Nguồn lực tài chính là gì? Cấu trúc của nguồn lực tài chính

5/5 – (3 bình chọn)

Nguồn lực tài chính là gì? Cấu trúc của nguồn lực tài chính là gì? Vai trò quan trọng của nguồn lực tài chính như thế nào? Đây đều là những câu hỏi cơ bản mà những người làm kinh doanh và các bạn học về kinh tế phải nắm được câu trả lời. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, không có nhiều người hiểu hết được những kiến thức cơ quản này.

Chính vì vậy, Luận văn quản trị đã quyết định thực hiện bài viết này nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức nền tảng, quan trọng nhất về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Mời các bạn theo dõi.

Nguồn lực tài chính là gì?

Nguồn lực tài chính bao gồm toàn bộ các nguồn quỹ của doanh nghiệp, dùng để chi trả cho các khoản đầu tư, vốn, tài trợ, duy trì các hoạt động hiện tại của công ty.

Nguồn lực tài chính là một bộ phận quan trọng của nguồn lực vật chất – một trong những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, đứng bên cạnh các nguồn lực khác là nguồn nhân lực và nguồn lực vô hình.

Cấu trúc nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Về cơ bản, nguồn lực tài chính có thể được chia làm các bộ phận sau:

  • Nguồn vốn của doanh nghiệp

Bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả, đây là tất cả những khoản tiền được đầu tư cho tài sản của công ty nhằm xây dựng, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Tất cả quỹ kinh doanh

Bao gồm tiền mặt, các khoản tiền gửi ngân hàng và những khoản tương đương tiền như séc, chứng khoán, …

  • Các nguồn tài chính khác

Là các nguồn giúp tăng và chuyển đổi tài chính cho doanh nghiệp.

Trong đó, có một thành phần quan trọng nhất, đó là tài sản lưu động: Đây là nguồn tài chính mà tất cả các doanh nghiệp đều sẽ có, bao gồm tiền mặt và  những tài nguyên, tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách dễ dàng, nhanh chóng. Cụ thể là tiền mặt, séc, trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ, nguồn thu từ các hoạt động.

  • Tiền mặt

Là nguồn tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp. Do tính thanh khoản cao nên việc sử dụng nó vô cùng dễ dàng, tiện lợi. Tiền mặt bao gồm các khoản tiền được lưu trữ trực tiếp tại doanh nghiệp và trong tài khoản ngân hàng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không lưu trữ nhiều tiền mặt bởi tính chất cồng kềnh và việc bảo quản khó khăn mà thay vào đó sẽ sử dụng các dạng tài chính khác tương đương tiền mặt ở dưới đây.

  • Séc

Là một dạng biến tướng của tiền mặt được bảo đảm giá trị bởi các ngân hàng. Nếu doanh nghiệp có sử dụng giao dịch bằng séc thì đó cũng là một loại tài chính có tính thanh khoản tương đối cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

  • Trái phiếu và cổ phiếu

Là những loại giá trị được phát hành bởi các doanh nghiệp và được bảo lãnh một cách an toàn trên các sàn giao dịch, nên bạn có thể dễ dàng trao đổi, mua bán để chuyển đổi và nhận tiền mặt.

  • Ngoại tệ

Nếu doanh nghiệp của bạn có giao dịch với công ty nước ngoài thì dĩ nhiên bạn sẽ thu về ngoại tệ. Và việc chuyển đổi nó không có gì khó khăn tại các ngân hàng.

  • Nguồn thu từ các hoạt động

Hoạt động ở đây chính là chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá một doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả và có khả năng phát triển hay không thì người ta sẽ dựa vào loại tài chính này.

Vai trò của nguồn lực tài chính là gì?

Sau khi đã nắm được nguồn lực tài chính là gì cùng cấu trúc của tài chính, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về vai trò của nguồn lực tài chính với doanh nghiệp quan trọng như thế nào.

  • Đầu tiên, nguồn lực tài chính giúp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Không một doanh nghiệp nào có thể kinh doanh mà thiếu được nguồn lực này. Tất cả các hoạt động từ mua bán máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu, chi phí chi trả cho nhân viên,… đều cần có nguồn lực tài chính làm cốt lõi.

Nguồn lực tài chính càng mạnh, doanh nghiệp càng có khả năng tồn tại và phát triển cao hơn, nhất là trong thời kỳ suy thoái như hiện nay. Nếu doanh nghiệp không có được nguồn tài chính lớn để duy trì và chống chọi với suy thoái thì doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường.

  • Thứ hai, nguồn lực tài chính doanh nghiệp là yếu tố kích thích đầu tư.

Nguồn lực tài chính càng lớn khả năng huy động vốn đầu tư càng cao và ngược lại, một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính yếu khó lòng huy động được đầu tư lớn như các doanh nghiệp khác.

Bởi khi nguồn lực của bạn yếu, khả năng chống chọi với những biến động của doanh nghiệp cũng sẽ không cao nên sự đảm bảo cho các khoản đầu tư sẽ yếu hơn so với các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lớn.

Hoặc nếu doanh nghiệp của bạn có chiến lược phát triển đúng đắn, hợp lý thì các nhà đầu tư cũng chỉ có thể xem xét đầu tư theo từng giai đoạn chứ rất ít khi họ chấp nhận đầu tư lớn. Trừ khi bạn chấp nhận để họ có quyền kiểm soát lớn hơn với doanh nghiệp. Đây là một phương án hết sức rủi ro và không mấy doanh nghiệp có thể chấp nhận thỏa thuận.

  • Thứ ba, nguồn lực tài chính mạnh thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Một nguồn lực tài chính dồi dào cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với những công nghệ mới, thử nghiệm với những lĩnh vực thị trường mới. Đặc biệt, với những công ty chuyên về đầu tư, thì nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực là hai yếu tố quan trọng nhất của họ.

Tất cả những trang thiết bị máy móc lúc này không còn quá quan trọng, vấn đề cốt lõi nhất của họ chính là con người, đưa ra những phân tích và định hướng đúng đắn để một khoản tài chính lớn có thể nhân bội lợi nhuận.

  • Thứ tư, nguồn lực tài chính giúp nâng cao giáo dục, công nghệ, kinh tế quốc gia.

Đây là một vấn đề khác liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và những doanh nghiệp kinh doanh ngành đặc thù về xã hội, giáo dục. Khi các doanh nghiệp nhà nước có được nguồn lực tài chính mạnh sẽ giúp cho nguồn tài chính công được tăng lên, phục vụ cho hoạt động phát triển xã hội, phát triển đất nước một cách tốt hơn.

Trên đây là những kiến thức về khái niệm nguồn lực tài chính là gì? cùng những kiến thức khác có liên quan mà Luận văn quản trị muốn gửi đến các bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ bổ ích với bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi.

Nguồn: Luanvanquantri.com

Tôi là Phương Tâm, dù học quản trị kinh doanh nhưng tôi lại yêu thích viết lách, tôi đã theo đuổi nó hơn 5 năm và thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, tôi là người lên kế hoạch và chịu trách nhiệm về mặt nội dung của website Luận văn Quản trị.