Nguyên lý sạc không dây là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Công nghệ sạc không dây hiện nay đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Đa số công nghệ này đều được tích hợp trên những chiếc điện thoại thông minh cao cấp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công nghệ này là gì? Nguyên lý sạc không dây sẽ ra sao.  Nó có gì nổi bật, ưu nhược điểm và có thật sự an toàn hơn cách sạc truyền thống không. Cùng theo dõi bài viết này ngay dưới đây.

Đánh giá chung về sạc không dây

Công nghệ sạc không dây là gì?

Sạc không dây là công nghệ cho khả năng nạp dung lượng pin cho thiết bị di động. Khác với kiểu sạc cắm dây trực tiếp truyền thống thông qua dây nguồn hay dock sạc. Đây là kiểu sạc mà bạn không cần phải cắm cáp vào điện thoại để sạc. Mà đơn giản chỉ cần đặt thiết bị của bạn lên một tấm hay đế có hỗ trợ nguồn điện để bắt đầu quá trình sạc pin.

Sạc không dây hoạt động như thế nào

Nguyên lý sạc không dây

Cơ chế sạc không dây tốt nhất dựa trên việc sử dụng hai điểm kết nối quy nạp cộng hưởng. Giúp phát tín hiệu điện áp thấp giữa những thiết bị. Khác nhau ở chỗ là những điểm kết nối này có thể truyền điện mà không cần tiếp xúc như cách kết nối có dây thông thường.

Hơn nửa, bộ sạc được thiết kế có một ống xoắn phát và thiết bị di động có ống xoắn nhận. Có nhiệm vụ truyền cho nhau tín hiệu và quá trình sạc không dây xảy ra. Những ống xoắn điện tử trên được thiết kế đặc biệt, giúp tạo ra một từ trường giữa hai thiết bị phát và thu. Qua đó, từ trường có thể tạo ra dòng điện thông qua sự chênh lệch về điện thế và dao động của tần số. Khi đó, dòng điện này sẽ được chuyển vào smartphone.

Nguyên lý sạc không dây

Một vài chuẩn về sạc không dây hiện nay gồm Wipower, Qi, A4WP. Những chuẩn này tuy có khác nhau một ít về hình thức tạo ra từ trường. Tuy nhiên, cơ bản giống nhau về cách thực hiện.

Ưu và nhược điểm của bộ sạc không dây

Ưu điểm

Công nghệ sạc không dây được phát minh có nhiều ưu điểm nổi bật giúp ích cho người dùng gồm:

  • Để hạn chế các rủi ro, tai nạn như cháy nổ khi dùng sạc dây kém chất lượng.
  • Mang lại sự tiện lợi hơn đến người dùng, tránh phải đem theo các loại dây cáp hay dock sạc, cục sạc dự phòng rườm rà, và phức tạp.
  • Công nghệ sạc không dây vẫn cho hiệu quả sạc tốt, để việc sạc pin đơn giản và an toàn hơn so với kiểu sạc có dây thông thường.

Nhược điểm

Tuy nhiên, công nghệ sạc này vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm, cụ thể như sau:

Ưu nhược điểm của sạc không dây

  • Vẫn còn hạn chế đối với các chiếc điện thoại có phần vỏ bằng kim loại như: nhôm, thép bởi nó không thể sạc được qua kim loại. Do đó, sạc không dây chỉ sạc được đối với những smartphone phải có mặt lưng bằng kính hay nhựa.
  • Công nghệ này làm tốn thời gian hơn và làm cho thiết bị nóng hơn so với sạc có dây.
  • Thiết bị khi luôn ở trạng thái sạc, cũng sẽ làm giảm tuổi thọ của pin.

Làm gì để có sạc không dây?

Để có sạc không dây, trước tiên bạn cần chuẩn bị một smartphone có hỗ trợ sạc không dây hay ốp hỗ trợ sạc không dây (khi điện thoại không hỗ trợ). Tiếp theo là một bộ sạc không dây. Bạn cần chuẩn bị một đế sạc hay một tấm sạc để bắt đầu quá trình sạc. Chúng thường có thiết kế với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Giúp người dùng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Sạc không dây có an toàn không?

Chúng ta có xu hướng sợ các thứ phát ra “sóng” và “tín hiệu”, và chúng ta luôn cho rằng chúng có hại bằng một cách nào đó. Ví dụ như lò vi sóng, bộ định tuyến Wi-Fi, và thậm chí là điện thoại thông minh. Tuy nhiên, giống như hầu hết những thứ được liệt kê, bộ sạc không dây tuyệt đối an toàn.

Trường điện từ của bộ sạc không dây tạo ra không đủ mạnh để làm hại con người. Thực tế thì những bộ sạc này thậm chí còn an toàn hơn so với các bộ sạc thông thường. Bởi chúng không có dây, đồng nghĩa với việc. Bạn được bảo vệ khỏi các cơ hội dù là nhỏ nhất của việc hứng chịu nguy cơ giật điện.

Làm gì để có sạc không dây?

Nhà khoa học lỗi lạc Nikola Tesla đi tiên phong ý tưởng này vào ở cuối những năm 1800. Và tuyên bố rằng năng lượng có thể được truyền qua một trường điện từ giữa hai đối tượng. Thực tế thì ông đã hình dung ra những khái niệm về sạc cảm ứng hai thế kỷ trước khi thiết bị đầu tiên ra đời. Và không nói ngoa khi nói rằng Tesla là “người đàn ông phát minh ra thế kỷ 20”.

Những chuẩn sạc không dây hiện nay

Cách đây vài năm, sạc không dây có 3 tiêu chuẩn gồm có: Alliance for Wireless Power, Power Matters Alliance hoặc Powermat và Qi của Wireless Power Consortium. Năm 2015, 2 chuẩn đầu tiên hợp tác và thành lập liên minh Airfuel để Powermat trở thành tiêu chuẩn chính. Dù cho hai nhóm là đối thủ của nhau nhưng công nghệ của cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên hiện tượng cộng hưởng từ.

Những chuẩn sạc không dây hiện nay

Sau một khoảng thời gian, Powermat  trở thành một phần của Wireless Power Consortium (WPC) vốn điều hành chuẩn Qi. Qua đó, hình thành một sự thống nhất của những tiêu chuẩn sạc không dây, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn.

Việc Apple ủng hộ và hỗ trợ chuẩn Qi để làm cho Powermat buộc phải chấp nhận Qi và tiến hành nâng cấp bộ sạc để hỗ trợ Qi tại những điểm Starbucks. Do đó, doanh số iPhone của Apple đã tăng lên đáng kể.

Khi gia nhập WPC, Powermat có thể thống nhất được hệ thống sạc không dây và phát triển công nghệ tương lai. Dựa vào tiêu chuẩn toàn cầu của Qi. Điều đó giúp những thiết bị sạc không dây ngày càng phổ biến và người tiêu dùng có thể dùng sạc không dây ở mọi nơi.

Lời kết

Vậy là Xixa đã chia sẻ nguyên lý sạc không dây, cũng như những thông tin xoay quanh về bộ sạc không dây. Hi vọng, thông qua bài viết nguyên lý của sạc không dây này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức. Để quyết định mua cho mình một bộ sạc không dây phù hợp. Nếu bạn có thắc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0905.888.999 để được hỗ trợ sớm nhất. Xin cảm ơn!