virus herpes gây ra. Nha đam được xem là một phương thuốc hữu hiệu giúp loại bỏ được loại vi rút này. Bạn có thể thoa một lượng nhỏ gel nha đam lên vết loét lạnh khoảng 2 lần mỗi ngày cho đến khi nó biến mất hoàn toàn.
2.8. Bệnh chàm
Tác dụng giữ ẩm của nha đam có thể giúp làm giảm khô da, hoặc ngứa liên quan đến bệnh chàm. Ngoài ra, gel lô hội cũng có thể làm giảm viêm da tiết bã, một tình trạng thường gặp ở những người có làn da dầu, gây ảnh hưởng lớn đến các bộ phận trên mặt và sau tai của bạn.
2.9 Bệnh vẩy nến
Tương tự như bệnh chàm, nha đam có thể giúp làm giảm tình trạng viêm và ngứa do bệnh vẩy nến gây ra. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên thoa gel lô hội hai lần mỗi ngày vào vùng da bị ảnh hưởng.
2.10 Viêm mụn
Do nha đam có tác dụng chống viêm, cho nên gel của loại cây này có thể giúp điều trị các dạng viêm nhiễm của mụn trứng cá, chẳng hạn như mụn mủ hoặc nốt sần. Bạn nên thực hiện thoa gel nha đam bằng tăm bông trực tiếp lên nốt mụn khoảng 3 lần mỗi ngày.
3. Sử dụng nha đam như thế nào cho hiệu quả?
Nhìn chung, mặt phía trong của lá nha đam là nơi có chứa nhiều gel lô hội nhất. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có sẵn cây nha đam trong nhà. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm OTC cũng có công dụng tương tự. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên tìm sản phẩm sử dụng gel lô hội là thành phần chính.
Đối với những căn bệnh ngoài da, chiết xuất lô hội không đem lại hiệu quả cao như dạng gel. Điều này là do bản thân gel lô hội có các yếu tố giữ ẩm để bảo vệ và chữa lành những tổn thương trên da.
4. Tác dụng phụ và thận trọng khi sử dụng nha đam
Mặc dù được coi là an toàn ở dạng thuốc bôi khi được sử dụng theo chỉ dẫn, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm không quy định các sản phẩm lô hội. Điều này có nghĩa là tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà việc sử dụng lô hội có thể là an toàn hoặc gây ra những phản ứng dị ứng.
Bạn nên cân nhắc không sử dụng nha đam trong trường hợp có vết bỏng nặng hoặc các vết thương nghiêm trọng khác. Thậm chí một số loại nha đam có thể làm giảm khả năng tự nhiên của làn da trong việc chữa lành vết thương sâu liên quan đến phẫu thuật.
Một số người dùng nha đam có thể gặp các triệu chứng như ngứa hoặc bỏng nhẹ do chúng hoạt động mạnh trên da. Tuy nhiên, nếu bạn bị phát ban hoặc nổi mề đay, rất có thể bạn đã bị dị ứng với gel và nên ngừng sử dụng ngay lập tức.
Tuyệt đối không dùng gel lô hội trên vùng da bị nhiễm trùng. Trong gel có đặc tính vi sinh vật, do đó lớp bảo vệ này có thể phá vỡ quá trình chữa lành vết thương và khiến cho vùng da này bị nhiễm trùng nặng hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.