Người trẻ hướng đến tự do tuổi 50

Muốn thoải mái du lịch, gặp gỡ bạn bè, tự do tuổi 50, vợ chồng chị Oanh sớm lên kế hoạch với mục tiêu tài chính, sức khỏe dẻo dai và tinh thần vững vàng.

Ở tuổi 42, là công chức Nhà nước, chị Oanh đã mường tượng đến viễn cảnh tuổi 50 rồi về hưu sau hơn 13 năm nữa. Chồng chị hơn chị 5 tuổi, có khả năng sẽ về hưu cùng khoảng thời gian như vậy. “Tôi luôn nghĩ đến cảnh hai vợ chồng cùng nhau đi du lịch, tham gia các nhóm người cao tuổi ở khu phố và được thoải mái làm những gì mình muốn khi bước vào tuổi trung niên”, chị Oanh bày tỏ. “Tất nhiên, để được hưởng thụ như vậy, vợ chồng tôi cũng phải có kế hoạch cụ thể, đặc biệt là về tài chính”, chị nói thêm.

Theo chị Oanh, lương hưu chỉ có thể đảm bảo cuộc sống ở mức tối giản, chứ chưa chắc đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu, chưa kể nếu không may gặp rủi ro bệnh tật, dù có tiền tiết kiệm trước đó, gánh nặng tài chính sẽ lớn hơn. “Đầu tư chứng khoán, bất động sản đang trở thành trào lưu nhưng vợ chồng tôi không có kinh nghiệm lại không có nhiều vốn. Sau thời gian tìm hiểu, chúng tôi quyết định tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, vừa bảo vệ sức khỏe, vừa kết hợp đầu tư”, chị Oanh chia sẻ.

Anh Long, chồng chị cho biết thêm, cầm sản phẩm bảo hiểm trên tay, bản thân cũng yên tâm hơn vì nếu không may có rủi ro về sức khỏe cũng không bị áp lực về tài chính nhiều.

Nhiều người trẻ có xu hướng bắt đầu hoạch định cho cuộc sống về già khi họ bước vào độ tuổi 40. Ảnh: Shutterstock

Nhiều người trẻ có xu hướng bắt đầu hoạch định cho cuộc sống về già khi họ bước vào độ tuổi 40. Ảnh: Shutterstock

Mới đây, VnExpress có bài viết Nhiều người tìm kiếm tự do ở tuổi 50, thu hút nhiều luồng ý kiến. Các độc giả trung niên bàn luận quan điểm sống tự tại ở tuổi xế chiều, những vấn đề thường gặp, khó khăn khi bước vào tuổi này. Có người ưu tiên về sức khỏe, có người quan tâm đến tài chính, người đề cao tinh thần. Mỗi ý kiến đưa ra đều có cơ sở riêng.

Độc giả Nguyễn Thăng chia sẻ, lứa tuổi trên dưới 50 hiện nay là lứa thanh niên cuối thập niên 80, đầu 90 trong những năm đầu đổi mới, bị giới hạn bởi hoàn cảnh, tư duy, tầm nhìn nên việc tích lũy, chuẩn bị cho tuổi già phần lớn chưa được tốt. Tuy nhiên, anh cũng cho rằng, so với những thế hệ trước đó thì đã khác rất nhiều, nếu có tầm nhìn thì hoàn toàn ung dung, tự tại khi bước vào tuổi già.

Một khảo sát do Prudential thực hiện năm 2020, cho thấy, 85% người Việt mong muốn có một cuộc sống tự do sau tuổi 50. Ảnh: Shutterstock

Một khảo sát do Prudential thực hiện năm 2020, cho thấy, 85% người Việt mong muốn có một cuộc sống tự do sau tuổi 50. Ảnh: Shutterstock

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn một cuộc sống hạnh phúc của con người. Kết quả một khảo sát do Prudential hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam thực hiện năm 2020, cho thấy, 85% người Việt mong muốn có một cuộc sống tự do sau tuổi 50. Trong đó, sức khỏe thể chất là mối quan tâm hàng đầu (59%), tiếp đến là tinh thần (30%) và tài chính (11%).

Anh Hùng Cường, tác giả của bài viết về tìm kiếm tự do tuổi 50 có đề cập ở trên, cho rằng, mọi mục tiêu đều xa vời nếu không có sự chuẩn bị từ sớm, nhất là trong bối cảnh biến cố lớn bất ngờ ập tới, tác động toàn xã hội như Covid-19. “Mọi người cần lên lộ trình, triển khai nhanh và nghiêm túc tất cả yếu tố giúp độc lập tuổi già gồm: sức khỏe thể chất, tinh thần, tài chính và các mối quan hệ xã hội…”, anh chia sẻ quan điểm.

Hình dung của bạn về tuổi 50 như thế nào? Như thế nào là một cuộc sống thoải mái, tự do ở tuổi 50? Bạn đã có những chuẩn bị như thế nào khi bước vào tuổi này? Những câu hỏi này sẽ được thảo luận tại tọa đàm “Tuổi 50 – Cột mốc tự do hay giai đoạn khủng hoảng?” phát sóng lúc 10h, ngày 9/12 trên VnExpress.

Các chuyên gia tại tọa đàm sẽ chia sẻ góc nhìn chân thực, kinh nghiệm và quan điểm cá nhân xoay quanh chủ đề tuổi 50, đồng thời, đưa ra những gợi ý về cách chuẩn bị cho tương lai độc lập khi về già.

Huyền Anh