Ngọt gấp vài trăm lần đường mía, loại hóa chất dùng hàng ngày trong nấu ăn này có thể gây ung thư nếu sử dụng sai cách
Có một loại “phụ gia đặc biệt”, có vị ngọt gấp nhiều lần đường kính
Từ trước đến nay, đã có nhiều trường hợp sử dụng đường hóa học không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm cho khách bị phanh phui. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng đường hóa học không phải 100% gây hại như nhiều người nhầm tưởng.
Theo chuyên gia Vũ Thế Thành, mọi người không nên có cái nhìn quá tiêu cực với đường hóa học bởi trong thực tế, rất nhiều thực phẩm chúng ta đang ăn cũng có sử dụng hóa chất, ví dụ trong bánh nướng đều có bột nở, đó là phosphat và sodium bicarbonate, trong nước ngọt cũng có chứa acid phosphoric…
Đường hóa học không đáng sợ như chúng ta tưởng.
Đường hóa học được gọi là chất tạo ngọt nhân tạo, có độ ngọt gấp vài chục, thậm chí hàng ngàn lần so với đường tự nhiên. Đường hóa học có nhiều loại, nhưng không phải loại nào cũng được phép sử dụng trong thực phẩm. Những loại đường hóa học đang được phép sử dụng là saccharine, acesulfam K, aspartame, isomalt, sorbitol, sucralose, maltitol, lactitol, xylitol… nhưng vẫn phải dùng trong giới hạn cho phép.
Đường hóa học thực chất không đem lại bất cứ năng lượng nào cho cơ thể. Thế nhưng, nó đặc biệt cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường , dư cân, béo phì bởi vừa bảo đảm mức đường huyết ở mức ổn định, giúp giảm cân vừa tạo khẩu vị khi ăn uống.
Theo chuyên gia Vũ Thế Thành, đường Cylamate ngọt gấp vài chục lần so với đường thường, đường aspartame ngọt gấp 200 lần. Ngoài ra, đường saccharine ngọt gấp 400 lần, đường sucralose gấp cả ngàn lần. Khủng hơn nữa thì đường Neotame, gấp cả chục ngàn lần…
Chuyên gia khẳng định, đường hóa học cũng giống bao loại phụ gia thực phẩm khác như bột ngô, hương liệu… được buôn bán tự do. Mọi người có thể sử dụng nhưng loại phụ gia đó phải nằm trong danh mục cho phép, có xuất xứ rõ ràng và đặc biệt là phải dùng không vượt mức cho phép.
Tuy nhiên, trong thị trường hiện tồn tại rất nhiều chất tạo ngọt tổng hợp không được phép dùng hoặc sử dụng vượt mức cho phép.
Nếu bị lạm dụng, đường hóa học có thể nguy hiểm như thế nào?
Đường hóa học không hoàn toàn xấu, nhưng nếu sử dụng sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc thì chắc chắn sẽ để lại hậu quả đáng ngờ. Theo tiến sĩ Đặng Chí Hiền (Viện Công nghệ hóa học) cho biết: “Những người ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường hóa học sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, ù tai… “
Đối với bà bầu, nếu thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến từ đường hóa học có thể gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa…
Đối với bà bầu, nếu thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến từ đường hóa học có thể gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa…
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa, các loại đường hóa học sẽ gây hại cho sức khỏe người nếu như không dùng đúng hàm lượng cho phép. Tuy nhiên, các chất này không gây hại ngay lập tức mà sẽ tích tụ trong nội tạng, đến một thời điểm nhất định sẽ gây bệnh, thậm chí là cả ung thư .
Vậy nên ăn uống như thế nào để đảm bảo an toàn?
Trước tình trạng đường hóa học được buôn bán, sử dụng tràn lan, người tiêu dùng cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
– Hãy lựa chọn loại đường hóa học được cấp phép sử dụng và đúng với liều lượng từng loại.
– Hãy hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp, thay vào đó hãy lựa chọn những thực phẩm tươi sống, uống nước ép từ trái cây tự nhiên để đảm bảo cho cơ thể vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng mà lại an toàn cho sức khỏe.
– Hãy biết cách phân biệt những món ăn chứa nhiều đường hóa học bằng cách cảm nhận hương vị món ăn: Thực phẩm có đường hóa học, thường sẽ có vị ngọt gắt, hơi chát và hơi đắng. Sau khi ăn có vị ngọt lợ, dù uống nước vào vẫn còn đọng lại vị ngọt trong miệng.