Nhà có người mới mất nên kiêng gì để tránh điều không may
Nhà có người mới mất nên kiêng gì? Đây là câu hỏi đang có hầu hết những gia đình có người thân mới qua đời thắc mắc. Theo tín ngưỡng dân gian người Việt, trong việc tang lễ ma chay, khi nhà có người mới mất nên kiêng kỵ một số điều để tránh những điều không may tiếp diễn.
Vậy đó là những điều kiêng kỵ gì? Hãy cùng Xưởng Gỗ Đẹp tìm câu trả lời cho vấn đề linh thiêng này nhé.
Nhà có người mất nên kiêng gì là đúng
Nhà có người mới mất nên kiêng gì?
Việc gia đình có tang, mất đi một người thân yêu là nỗi đau buồn vô cùng to lớn.
Không chỉ vậy, theo quan niệm từ xưa của nhân dân ta, đây là điềm hạn, gia đình có người mới mất luôn phải cẩn thận, lưu ý kiêng kỵ rất nhiều vấn đề, từ hành vi cư xử, lời ăn, tiếng nói đến các mối quan hệ trong xã hội.
Vì vậy, để tránh việc kéo theo những điều xui xẻo tiếp diễn, gia đình có người mới mất phải tuân theo một số những điều kiêng kị nhất định
Đây là một trong những vấn đề khá nhạy cảm với những gia đình vừa có người thân qua đời.
Theo quan niệm xưa “Có thờ, có thiêng, có kiêng có lành” vậy nên trong những ngày lễ, cúng dỗ, trước 49 ngày việc kiêng kị là rất quan trọng.
Do đó để trả lời cho câu hỏi nhà có người mới mất nên kiêng gì? bạn nên bỏ qua những điều cần tránh dưới đây:
Kiêng kỵ đối với người chết vì nạn sông nước
Với những người bị nạn sông nước, người ta kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân vào khi đang được cứu chữa. Bởi cho rằng nếu lúc đó có mặt người thân, chắc chắn sẽ không thể cứu được nạn nhân.
Người bị nạn đuối nước
Nhà có người mới mất nên kiêng gì với người mất ngoài đường
Với những người bị chết ở ngoài đường, chợ thì người ta tối kỵ đưa xác người chết về nhà. Lý do bởi việc này sẽ mang theo âm khí, gây bất lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà. Theo quan niệm, thân nhân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc dựng lán ngoài đồng để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ở ngoài đường do tai nạn sông nước, tàu xe,… cũng bị coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ tại nơi mà người này thiệt mạng.
Kiêng kỵ đối với người treo cổ tự tử
Trường hợp phát hiện người bị chết do thắt cổ (tự tử hoặc bị cưỡng sát) đã chết hẳn, người ta sẽ không cởi tháo sợi dây ra mà dùng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng. Bởi theo tín ngưỡng dân gian, mối oan nghiệt muốn dứt và gia đình người đó muốn tránh được họa chết vì thắt cổ theo đuổi thì chỉ bằng cách chém đứt sợi dây.
Kiêng kỵ đối với gia đình có con mất sớm
Trong trường hợp con chết trước cha mẹ, người ta cho rằng đây là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi đau thương. Bởi vậy ở một số địa phương miền Bắc thường không để cha mẹ đưa tang con, phòng trường hợp cha mẹ quá đau buồn mà ngất đi hay ảnh hưởng đến tính mạng. Tục lệ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn cũng như tránh nạn trùng tang.
Nhà có con mất sớm
Nhà có người mới mất nên kiêng gì trước đám tang
Người chết không được mặc áo liệm làm từ da, lông và kỵ ở trần.
Người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thường rất kỹ lưỡng trong nghi thức khâm liệm. Gia đình phải chuẩn bị sẵn quần áo đẹp, mới, sạch sẽ cho người mất, kỵ để họ ở trần. Áo liệm cần được chuẩn bị theo số lẻ: 3 cái, 5 cái, 7 cái… bởi theo quan niệm dân gian, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình thêm một lần nữa.
Áo liệm phải được làm bằng lụa với mong muốn ban phúc cho con cháu, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh. Đặc biệt, áo liệm không được làm từ da và lông bởi quan niệm: nếu để người đã khuất mặc áo liệm bằng những chất liệu này thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.
Kiêng nhập quan vào ngày, giờ xấu
Khi có người mất, ngay lập tức người thân phải chọn giờ tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan, rồi chọn ngày lành tháng tốt để an táng người quá cố. Tuyệt đối kiêng kỵ tránh nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu vì sẽ khiến những chuyện chẳng lành tiếp tục ập đến.
Nhà có người mới mất nên kiêng gì với cây liễu gai
Liễu là loài cây không có hạt, nên theo quan niệm dân gian, dùng gỗ cây liễu làm quan tài sẽ khiến đời sau không có người nối dõi. Chất liệu tốt nhất để dùng làm quan tài là gỗ cây tùng hoặc bách.
Lựa ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất
Các gia đình Việt Nam luôn quan niệm phải xem ngày, giờ và vị trí chôn cất kỹ lưỡng để tránh những điều không may xảy đến. Vị trí của mộ tốt hay xấu có thể gây ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Dưới đây là một số kiêng kỵ khi lựa chọn vị trí chôn cất:
-
Không được chôn người mất ở nơi có tảng đá lớn.
-
Không chôn cất nơi có bãi cát và nước chảy xiết.
-
Không chôn cất nơi ẩm ướt, cạnh kênh rạch và ở nơi hoang vắng.
-
Không chôn cất trên đỉnh núi cô độc hoặc nơi đồi núi hỗn loạn, địa hình không ổn định.
-
Không được chôn cất xung quanh đền, chùa, miếu…
-
Không chôn cất ở gần nhà tù.
-
Không chôn cất nơi phong cảnh u sầu.
Nhà có người mới mất nên kiêng gì khi chôn
Nhà có người mới mất nên kiêng gì trong và sau đám tang
Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác chết
Khi thi hài chưa đặt vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải thay nhau coi giữ ngày đêm.
Nhớ tuyệt đối không để chó mèo nhảy qua xác người chết để tránh xảy ra hiện tượng quỷ nhập tràng: người chết bật dậy, rồi đuổi theo để bắt người.
Nhà có người mất kiêng gì với đồ dùng của người đã khuất
Người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống chôn theo người đã chết.
Họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống, nếu để người chết mang theo tức là chôn một phần của người sống.
Việc này có thể khiến người sống bị ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn, không còn được bình thường, trọn vẹn…
Nhà có người mới mất nên kiêng gì với quần áo và giường cũ
Ở một số nơi, người ta cũng quan niệm rằng người sống không nên mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.
Kiêng thưa khi chưa nhận rõ tiếng người gọi
Đối với những gia đình có người già mất, theo tín ngưỡng dân gian, họ mới chết còn nhớ con cháu, tối sẽ về nhà gọi, nếu ai thưa thì bị bắt đi theo.
Bởi vậy, từ chập tối người nhà đã phải đóng cửa, kiêng lên tiếng trả lời khi chưa nhận ra tiếng của ai gọi ngoài cổng.
Kiêng để nước mắt nhỏ lên thi hài người chết
Trong quá trình tiến hành khâm liệm, phải kiêng để nước mắt của người trực tiếp khâm liệm và con cháu nhỏ vào thi hài người chết. Người ta sợ việc này sẽ khiến con cháu về sau sẽ làm ăn khó khăn. Ngoài ra cũng để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”.
Nhà có người mất nên kiêng gì với trang phục trong đám tang
Người dự đám tang chỉ nên mặc đồ đen trắng, tránh trang phục lố lăng, lòe loẹt, hở hang.
Ngoài ra không cười nói quá lớn, nô đùa gây ầm ĩ, tránh trang điểm đậm, uống rượu hát hò.
Người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc ai bị chó dại cắn thì nên kiêng dự lễ khâm liệm, an táng và cải táng vì có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể người đã mất mà ốm, bệnh.
Những nhà có người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai sống gần nhà có tang thì phải đốt vỏ bưởi và bồ kết để trừ uế khí.
Trang phục đám tang
Nhà có người mới mất nên kiêng gì khi khiêng linh cữu
Dân gian có tục phải giữ cho thi hài người chết được nằm yên. Thế nên những người khiêng linh cữu cần phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, đi rất chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.
Kiêng quay đầu lại khi ra về
Sau khi hạ huyệt người đã khuất, những người đi đưa tang khi ra về phải tuyệt đối tránh quay đầu nhìn lại.
Bởi theo quan niệm dân gian, nếu người đưa tang quay đầu lại thì linh hồn người đã khuất sẽ theo người sống về nhà.
Kiêng kỵ động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang
Ba ngày sau khi chôn cất người đã khuất, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong lúc làm lễ mở cửa mả.
Sau lễ này, kiêng không được trèo lên mộ và đắp mộ, động cuốc, thuổng trong vòng tang.
Tục lệ này để tránh mồ mả bị sập hay bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu nếu đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở.
Tránh đi thăm bạn bè, họ hàng trong thời gian để tang
Theo quan niệm, gia đình có tang là đại biểu cho điềm không may.
Vì thế con cái, vợ/ chồng của người mới mất cần tránh đi thăm bạn bè, họ hàng trong thời gian để tang, đặc biệt trong những ngày Tết và các gia đình đang có người bệnh.
Nhà có người mới mất nên kiêng gì khi chuẩn bị có đám cưới
Nhằm bày tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người đã khuất, người ta, đặc biệt là con cái, kiêng lấy vợ hoặc chồng trong thời gian gia đình đang để tang.
Theo quan niệm xưa, thì thời gian để tang là 3 năm. Nhưng ngày nay, một số gia đình có thể lấy vợ, gả chồng cho con vào sau giỗ đầu.
Nhà có người mất phải làm gì với bàn thờ người đã khuất
Những người mới mất thường kiêng không thờ chung với bàn thờ gia tiên.
Người nhà lập một bàn thờ riêng chỉ gồm: một bát hương, một bộ đài, lọ hoa, bài vị và ảnh thờ… nhằm thuận tiện cho việc cúng bái hàng ngày, hàng tuần từ sơ thất đến thất thất.
Mặt khác, theo quan niệm dân gian, người mới mất thân thể chưa bị phân hủy, vong còn tanh nên không được thờ chung ở bàn thờ tổ tiên.
Nhà có người mới mất nên kiêng gì với bàn thờ
Kiêng để ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp khi cải táng
Thông thường, các gia đình thường xem và chọn kỹ ngày, giờ để cải táng (sang cát). Việc này luôn được thực hiện vào ban đêm để tránh ánh sáng mặt trời.
Bởi có trường hợp thi thể sau nhiều năm mà vẫn còn nguyên vẹn, nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ rữa ngay và teo lại.
Nhà có người mới mất nên kiêng gì khi động mộ
Thông thường, mộ phần luôn được con cháu trông nom cẩn thận.
Tuy nhiên, trong trường hợp mộ bị động vì súc vật đào sụt hoăc do rễ cây ăn vào, thì người ta tin rằng ông cha sẽ ứng mộng hay ứng điềm bất thường cho con cháu biết.
Khi con cháu đi mượn thầy để xem điềm, đoán mộng thì sẽ được biết là có mộ bị động.
Khi đó, con cháu nên lập tức ra thẳng phần mộ, đắp lại nếu bị sụt, đồng thời cũng làm lễ tạ mộ để tạ tội với tổ tiên vì sơ ý để mộ bị xâm phạm.
Lễ tạ mộ sẽ bao gồm: trầu cau, xôi chuối, rượu gà, vàng hương. Trong khi tạ mộ, con cháu phải cúng cả Thổ thần.
Mỗi nơi, mỗi gia đình, dòng họ đều có các tục lệ, quan niệm khác nhau đối với những điều kiêng kỵ khi có người mới mất. Tuy vậy, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, để gia đình tránh được những vận xui, sớm đón những niềm vui mới thì các gia đình vẫn nên có những lưu ý, kiêng cữ phù hợp. Hy vọng bài chia sẻ về “nhà có người mới mất nên kiêng gì” từ Xưởng Gỗ Đẹp đã cung cấp được thông tin hữu ích mà bạn cần tham khảo.