Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội có được không?
Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội có được không?
Rất nhiều người lao động làm việc tại doanh nghiệp không muốn đóng bảo hiểm xã hội. Vậy không đóng bảo hiểm xã hội có được không? có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc và người lao động hiểu rõ hơn.
Người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội có được không?
1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định thì người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội khi phát sinh hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH gồm các đối tượng sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”
Bên cạnh đó, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Như vậy, theo quy định thì người lao động làm việc tại công ty doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH và doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp là người lao động tự do thì có thể thể lựa chọn đóng BHXH hoặc không?
2. Người lao động tại doanh nghiệp không đóng BHXH được không?
Theo quy định thì người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị có kết giao hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc từ đủ 3 tháng trở lên thì doanh nghiệp và người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Tức là cả Doanh nghiệp và người lao động đều phải tham gia theo tỷ lệ trích đóng dựa trên tiền lương trong hợp đồng lao động.
NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên bắt buộc tham gia BHXH.
Cụ thể, mức đóng BHXH của người lao động và doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại Quyết định 959/QĐ-BHXH ban hành ngày 9/9/2015 và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ban hành ngày 27/5/2020. Cụ thể mức đóng tính trên tiền lương tháng đóng BHXH theo tỷ lệ như bảng sau:
Người sử dụng lao động
Người lao động
BHXH
BHYT
BHTN
BHXH
BHYT
BHTN
HT
ÔĐ-TS
TNLĐ-BNN
HT
ÔĐ-TS
TNLĐ-BNN
14%
3%
0,5%
3%
1%
8%
–
–
1,5%
1%
17,5%
8%
21,5%
10,5%
Tổng cộng đóng 32%
Bảng mức đóng BHXH của người lao động tại doanh nghiệp
Tuy nhiên, do một vài lý do mà người lao động không muốn đóng BHXH, NLĐ cần nộp bản cam kết không tham gia đóng BHXH và trình bày rõ nguyên nhân.
2.1 Bản cam kết xác nhận không tham gia đóng BHXH là gì?
Bản cam kết xác nhận không tham gia BHXH hay mẫu thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội là văn bản do người lao động lập khi không có nhu cầu tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mẫu bản cam kết xác nhận không tham gia đóng BHXH mới nhất 2022
>>> Tải về mẫu mới nhất 2022 file word TẠI ĐÂY
Người lao động điền đầy đủ các thông tin yêu cầu trong bản thỏa thuận không đóng BHXH gồm: Họ và tên, số CMND hoặc số thẻ CCCD, địa chỉ hộ khẩu thường trú, nơi ở và lý do viết bản cam kết;…người lao động ký tên và gửi ban giám đốc công ty để xin xác nhận của công ty và nộp bản cam kết này cho doanh nghiệp để gửi lên cơ quan BHXH.
Như vậy người lao động đủ điều kiện không muốn tham gia BHXH cần làm bản cam kết nêu trên. Trong trường hợp NLĐ/ người sử dụng lao động tự ý không khai báo việc không tham gia đóng BHXH sẽ bị áp dụng quy chế phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH.
3. Người lao động và doanh nghiệp có thể bị phạt nếu không đóng BHXH
Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH. Trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc không đóng BHXH sẽ vi phạm quy định của pháp luật về BHXH được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 17, Luật bảo hiểm xã hội 2014.
“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”
Lưu ý: Hành vi trốn đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH.
Tham gia BHXH mang đến nhiều lợi ích cho người lao động với các chế độ như: hưởng lương hưu, hưởng chế độ ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưởng trợ cấp thất nghiệp… Tham gia BHXH đồng thời là hình thức góp phần nâng cao an sinh xã hội, đem đến cho người dân cuộc sống tốt đẹp hơn.
3.1 Mức phạt trốn đóng BHXH
Căn cứ vào Khoản 5, Khoản 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP về việc vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải chịu mức phạt như sau:
-
Phạt tiền từ 50.000.000 – 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên mức phạt tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Người lao động bị phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng khi có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng mức quy định hoặc tham gia không đúng đối tượng.
Như vậy, Trong trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội cả người lao động và người sử dụng lao động đều có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo các quy định về mức phạt trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội từ 2022.
Do đó, người lao động và người sử dụng lao động cần đặc biệt lưu ý, trong trường hợp người lao động không muốn tham gia BHXH có thể gửi cam kết xác nhận không tham BHXH hay mẫu thỏa thuận không đóng BHXH có xác nhận của công ty đến cơ quan BHXH để tránh bị phạt gây thiệt hại về tài chính.