Người yêu cũ nhắn tin hỏi thăm có nên trả lời không? – Tin Đẹp
Đối với nhiều người, người yêu cũ là một thứ gì đó rất “hãm”, còn đáng sợ hơn kẻ thù. Nếu một ngày đẹp trời, bỗng dưng bạn nhận được tin nhắn hỏi thăm từ người yêu cũ, chắc chắn trong đầu bạn sẽ hiện lên hàng ngàn những thắc mắc, không biết anh ta/cô ta nhắn tin cho mình có mục đích gì? Hay là họ vừa chia tay người yêu nên muốn quay lại với mình?… Bạn lại băn khoăn không biết có nên phản hồi lại tin nhắn hay không. Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi người yêu cũ nhắn tin hỏi thăm có nên trả lời không.
Nếu một ngày người yêu cũ nhắn tin hỏi thăm có nên trả lời không?
Khi kết thúc một mối tình sâu đậm chắc chắn bạn sẽ phải trải qua quãng thời gian đau đớn, khó khăn mới có thể sống bình thường trở lại. Nếu một người thật sự yêu bạn sẽ không bao giờ muốn nhìn thấy bạn đau khổ hay rời xa bạn cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, còn người đã phản bội hay chọn biện pháp rời xa bạn thì chứng tỏ với họ bạn không còn quan trọng nữa.
Có một sự thật không thể chối cãi được chính là những tin nhắn yêu thương, quan tâm dành cho đối phương lúc đang yêu nhau sẽ khiến đối phương vô cùng hạnh phúc nhưng khi cả hai không còn là gì của nhau nữa thì những tin nhắn hay cuộc gọi vào thời điểm này sẽ khiến đối phương cảm thấy áp lực và khó chịu.
Nếu một ngày bỗng dưng bạn nhận được tin nhắn hỏi thăm từ người yêu cũ, cho dù bạn có còn tình cảm với người ấy hay không thì bạn cũng nên tỏ thái độ bình thường, dửng dưng và cho họ biết rằng bạn đang sống rất tốt, cũng đừng quên hỏi thăm lại về cuộc sống của đối phương như thế nào.
Những điều cần tránh khi nhắn tin với người yêu cũ
1. Không sử dụng những từ ngữ âu yếm
Một điều tối kỵ bạn không nên sử dụng khi nhắn tin với người yêu cũ chính là những từ ngữ âu yếm như “anh yêu”, “ông xã”,… hay những biệt danh riêng giữa hai người yêu nhau. Việc nhắn tin như thế sẽ khiến đối phương cảm thấy bối rối và gây ra những hiểu lầm không đáng có giữa hai người.
2. Không nói nhớ đối phương
Khi nhắn tin với người yêu cũ bạn nên hạn chế tối đa những kiểu nhắn tin như “anh nhớ em” hoặc “em nhớ anh” với mong muốn hàn gắn mối quan hệ này. Thay vào đó, bạn nên gọi điện hoặc gặp trực tiếp để nói chuyện với đối phương và tìm cách giải quyết tốt nhất.
3. Không nên nhắn tin chửi bới người ấy
Những tin nhắn chửi bới chỉ khiến mối quan hệ của hai người trở nên tồi tệ hơn và làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt nhiều người khi đối phương mang ra khoe với những người xung quanh. Hãy để quá khứ ngủ yên, bạn chỉ nên nói những điều cần nói mà thôi, không nên tiêu tốn thời gian, sức lực, tình cảm của mình vào những việc làm không cần thiết, hãy cứ mặc kệ họ.
4. Đừng nhắn tin nữa nếu người ấy không trả lời tin nhắn trước đó của bạn
Nếu bạn đã nhắn tin với người yêu cũ mà người ấy không trả lời thì bạn đừng nên nhắn thêm bất kỳ tin nhắn nào nữa. Họ không hồi đáp chứng tỏ họ không muốn nói chuyện với bạn và bạn nên tự hiểu điều đó. Nếu cứ mãi nhắn tin cho họ thì bạn sẽ trở thành một người thảm hại đang cố gắng níu kéo tình cảm đã không còn hy vọng này thôi.
5. Đi thẳng vào vấn đề
Khi có vấn đề nào đó cần giải quyết với người cũ thì tốt nhất khi nhắn tin bạn hãy đi thẳng vào vấn đề chính. Chỉ nên nói một cách ngắn gọn, rõ ràng nhất có thể, không nên bắt đầu kiểu tin nhắn ngập ngừng, vòng vo như “hi”, “chào anh”, “anh khỏe không”,…
Người yêu cũ nhắn tin nói gì cho ngầu?
Qua đây bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi người yêu cũ nhắn tin có nên trả lời không rồi nhé. Cho dù thế nào đi nữa, một mối tình đã qua chứng tỏ hai người đã hết duyên thì tốt nhất hãy để mọi chuyện vào quá khứ, đừng khơi dậy cũng đừng dằn vặt nhau. Hãy đối xử với nhau như những người bạn bình thường, nếu có thể thì cứ xem nhau như người dưng đừng quan tâm đến nhau thêm nữa.