Nhà bán lẻ là gì? 5 loại hình bán lẻ phổ biến cần hiểu trong kinh doanh – Vũ Digital
Nhà bán lẻ (tiếng Anh: Retailers) là một cá nhân hoặc doanh nghiệp, nhà bán lẻ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Nhà bán lẻ không trực tiếp sản xuất hàng hoá mà chỉ mua hàng hoá từ những nhà sản xuất hoặc bán buôn, sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận từ khoảng chênh lệch giữa đơn giá mua và đơn giá bán.
Nhà bán lẻ là mắt xích quan trọng trong chiếc lược phân phối và là một thành viên trong chuỗi cung ứng hàng hoá mà mọi doanh nghiệp sản xuất đều cần.
Vị trí của nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là thuật ngữ chỉ quá trình mà hàng hoá từ vật liệu thô tới thành phẩm và chuyển đến người tiêu dùng, thuật ngữ này bắt đầu từ nhà khai thác, chế biến nguyên liệu thô với đích đến cuối cùng là người tiêu dùng, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu ba thành viên trong chuỗi cung ứng liên quan đến khía cạnh nhà bán lẻ.
-
Nhà sản xuất và nhà bán buôn
Các nhà sản xuất thường là các xí nghiệp, nhà máy nhập nguyên liệu thô sau đó sử dụng nhân công và máy móc để sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện, sau đó cung cấp tới nhà bán buôn, nhà bán buôn là đơn vị trung gian mua hàng số lượng lớn với mức giá thấp, thường được gọi là mua sỉ.
-
Nhà bán lẻ
Người bán lẻ mua hàng hoá từ nhà sản xuất hoặc từ người bán buôn với những chính sách chiết khấu và ưu đãi, nhằm đạt được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng có mức giá lớn hơn giá nhập. Nhà bán lẻ thường nhận được những ưu đãi cùng những điều kiện ràng buộc với nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn.
>> Xem thêm: Nhà bán lẻ là gì? 5 loại hình bán lẻ phổ biến cần hiểu trong kinh doanh
-
Người tiêu dùng
Là người mua hàng từ nhà bán lẻ, mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng
5 loại hình nhà bán lẻ phổ biến
Nhà bán lẻ có rất nhiều loại hình và quy mô, mỗi loại hình đều có ưu và nhược riêng. Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và bối cảnh, mô hình bán lẻ có thể phù hợp hoặc không phù hợp
-
Nhà bán lẻ độc lập: nhà bán lẻ độc lập thường là cá nhân tự quản lý và vận hành hoạt động bán hàng của mình ngay từ đầu. Thông thường nhà bán lẻ độc lập sẽ làm tất cả mọi việc, nhưng về lâu dài học có thể thuê thêm người phụ giúp.
-
Doanh nghiệp bán lẻ địa phương: doanh nghiệp bán lẻ địa phương là một loại hình hoạt động có tổ chức, tuy nhiên quy mô không lớn và khối lượng hàng hoá xử lý cũng không nhiều. Thường là Hợp tác xã, Công ty gia đình hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Nhượng quyền thương hiệu: là một mô hình kinh doanh hỗn hợp, người nhận quyền sử dụng thương hiệu của một tổ chức được cấp phép và đã được chứng minh kinh doanh hiệu quả. Nhượng quyền thương hiệu là một nhà bán lẻ đầu tư. Bên nhận quyền thường sẽ phải trả chi phí nhượng quyền và chi phí bản quyền liên tục để đổi lấy việc sử dụng và kinh doanh thương hiệu tại điểm bán mà mình đầu tư.nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh hỗn hợp, người nhận quyền sử dụng thương hiệu của một tổ chức được cấp phép và đã được chứng minh kinh doanh hiệu quả. Nhượng quyền thương hiệu là một nhà bán lẻ đầu tư. Bên nhận quyền thường sẽ phải trả chi phí nhượng quyền và chi phí bản quyền liên tục để đổi lấy việc sử dụng và kinh doanh thương hiệu tại điểm bán mà mình đầu tư.
-
Đại lý: Đại lý là loại hình kết hợp giữa bán lẻ độc lập và nhượng quyền thương hiệu, một nhà bán lẻ sẽ là cấp thấp hơn đại lý, đại lý được cấp phép bán sản phẩm của một thương hiệu cụ thể và thường là bán cùng lúc nhiều nhãn hiệu khác nhau. Khác với nhượng quyền thương mại, đại lý không phải trả chi phí bản quyền và phí bản quyền liên tục.
-
Đa cấp: đa cấp hay còn gọi là mạng lưới kinh doanh liên kết, đây là loại hình nhà bán lẻ phụ thuộc vào con người, những người tham gia vào mạng lưới đó. Sản phẩm được bán ra dựa trên nền tảng là niềm tin, mối quan hệ giữa người với người. Đa cấp có thể mở rộng ra thông qua việc phân cấp và thưởng lợi tức dựa trên số lượng sản phẩm được bán ra, người quản lý mạng lưới đa cấp vừa bán hàng vừa tuyển dụng.
Nội Dung Chính
Những câu hỏi thường gặp về nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ là gì?
Nhà bán lẻ là một cá nhân hoặc doanh nghiệp, nhà bán lẻ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng
Nhà bán lẻ làm gì?
Nhà bán lẻ không trực tiếp sản xuất hàng hoá mà chỉ mua hàng hoá từ những nhà sản xuất hoặc bán buôn, sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận từ khoảng chênh lệch giữa đơn giá mua và đơn giá bán.
Vị trí của nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng?
Vị trí trung gian từ nơi sản xuất, nhà phân phối tới tay người tiêu dùng.
5 loại hình nhà bán lẻ phổ biến?
Nhà bán lẻ độc lập – Doanh nghiệp bán lẻ địa phương – Nhượng quyền thương hiệu – Đại lý – Đa cấp
Nhà bán lẻ quan trọng thế nào?
Nhà bán lẻ là mắt xích quan trọng trong chiếc lược phân phối và là một thành viên trong chuỗi cung ứng hàng hoá mà mọi doanh nghiệp sản xuất đều cần.