Nguồn Gốc Của Thực Dưỡng

Thực Dưỡng ・
Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Anh Yu 08 Thg 02

Có thể nói rằng Hippocrates là người đầu tiên định nghĩa Macrobiotics với lời trích dẫn của mình : “Hãy để thực phẩm làm thuốc của bạn và thuốc men chính là thực phẩm của bạn”

Our food should be our

Ohsawa không bao giờ tuyên bố là người sáng lập hoặc người khởi xướng Thực dưỡng – Macrobiotic (một thuật ngữ có nghĩa là “cuộc sống hay sức sống vĩ đại “). Ông luôn luôn trao sự tín nhiệm này cho người thầy của mình, một bác sĩ Nhật Bản, Sagen Ishizuka, và cả hai người đều đã có được những cảm hứng từ cuốn “The Yellow Emperor’s Classic of Internal Medicine” (Hoàng Đế Nội Kinh), các tác phẩm kinh điển của Shinto (Một tôn giáo bản địa Nhật Bản), và các tác phẩm của Kaibara Ekiken và Mizuno Nanboku. Manabu Nishibata, một đệ tử của của Ishizuka, cũng đã có một ảnh hưởng quan trọng đối với Ohsawa.

Cuốn Hoàng Đế Nội Kinh có thể được viết ra khoảng 500 trước Công nguyên, là một bộ tài liệu biên soạn về sự thông thái Y học của người Trung Quốc cổ đại. Nó cho rằng có một mối quan hệ sâu xa giữa thực phẩm, y tế, và bệnh tật, và cho rằng thực phẩm là một phương tiện quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tầm quan trọng đặc biệt và sức mạnh của hạt ngũ cốc trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe đã được nêu rõ. Ohsawa thường trích dẫn lời khuyên trích từ cuốn sách đó “Người thật sự chính chắn không chỉ quan tâm đến việc chữa trị bệnh tật, mà còn quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh tật.” Dinh dưỡng và y học được xem là các lĩnh vực có liên quan rất chặt chẽ,  và sức khỏe được xem là phần thưởng tự nhiên của một cuộc sống tự chủ và điều độ, sống phù hợp với các qui luật của tự nhiên

Các sách kinh điển đạo Shinto như Kojiki (biên soạn năm 712 AD) và Nihonshoki (720 AD) nói rằng thần thực phẩm đã tạo ra “ngũ cốc” (có cả đậu nành và đậu đỏ) từ cơ thể của mình để làm phương tiện nuôi dưỡng con người. Trên hơn một ngàn năm, tại ngôi đền nổi tiếng nhất của Nhật Bản ở Ise, vị thần này đã được thờ cúng dưới hình thể của hạt gạo lứt đỏ. Gạo và các thực phẩm khác đã luôn luôn đóng một vai trò chủ yếu trong nghi lễ hàng năm.

9780804836753 06033.1405454810.1280.1280

Ekiken Kaibara (1630-1714) là một sinh viên nghiên cứu về nền văn học Trung Quốc và y học phương Đông, người cũng đã viết về triết học (chủ yếu là Nho giáo), đạo đức, giáo dục, và lịch sử tự nhiên. Trong cuốn sách có ảnh hưởng lớn của ông, cuốn Yojokun (Luận về Sự dinh dưỡng của cuộc sống), ông mô tả một chế độ để duy trì sức khỏe tốt bằng cách tránh tất cả những sự nuông chiều bản thân. Ông khuyến khích mọi người “ăn ít, ngủ ít hơn, ít ham muốn,”  tránh ăn thịt, và thực hành một hình thức tự xoa bóp gọi là Do-in. Kaibara tin rằng sự kế thừa của con người khôn ngoan là say mê thích thú với những thú vui đơn giản nhưng sâu sắc của trời đất, và sống thọ 100 tuổi.

Nanboku Mizuno, người đã sống trong khoảng từ giữa những năm 1700 và đầu những năm 1800 là cha đẻ của thuật xem tướng Nhật Bản. Sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát trong vai trò của một tiếp viên trong một phòng tắm công cộng Nhật Bản, một thợ cắt tóc, và công nhân tại nhà hoả táng, ông đã viết tác phẩm kinh điển vĩ đại về thuật tướng số, cuốn “Soho Nanboku “ ( Phương pháp xem tướng Nanboku), một công trình mười tập xuất bản giữa những năm 1788 và 1805. Ông cảm thấy rằng tính cách và khí chất trong quá khứ và tương lai của con người có thể được thấy được bằng cách quan sát cẩn thận  các đặc điểm về thể chất, và nói rằng người ta có thể thay đổi tuổi thọ được thừa hưởng của họ bằng một chế độ ăn uống thích hợp.

hist%20photo%201 0 small

Tiến sĩ Sagen Ishizuka (1850-1910) đã lớn lên và được đào tạo vào thời điểm khi văn hóa phương Tây, bao gồm cả nền y học và dinh dưỡng “khoa học”  được nhập khẩu vào Nhật Bản. (ví dụ, vào năm 1883, chính phủ Nhật Bản nghiêm cấm việc thực hành các kỹ thuật y học cổ truyền như châm cứu, thuốc thảo dược, và xông hơi, và Nền y học phương Tây được thiết lập như là chế độ điều trị bệnh tật chính thức). Bị đau đớn bởi bệnh nhiễm trùng thận, chàng trai trẻ Ishizuka đã không thể tự chữa bệnh bằng y học phương Tây, do đó, ông chuyển sang nghiên cứu về y học phương Đông. Việc này đã trở thành mối quan tâm suốt đời ông về thực phẩm và sức khỏe, trong khi đó,  ông đang làm việc với tư cách là một bác sĩ trong quân đội. Năm 1897 ông xuất bản các kết quả nghiên cứu của mình trong một tác phẩm đồ sộ có tựa đề là  “A Chemical-Nutritional Theory of Long Life” (Lý thuyết về hóa chất và dinh dưỡng của cuộc sống thọ). Một phiên bản phổ biến về công việc kỹ thuật đầy khó khăn này xuất hiện vào năm 1899 là cuốn “A Nutritional Theory of the Mind and Body: A Nutritional Method for Health.” (Lý thuyết dinh dưỡng tâm thể: Một phương pháp dinh dưỡng vì sức khỏe.) Cuốn sách thứ hai này rất phổ biến, và được tái bản 23 lần.

Nghiên cứu của Ishizuka  đã đưa ông đến việc kết luận rằng sự cân bằng của chất muối Kali (K) và Natri (Na) trong cơ thể là yếu tố quyết định chính đối với sức khỏe, rằng thực phẩm là yếu tố chính trong việc duy trì sự cân bằng này, và vì thế mà thực phẩm phải là cơ sở trong việc chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Thực phẩm là vị thuốc cao cấp. Con người về bản chất, thuộc về lúa gạo nên chế độ ăn uống tối ưu của con người cần phải dựa vào cốc loại, là loại có tỷ lệ K / Na khoảng 2,5.

Ishizuka thấy người phương Tây là những người bị Na chi phối (những sản phẩm động vật giàu natri -sodium) được đặc trưng hóa bằng chủ nghĩa vật chất, tính ích kỷ, cá nhân hóa, và có chiều hướng thỏa mãn các giác quan.

Sau khi nghỉ hưu Ishizuka cống hiến mình để giảng dạy và mở phòng mạch tư nhân. Năm 1908, ông và các đệ tử của mình thành lập phong trào Shokuyo-kai (phong trào thực phẩm dinh dưỡng ), để dạy cho mọi người về những vấn đề phiền toái khi áp dụng chế độ ăn mới theo phương Tây, nhiều thịt, đường và các loại thực phẩm tinh chế. Họ kêu gọi sự quay về với chế độ ăn truyền thống của Nhật Bản dựa trên cốc loại  nguyên hạt, rau, và các thức ăn từ đậu nành.  Hàng ngày, Ishizuka đã khám bệnh cho nhiều bệnh nhân và chữa khỏi cho họ bằng thực phẩm. Ông nổi tiếng nhờ vào sự thành công trong việc chữa lành những căn bệnh được cho là không thể chữa được bằng các phương pháp tiêu chuẩn của phương Tây.

Như vậy, trong khi hầu hết người Nhật đã bị cuốn trôi bởi cơn thủy triều Tây phương hóa, dần dần từ bỏ nền văn hóa và truyền thống riêng của họ (bao gồm cả thực phẩm và nghệ thuật chữa bệnh), thì Ishizuka và các cộng sự đã xem xét xu hướng này một cách nghiêm túc; họ đã cố gắng vay mượn và chỉ tổng hợp những điểm tốt, trong khi đó bảo toàn được “bản chất quốc gia Nhật Bản” đang có nguy cơ biến mất.

asia chicken

THE FARMER BY HIS FIELD A Character Study in OLD JAPAN 1A.105170712 std

 

Tiến sĩ Manabu Nishibata, Một môn đệ của Ishizuka, đã phát triển một khái niệm cơ bản cho rằng thực phẩm nên được lựa chọn theo nguyên tắc của Shin-do fu-ni, có nghĩa là “thân thể và trái đất không phải là hai.” Theo đó, con người dân  phải chăm sóc môi trường của họ như chăm sóc chính cơ thể của họ, vì trong thực tế, cả hai đang liên tục chảy vào nhau. Tương tự như vậy, mọi người phải học được niềm vui trong việc hòa cùng dòng chảy với các nhịp điệu theo các mùa chính yếu của trái đất, trong việc chọn lựa các loại thực phẩm theo thời gian và địa điểm, có tại địa phương và trong mùa vụ, hài hòa với trật tự của vũ trụ.

 

Sự phát triển của Thực dưỡng

gandhi

George Ohsawa đã hoàn toàn hồi phục sau khi bị bệnh lao phổi và lao ruột kết vào năm 1911 bằng cách sử dụng một chế độ ăn uống do Tiến sĩ Sagen Ishizuka  đề xuất. Chế độ ăn uống này chủ yếu là việc ăn uống các loại thực phẩm sống tự nhiên có trong mùa vụ. Bác sĩ Ishizuka là một bác sĩ quân y đã có nhiều thành công lớn lao trong việc giúp cho nhiều người phục hồi sức khỏe sau khi mắc phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng  vào thời ấy. Ông đã thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng và xuất bản 2 tập sách lớn về những công trình của mình. Lý thuyết của ông nằm ở sự cân bằng chính xác của Potassium (Kali) và Sodium (Na) cũng như sự cân bằng chính xác giữa mức độ axit và kiềm trong chế độ ăn uống của con người sẽ dẫn đến một sức khỏe tốt.

Ohsawa đã rất biết ơn khi có một cuộc sống mới an vui nên ông dành phần đời còn lại của mình để tiếp tục công việc của Tiến sĩ Ishizuka. Ông sử dụng từ “macrobiotic,” một thuật ngữ viết theo từ Macro trong ngôn ngữ Hy Lạp, có nghĩa là vĩ đại, và bios có nghĩa là cuộc sống, như những gì ông đã phát hiện khi đọc tác phẩm của Hufeland. Dự định của ông là tạo ra một chế độ ăn uống và triết thuyết để giúp mọi người sống một cuộc đời đạt mức hoàn hảo nhất.

Từng cận kề cái chết, và xem mỗi ngày còn sống là quà tặng từ ơn trên, Ohsawa đã quyết định làm những điều tốt đẹp nhất cho mọi người trong suốt phần đời còn lại của mình.

Có lẽ do kết quả từ trải nghiệm cận kề cái chết nên Ohsawa đã nhấn mạnh rất nhiều vào sự biết phán đoán, sự nhận thức và biến nó thành một trong 7 tiêu chí thiết yếu để có sức khỏe tốt . Trong các bài viết của mình, Ông cảm nhận rõ rằng cuộc sống rất quý giá và ít có kiên nhẫn với những người không tự ràng buộc đầy đủ với cuộc sống và không tôn trọng thân thể của mình. Ohsawa đã phát triển một triết lý phù hợp với các ý tưởng của Bác sĩ Ishizuka về thực phẩm, và ông đã viết gần 300 cuốn sách trong đời mình.

Nền tảng của thực dưỡng nằm ở chỗ mỗi người trong chúng ta phải chịu trách nhiệm về cuộc đời và sức khỏe của chính mình.

Vào thời điểm đó, đây là một tư tưởng tiên phong cấp tiến. Con người có khuynh hướng chỉ sống cho mình và khi ốm đau thì đến bác sĩ khám bệnh và dùng thuốc chữa bệnh. Có quá ít sự quan tâm đối với thức ăn, thức uống. Ohsawa đã có đủ cảm hứng, năng lực để chuẩn hóa môn Thực dưỡng nhờ những lời dạy của Kaibara Ekiken, Andou Shōeki, và Mizuno Namboku cũng như những lời dạy của Sagen Ishizuka và các đệ tử  như  Manabu Nishibata và Goto Shojiro.

Theo những người ủng hộ Thực dưỡng, nhiều nền văn hóa truyền thống tồn tại lâu dài , chẳng hạn như nền văn hóa của người Inca và người Trung Quốc trong thời đại nhà Hán, đã áp dụng các phương pháp thực dưỡng. Ohsawa đã rút  từ nền y học dân gian châu Á và Nhật Bản những điều tinh tế để tạo ra phiên bản riêng của mình về triết thuyết sức khỏe này.

George Ohsawa đi lại  khắp nơi và  truyền bá thông điệp của mình ở bất cứ nơi nào ông đến. Ông tổ chức và điều hành các khóa học về Thực dưỡng, và tại Nhật Bản ông đã đào tạo được một nhóm học viên và những người này đã đến với  thế giới và phổ biến thực dưỡng tại các châu lục khác.

Năm người trong số đó, Michio & Aveline Kushi, Herman, Cornelia Aihara & Shizuko Yamamoto đến Bắc Mỹ. Những người khác đến Pháp, Đức và Brazil.

Michio Aveline Kushi.199112459 stdherman aihara

Thành tựu vĩ đại nhất của họ là phổ biến thành công tại phương Tây một dải lớn hệ tư tưởng Nhật bản và Trung Hoa, những điều thực tiễn và các sản phẩm mở đường cho phong trào thực dưỡng phát triển.

Trong chương trình phát triển thực dưỡng, họ đã đưa vào những kiến thức và thực nghiệm khác như là Phương pháp xoa bóp trị liệu shiatsu, do in ( Tập luyện khai thông kinh mạch, tập thở, tập khí lực và thiền định, tự xoa bóp), chiêm tinh học, 9 Ki, thiền định, chữa bệnh bằng cách đặt tay truyền năng lượng, cầu nguỵện, kinh dịch và sự chẩn đoán bệnh tật theo phương Đông

Trong thập niên 60, phong trào thực dưỡng thu hút nhiều người có tinh thần phiêu lưu, tư tưởng tự do, những người muốn đến với một cuộc sống khác, một cuộc sống thay cho lối sống vật chất hóa hiện đang dẫn đưa con người đến với một chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng và trong  một số trường hợp, làm cho sức khỏe yếu kém.

hsholymanjam70

Thời gian trôi qua, những ngôi nhà dùng làm nơi nghiên cứu thực dưỡng phát triển thành những trung tâm thực dưỡng đúng nghĩa khắp nước Mỹ và châu Âu. Tại các trung tâm này người ta có thể tìm hiểu về những ý tưởng đằng sau việc ăn uống dưỡng sinh và cách thức nấu các món ăn.  Trong khi trước đó chỉ có những người bị coi là  lập dị  tham gia thực dưỡng chấp nhận một lối sống thay thế,  thì vào những năm 1970, thực dưỡng bắt đầu hấp dẫn tất cả các thành phần khác trong xã hội  như các bác sĩ, các chuyên gia y tế, diễn viên, vận động viên thể thao, các doanh nhân và chính trị gia.

https://www.youtube.com/watch?v=_LP_0D7m9pg

Các trung tâm  và cộng đồng thực dưỡng mọc lên trong những năm 1970 và những năm 1980 đã trở thành nơi đến  nếu bạn muốn tìm hiểu năng lượng, về khí, âm dương, ngũ hành, bát quái và nghiệp. Trong thời gian này có sự bùng nổ sự quan tâm đến tất cả mọi thứ từ phía đông. Michio và các đồng nghiệp của ông cũng chịu trách nhiệm đưa đậu phụ, miso, rau biển, mận umeboshi, trà bancha  về phía tây.

Các thành viên của cộng đồng thực dưỡng hổ trợ  giúp đỡ việc thành lập các khoa ngành khác như châm cứu, võ thuật hiệp khí đạo (aikido), khí công.

Điều không thể tránh khỏi là nhiều hội đoàn, ngành nghề từng kết hợp với Thực dưỡng ở Mỹ và châu Âu đã lớn mạnh và cuối cùng đã tách rời ra khỏi gia đình thực dưỡng. Thời gian trôi qua, ngay cả những môn học như Khí, âm dương và ngũ hành không còn được coi là đặc biệt của riêng ngành thực dưỡng và y học thực dưỡng đã đi tiên phong trong cuối những năm bảy mươi, đầu thập niên tám mươi thì nay đã trở thành chủ đạo trong thập niên 1990.

51KAFYRWZVL. SY344 BO1,204,203,200

Khi  những điều mới lạ mang đến cho phương Tây không còn hấp dẫn nữa thì xuất hiện cuốn sách của  Tiến sĩ Sattilaro “Recalled by Life” (Thực dưỡng chiến thắng ung thư) và cuốn sách viết về sự phục hồi sức khỏe từ căn bệnh ung thư này đã kích thích nhiều người đến với thực dưỡng với mục đích chữa lành được căn bệnh nghiêm trọng của họ. Bây giờ, thực dưỡng đã có chiều hướng nghiêm túc hơn với sự chú trọng vào việc chữa lành bệnh. Trong khi những thành công càng lúc càng nhiều và nhiều người đã viết về sự phục hồi của mình từ nhiều căn bệnh ung thư khác nhau nhờ vào thực dưỡng thì toàn bộ chế độ ăn uống dưỡng sinh được mọi người biết đến như một chế độ ăn uống chữa trị bịnh ung thư.

Một trong những kết quả của việc này là chế độ ăn trở nên tập trung hơn và rõ ràng hơn. George Ohsawa đã đặt sự nhấn mạnh vào việc chọn lựa các thực phẩm dưỡng sinh có lợi cho sức khỏe hơn là liệt kê ra một bản danh sách tất cả các loại thực phẩm được đề nghị cùng với các phương pháp khác nhau để nấu nướng chúng. Sử dụng kinh nghiệm to lớn của mình trong việc chữa bệnh,  Michio Kushi đã nêu một cách chi tiết những gì ông mô tả như là một chế độ ăn uống dưỡng sinh chuẩn. Sự phổ biến của thực dưỡng cùng với những người đã hồi phục sau khi bị bệnh nặng có nghĩa là chế độ ăn uống và phương pháp thực hành đã trở nên thuần túy hơn, với sự chú trọng nhiều hơn vào các loại thực phẩm sạch và có lợi cho sức khỏe.  Điều này có xu hướng làm cho những người đang tìm kiếm một phong cách sống chung khỏe mạnh không thấy thích thú nữa và thậm chí đã mang lại cho  phương pháp thực dưỡng tiếng tăm cực kỳ to lớn mặc dù phương pháp thực dưỡng có rất nhiều điểm trùng hợp với những khuyến nghị về ăn uống của Tổ chức Y tế Thế giới.

Khi được xem xét một cách trọn vẹn, thực dưỡng thể hiện một chế độ ăn uống căn bản trong phạm trù của sự cân bằng giữa axit và kiềm cũng như giữa natri và kali, là điều đã được khắc sâu bởi sự nghiệp của Sagen Ishizuka và sau đó là của Herman Aihira, cùng với các khái niệm như âm và dương và ngũ hành của George Ohasawa và được Michio Kushi phát triển nhiều hơn nữa . Nó thể hiện một chế độ ăn uống khỏe mạnh có nhiều carbohydrate phức hợp, trong khi đó, các loại thực phẩm có chỉ số gây biến động đường huyết cao thường có rất ít carbohydrate. Các loại thực phẩm được sử dụng suốt các giai đoạn  lịch sử của Thực dưỡng rất đa dạng và phù hợp với bất kỳ nền văn hóa hoặc khí hậu trên thế giới.

Thực dưỡng mà George Ohsawa đã viết về nó là một phương pháp linh hoạt, với nó, bạn có thể ăn bất cứ thứ gì miễn là bạn biết ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của bạn, và đây chính là điều mà bạn muốn. Ông liệt kê chế độ ăn bao gồm cả thịt đến việc nhịn không ăn gì cả ngoài cốc loại trong một vài ngày.

Để thực sự hiểu biết về Thực dưỡng, điều thật hữu ích là nghiên cứu tất cả các bước thăng trầm suốt lịch sử hơn 200 năm của nó và xem xét nó thật trọn vẹn. Từ điểm ưu thế này bạn có thể đi theo một dạng thực dưỡng thích hợp nhất đối với bạn và những nhu cầu hiện có của bạn. Thực dưỡng có một lịch sử phong phú đầy màu sắc và nó sẽ có một cái gì đó tốt đẹp cho riêng từng người.

 2240C33BD 036F 763D 863DB65934355936Nguồn tham khảo: http://www.soyinfocenter.com/HSS/george_ohsawa_macrobiotics_soyfoods1.php

Lê Hà Lộc dịch