Nguồn gốc và ý nghĩa áo dài truyền thống Việt Nam

Áo dài là loại trang phục mang bản sắc của dân tộc được lưu truyền từ đời này qua đời khác qua nhiều thế hệ. Ý nghĩa áo dài truyền thống Việt Nam là gì? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Mỗi quốc gia đều có một loại trang phục riêng thể hiện bản sắc văn hóa tinh thần và Việt Nam cũng thế. Chiếc áo dài là quốc phục của đất nước qua bao đổi thay của thời đại. Dẫu cho hằng hà sa số các loại trang phục ra đời những chiếc áo dài truyền thống vẫn chưa bao giờ đi vào dĩ vãng. Trên cả niềm tự hào của dân tộc, ý nghĩa áo dài truyền thống Việt Nam còn là minh chứng cho sự trường tồn của đất nước với thời gian.

1. Nguồn gốc của áo dài truyền thống Việt Nam

Áo dài có nguồn gốc từ chiếc áo giao lĩnh thời nhà NguyễnÁo dài có nguồn gốc từ chiếc áo giao lĩnh thời nhà Nguyễn

Tiền thân của áo dài là chiếc áo giao lĩnh. Sau đó, đến thế kỷ thứ 17, áo dài được cách điệu thành kiểu áo tứ thân để thuận tiện cho phụ nữ lao động và sản xuất. Ở thời vua Gia Long, áo dài ngũ thân xuất hiện. Liên tiếp sau đó là các kiểu áo dài Lemur, áo dài Lê Phổ, áo dài Raglan. Đến năm 1970, áo dài truyền thống Việt Nam mới ra đời và hoàn chỉnh cho đến ngày nay.

Trải qua các thời kỳ, chiếc áo dài có sự biến đổi với nhiều chất liệu, kiểu dáng từ hiện đại đến phá cách. Các nhà thiết kế còn cách điệu áo dài thành áo cưới, áo cách tân với nhiều chi tiết phức tạp, cầu kỳ, đính cườm, đính đá, thêu công phụng… Dù có biến tấu thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam vẫn còn giữ vững nét kiêu sa, uyển chuyển, kín đáo mà không một bộ trang phục nào có thể thay thế.

Với xu hướng cuộc sống năng động, người ta đã cách điệu tà áo dài truyền thống với tà áo ngắn hơn, tay áo, cổ áo và thậm chí là quần mặc chung cũng có vài nét thay đổi. Sự đa dạng, phong phú này cũng mang đến cho phụ nữ Việt nhiều sự lựa chọn mới. Đây cũng là lý do mà ngày càng nhiều phụ nữ diện áo dài trong đời sống hàng ngày.

áo dài truyền thống việt nam

Bạn sẽ rất dễ dàng để bắt gặp những tà áo dài với nhiều kiểu dáng độc đáo ở trường học hay chốn chùa chiền linh thiêng. Vào mùa xuân, áo dài rực rỡ ở mọi phố phường, trên các khu chợ, công viên hoa đua khoe sắc.

Áo dài với sắc xuânÁo dài với sắc xuân

Áo dài sau khi trải qua thời gian dài phát triển đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài là một biểu tượng của nền văn hóa, là niềm kiêu hãnh của đất nước và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông.

2. Cấu tạo của áo dài truyền thống Việt Nam

Áo dài Việt Nam tôn lên nét quý phái, thanh lịchÁo dài Việt Nam tôn lên nét quý phái, thanh lịch

Áo dài có cấu tạo gồm 3 phần: Cổ áo, thân áo, tay áo. Phần cổ áo cao khoảng từ 4 đến 5cm theo kiểu cổ áo Tàu, bên trong được lót một lớp vải cứng để dựng đứng lên ôm sát cổ. Phần tay áo dài suông từ vai đến mắt cá tay. Thân áo dài có 2 tà là thân trước và thân sau. Phần thân trước của áo dài có chiết ly ở ngực còn thân sau thì chiết ly ở chỗ eo lưng. tà áo dài cách bàn chân khoảng vài cm tùy theo sở thích của người mặc. Phần cúc áo dài thường là cúc bấm ở trên cùng, ở một bên sườn sẽ là khuy cài.

Áo dài được may từ nhiều loại vải như lụa tổng hợp, lụa tơ tằm, nhung, gấm nhưng đặc điểm chung là phải mỏng và nhẹ thì mới tạo nên độ đẹp của áo. Những người phụ nữ ở độ tuổi trung niên thích mặc áo dài bằng gấm, nhung để có sự trang trọng, mặc trong những dịp trọng đại như cưới hỏi, lễ tết. Những chị em thanh thiếu nữ thì thích mặc áo dài có chất liệu nhẹ nhàng, màu sắc trẻ trung, tươi sáng. Đi kèm với áo dài là quần sa tanh  hoặc quần lụa trắng, đen hoặc có cùng màu với áo dài.

Ngày nay, áo dài còn được các nhà thiết kế lột xác với nhiều phương pháp khác nhau. Có những chiếc áo dài được in tranh phong cảnh, đính thêm hoa văn, họa tiết nhìn vô cùng thu hút, ấn tượng.

Xuôi theo dòng chuyển động của thời gian, áo dài đã có nhiều biến tấu với các đường nét cách tân cho phù hợp với xu hướng. Dù có thay đổi như thế nào thì áo dài vẫn còn nguyên nét đẹp nền nã, tinh tế và vẫn giữ trọn vẹn ý nghĩa áo dài truyền thống Việt Nam.

3. Ý nghĩa áo dài truyền thống Việt Nam

Chiếc áo dài truyền thống chiếm trọn trái tim mọi người dân Việt NamChiếc áo dài truyền thống chiếm trọn trái tim mọi người dân Việt Nam

Trải qua hơn hàng ngàn năm Bắc thuộc và trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, chiếc áo dài Việt Nam đã trở thành niềm tự hào của dân tộc. Áo dài chính là một phần văn hóa gói trọn tinh thần của dân tộc Việt Nam. Tình cảm của người dân Việt được gói trọn trong bộ quốc phục này.

Những người phụ nữ Việt Nam luôn ưu ái sử dụng áo dài trong những sự kiện đặc biệt bởi bó vừa trang trọng, vừa tôn lên nét quyến rũ và đường cong cơ thể nhưng vẫn giữ được nét sang trọng, kín đáo và quý phái. Mặc lên mình chiếc áo dài, trong lòng mỗi con người đều dâng lên niềm tự hào dân tộc, niềm kiêu hãnh khi là một người dân nước Việt.

Áo dài truyền thống tô thêm vẻ dịu dàng cho phụ nữ Việt NamÁo dài truyền thống tô thêm vẻ dịu dàng cho phụ nữ Việt Nam

4. Mẫu áo dài truyền thống Việt Nam

Trong lễ cưới

Ở những dịp trọng đại của đời người đặc biệt là trong lễ cưới, áo dài được xem như là một trang phục hết sức đặc biệt. Dù cho cô dâu ở bất kỳ vùng miền nào hay chú rể đến từ một xứ sở khác thì áo dài vẫn là bộ lễ phục không thể thiếu đối với nàng dâu.

Áo dài truyền thống trong đám cướiÁo dài truyền thống trong đám cưới

Đặc trưng ở những bộ áo dài cưới chính là những thiết kế nổi bật với vô số chi tiết, màu sắc tươi sáng như đỏ, hồng, vàng,… Phần tay, cổ và tà áo dài cưới cũng dài hơn bình thường, ở trước ngực được đính ngọc trai, hoa lá,… nhằm thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đến cô dâu xinh đẹp nhất.

Đồng phục học sinh và giáo viên

Là một cách để dạy cho những bé gái Việt Nam yêu hơn nét truyền thống của con người Việt Nam, thì tại các trường học áo dài là trang phục bắt buộc cho giáo viên và học sinh nữ. Tuy kiểu dáng có phần đơn giản và màu sắc đơn điệu nhưng cũng nét duyên dáng, dịu dàng của áo dài vẫn không hề thuyên giảm.

Mỗi buổi chiều tan trường, hình ảnh những cô bé với tà áo dài trắng thướt tha là hình ảnh đẹp nhất, đáng ghi nhớ nhất của hầu hết những du khách nước ngoài ghé thăm Việt Nam.

Cô giáo với trang phục áo dài Cô giáo với trang phục áo dài

Mẫu áo dài đi chùa

Bên cạnh những bộ đồ lam thì áo dài truyền thống cũng là mẫu trang phục thích hợp nhất dành cho phật tử. Thông thường, mẫu áo dài truyền thống mặc đi chùa sẽ có màu nâu, màu xám hoặc màu xanh nhạt. Kiểu dáng của áo dài này cũng thoải mái hơn do rộng hơn chứ không ôm khít cơ thể như các mẫu áo dài khác.

Áo dài màu nâu đi chùa

5. Áo dài trong mắt bạn bè quốc tế

Tuy mỗi quốc gia đều có trang phục truyền thống riêng mang màu sắc dân tộc riêng biệt nhưng áo dài của Việt Nam rất tự hào khi được bạn bè trên khắp thế giới ngưỡng mộ và ao ước được thử một lần.

Đối với các bạn nữ quốc tế, họ rất ngưỡng mộ khi phụ nữ Việt Nam có bộ trang phục truyền thống vô cùng thùy mị nhưng lại rất đơn giản và thoải mái. Không ít bạn nữ cách nửa vòng trái đất mong muốn được đặt chân đến Việt Nam để ướm thử bộ áo dài và trở nên dịu dàng, đằm thắm như gái Việt.

Còn đối với các chàng trai nước ngoài khi lần đầu đặt chân đến Việt Nam đã không kìm được mà mắt chữ A mồm chữ O khi nhìn thấy các cô gái trong tà áo dài lướt qua. Trong mắt các chàng trai quốc tế, bộ áo dài đã toát lên đường cong điểm 10 của con gái Việt Nam. Bên cạnh đó, sự trong sáng trong tính cách lại khiến các chàng trai này bị đổ gục bởi lần gặp đầu tiên.

Áo dài trong mắt bạn bè quốc tế

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử cùng nhiều biến động của thời cuộc, chiếc áo dài vẫn trường tồn cùng năm tháng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ý nghĩa áo dài truyền thống Việt Nam. Dù đã qua nhiều lần cải cách, biến tấu nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được nét thuần khiết, trang nhã, thanh lịch như tâm hồn của người dân đất Việt.