Nguồn gốc của nhựa và thực trạng ô nhiễm nhựa trên thế giới
Nguồn gốc của nhựa là gì? Những tác dụng và thực trạng sử dụng nhựa hiện nay như thế nào? Nhựa là một loại nguyên liệu phổ biến và tiện lợi nhất trong cuộc sống con người, hầu như phần lớn vật dụng xung quanh chúng ta đều có sự góp mặt của nhựa. Các bạn hãy cùng với Việt Nam Tái Chế tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc về lịch sử của nhựa trong bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc của nhựa là gì?
Nhựa, hay còn được gọi là chất dẻo, là các hợp chất cao phân tử polyme hữu cơ. Các nguyên tử này có thành phần chính là cacbon, oxi, lưu huỳnh và nitơ. Các nhóm phân tử liên kết vào mạch cacbon tạo ra những tính chất khác nhau của polyme như độ dẻo, tính đàn hồi, bền, nhẹ, khó vỡ. Vật liệu nhựa được sử dụng khá phổ biến thay thế cho các sản phẩm vải, gỗ, da, thủy tinh, kim loại,… nhằm tiết kiệm tài nguyên cũng như tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
Trước đây, con người đa phần đều sử dụng kim loại, gỗ và những vật liệu có nguồn gốc từ động vật cho đồ gia dụng xung quanh mình. Các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu dòng lịch sử để biết thêm về nguồn gốc của nhựa và ai đã phát minh ra nhựa nhé.
-
Vào những năm 1600 TCN, người Trung Mỹ đã sử dụng cao su thiên nhiên để làm dây và các bức tượng nhỏ.
-
Năm 1938, vinyl chloride được phát minh.
-
Năm 1939, acrylic được phát minh
-
Năm 1847, polyester được phát minh.
-
Năm 1869, John Hyatt tạo ra celluloid với tính năng dai và dễ uốn. Đây được xem là loại nhựa đầu tiên trên thế giới.
-
Năm 1909, Leo Baekeland khám phá ra phenol formaldehyde, một loại chất dẻo có giá rẻ và dễ tạo hình.
-
Năm 1933, polyethylene được Reginald Gibson và Eric Fawcett phát hiện.
-
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những cải tiến mới về công nghệ hóa học đã đẩy mạnh sự phát hiện những loại nhựa mới như polypropylene, polystyrene, polyvinyl chloride, polyethylene terephthalate,… tạo ra những loại vật liệu mới thay thế thủy tinh và kim loại, gốm sứ trong vật dụng hàng ngày.
-
Đến nay, nhựa đã trở thành một sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất của các nước phát triển. Sản lượng sản xuất nhựa khoảng 300 triệu tấn mỗi năm và sẽ còn tăng lên do cải tiến công nghiệp.
Do đó, câu trả lời của câu hỏi nguồn gốc của nhựa là gì chính là nhựa được phát triển từ celluloid, hay còn gọi là loại nhựa đầu tiên trên thế giới. Từ đó, nhựa dần trở thành một loại nguyên liệu mới thay thế những loại nguyên liệu truyền thống khác.
Những bài viết liên quan
Các loại nhựa trên thế giới hiện nay
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại, có rất nhiều vật liệu nhựa đã được tìm thấy với những đặc tính cơ học và lý học khác nhau. Tùy theo nguồn gốc của nhựa mà chúng ta có thể phân loại chúng thành các nhóm lớn với những thuộc tính đặc trưng.
Phân loại theo khả năng phản ứng với nhiệt độ
Tùy theo khả năng phản ứng lại của phân tử polyme khi nhiệt độ tăng lên mà nhựa được chia thành ba nhóm chính:
-
Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa khi nhiệt độ tăng lên thì sẽ chảy mềm ra và chuyển sang trạng thái rắn khi hạ nhiệt độ xuống. Cấu trúc chính của loại nhựa nhiệt dẻo này là các mạch đại phân tử liên kết yếu với nhau và không có tính chất cơ học rõ ràng. Loại nhựa này có khả năng tái chế nhiều lần. Một số loại chất dẻo đặc trưng cho nhóm này là nhựa PE, nhựa PP, nhựa PS, nhựa PET, nhựa PMMA,…
-
Vật liệu đàn hồi: Hay còn được gọi là elastomer, có đặc tính đàn hồi mạnh như cao su. Tiêu biểu của nhóm này có thể kể đến nhựa PU và nhựa PVC.
-
Nhựa nhiệt rắn: Loại nhựa này không nóng chảy hay hòa tan dưới nhiệt độ cao do hợp chất cao phân tử đã chuyển sang trạng thái không gian ba chiều và không có khả năng tái chế trở lại. Một số loại vật liệu dẻo tiêu biểu của nhóm này như nhựa UF, nhựa epoxy, nhựa PF, nhựa melamine,…
Phân loại theo ứng dụng
Nhựa có rất nhiều tính năng tuyệt vời và khiến cuộc sống của con người trở nên thoải mái và tiện lợi hơn rất nhiều. Nếu phân loại theo ứng dụng chính thì nhựa được chia thành ba nhóm lớn:
-
Nhựa thông dụng: Là những loại nhựa giá rẻ, thường được sản xuất số lượng lớn, hay xuất hiện trong các vật dụng thông thường xung quanh chúng ta như nhựa PP, nhựa PET, nhựa PVC, nhựa ABS,…
-
Nhựa chuyên dụng: Là loại nhựa được sử dụng làm chất phụ trợ cho các thiết bị công nghiệp, điện tử,… như nhựa epoxy, nhựa PMMA, nhựa PTFE, nhựa PF,…
-
Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất vật lý và cơ học trội hơn so với nhựa thông thường, hay được dùng trong các sản phẩm công nghiệp như nhựa PC, nhựa PA,…
Tác dụng của nhựa trong đời sống con người
Kể từ khi được phát minh, nhựa đã nhanh chóng thay đổi nền văn minh hiện đại. Với những tác dụng vô cùng lớn lao, nhựa đã trở thành một loại vật liệu quan trọng bậc nhất trong công nghiệp và đóng góp vô cùng lớn cho sự phát triển nhân loại.
-
Góp phần tạo ra nguồn năng lượng mới: Thay vì những nguồn năng lượng điện than hay sức nước, nhựa góp phần tạo ra các thiết bị của cối gió, tuabin gió,… và các tấm năng lượng mặt trời, giúp con người khai thác được những nguồn năng lượng mới phục vụ cho đời sống.
-
Tiết kiệm nhiên liệu, giảm khối lượng của vật liệu: Nhựa góp phần trong công nghiệp sản xuất, đóng gói, vận tải,… giúp giảm khối lượng và tăng độ an toàn cho vật liệu.
-
Tiết kiệm tài nguyên khác: Với tính năng tiện lợi, giá thành rẻ, dễ sản xuất, nhựa hầu như có thể thay thế các nguyên vật liệu khác như kim loại, thủy tinh, gỗ,… giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm chi phí sản xuất.
Tình hình tiêu thụ nhựa và thực trạng ô nhiễm nhựa hiện nay
Với những ưu điểm và tính năng vượt trội, chất dẻo đã nhanh chóng phổ biến và trở thành những vật phẩm quen thuộc đối với con người. Mỗi ngày, lượng tiêu thụ nhựa trung bình của cả thế giới là vô cùng lớn. Trung bình ước tính một năm có 5000 tỷ túi nilon thải ra môi trường. Mỗi phút có hơn một triệu chai nhựa bị thải ra. Tổng lượng rác thải nhựa được ước tính có thể lên tới 6.3 tỷ tấn và với tình hình sử dụng hiện nay thì con số này có thể gấp đôi chỉ trong vòng 20 năm nữa.
Trong tổng số hơn 6 tỷ tấn rác thải nhựa nằm ngoài môi trường, có hơn 80% là thải ra môi trường biển. Nguồn gốc của nhựa rác thải này bao gồm nhựa dùng một lần, các hạt vi nhựa có trong nước thải, túi nilon, các sản phẩm nhựa chưa tái chế,… phần lớn đều trút hết ra biển, gây ra tình trạng ô nhiễm biển nặng nề và đe dọa đến sự sống còn của các loài sinh vật biển. Đồng thời, việc ô nhiễm nhựa cũng khiến các loại thực phẩm cơ bản của con người bắt đầu có hạt vi nhựa, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe loài người.
Chung tay tái chế rác thải nhựa cùng Việt Nam Tái Chế
Đối mặt với tình hình nghiêm trọng của ô nhiễm nhựa đối với môi trường, chúng ta cần phải hành động trước khi quá muộn. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ tái chế nhựa đã được phát triển, tạo nên những sản phẩm vô cùng độc đáo như thời trang, vật liệu xây dựng, nhiên liệu mới cho động cơ,… Các bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm nhựa, góp phần bảo vệ môi trường và Trái Đất xinh đẹp này như:
-
Hạn chế sử dụng nhựa, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần
- Tìm hiểu rõ về nguồn gốc của nhựa, thành phần, cấu tạo và phân loại để có biện pháp tái chế phù hợp
-
Phân loại nhựa theo từng nhóm để dễ tái chế, không vứt bỏ rác thải nhựa chung với các loại rác thải khác
-
Có ý thức gìn giữ vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi
-
Tham gia nghiên cứu, sáng tạo những biện pháp tái chế nhựa để góp phần giảm thiểu lượng rác thải cần xử lý
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rõ về nguồn gốc của nhựa. Hiện nay, tương lai con em chúng ta đang nằm trên ranh giới nguy hiểm của sự ô nhiễm môi trường sống nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của nhân loại. Chúng ta cần hành động ngay hôm nay. Hãy cùng Việt Nam Tái Chế chung tay phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa các bạn nhé.