Nghiệp vụ xuất nhập khẩu – hải quan – VCED

Họ tên học viên Email thường dùng Số điện thoại

– Ưu đãi: giảm 10% cho nhóm 5 người trở lên đăng ký.

– Thời gian: 2,5 tháng, học trên lớp, học viên ở xa có thể trực tuyến (xem phương thức học trực tuyến)

– Lịch học: Thứ 2-4-6 hoặc 3-5-7 (18h-21h), Lớp cả ngày thứ 7, CN (sáng từ 8h00-11h00, chiều từ 13h30-16h30)

– Đối tượng tham gia: những người quan tâm đến trang bị kiến thức nghiệp vụ xuất nhập khẩu – hải quan.

a. Khóa học trực tuyến hiệu quả hay không? 

– Phương thức đào tạo trực tuyến đã được các trường đại học, phổ thông khắp cả nước cho phép triển khai trong mùa dịch Covid -19

– Học viên ở xa, phân tán hoặc thời gian không sắp xếp được không còn là trở ngại

– Thi cử và nhận chứng chỉ đều trực tuyến

– Phần mềm giảng dạy dễ sử dụng, ổn định và tương thích với tất cả các thiết bị, đảm bảo khóa học được hiệu quả, an toàn

 b. Mục tiêu khóa học: sau khóa học, người học sẽ được:

– Trang bị những kiến thức và kỹ năng của quy trình xuất – nhập khẩu: đàm phán hợp đồng – incoterms-thanh toán quốc tế – vận tải bảo hiểm – thuế xuất nhập khẩu – thủ tục kê khai hải quan.

– Được giáo viên chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu – hải quan

– Có thể làm công việc xuất – nhập khẩu tại các doanh nghiệp.

c. Phương thức giảng dạy: trên lớp hoặc trực tuyến. Tham gia học trực tuyến, người học sẽ nhận được video sau mỗi buổi học.

I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HỌC.

Ngành xuất nhập khẩu luôn là ngành hot của khối ngành kinh tế. Việt Nam ngày nay đã hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Tỷ trong kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay đã gấp đôi GDP nền kinh tế. Vì vậy, công việc xuất nhập khẩu luôn luôn hấp dẫn, cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập luôn luôn hấp dẫn so với nhiều công việc khác.

Khóa học Nghiệp vụ xuất nhập khẩu – hải quan thích hợp cho:

1. Sinh viên các ngành kinh tế như: Quản trị kinh doanh, kinh tế học, quản trị nhân lực, tài chính, kế toán…

2. Những người tốt nghiệp các ngành khác nhưng đang làm lĩnh vực về xuất nhập khẩu

3. Những người quan tâm đến lĩnh vực này để phục vụ cho công việc hoặc muốn thay đổi công việc…

 II. NỘI DUNG KHÓA ĐÀO TẠO.

1. Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms – International Commercial Terms): Incoterms 2010 và cập nhật Incoterms 2020 của phòng thương mại quốc tế (ICC-International Chamber of Commerce). Incoterms (2010) được chia làm 2 nhóm: (1) Áp dụng cho vận tải đa phương thức (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP), (2) áp dụng cho đường thủy nội địa và vận tải biển (FAS, FOB, CFR, CIF). Incorterm 2020 có một số thay đổi về EXW, DDP, FAS, FCA, FOB, CIF).

2. Thanh toán quốc tế: (1) Thanh toán TT/TTR (điện chuyển tiền – Telegraphic Transfer Remittance). (2) Nhờ thu (Collection of payment): nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ (C.A.D – Cash Against Document). (3) Thư tín dụng (L/C – letter of credit): L/C là gì?, UCP trong phương thức thanh toán L/C). 4. Phương thức ghi sổ (Open account). 5. Phương thức thư ủy thác mua hàng (Authority to Purchase – A/P). 

3. Vận tải bảo hiểm trong xuất nhập khẩu: (1) Vận tải trong ngoại thương và vận tải đường biển (quyền vận tải trong hợp đồng ngoại thương; phương thức thuê tàu chợ, thuê tàu chuyến và thuê tàu định hạn; phương thức vận tải với các điều kiện giao hàng incoterms). (2) Các chứng từ vận chuyển đường biển và đường hàng không. (3). Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm, các điều kiện bảo hiểm) 

4. Thuế xuất nhập khẩu: đối tượng chịu thuế, cách tính thuế, thuế suất thuế XNK, mã biểu thuế XNK trong hệ thống VNACCS, nguyên tắc khai thuế, thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế, thời hạn nộp thuế, kiểm tra thuế…Các trường hợp giảm thuế, miễn thuế XNK, hồ sơ hoàn thuế.

5. Xuất xứ hàng hóa (C/O-Certificate of Origin): C/O là gì, những ưu đãi của C/O, có những loại C/O nào, các form C/O thường gặp, xin giấy C/O gặp cơ quan nào, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại VCCI.

6. Lập tờ khai hải quan: đăng nhập và đăng ký thông tin trên phần mềm Ecus, hướng dẫn lập tờ khai nhập khẩu các loại hình kinh doanh (FCL, LCL, Air), quy trình thủ tục sửa tờ khai trước thông quan, khai báo lấy list cont mã vạch, sửa tờ khai sau thông quan.

7. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hóa đơn thương mại (Commercial invoice), phiếu đóng gói (Packing list), giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality), giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity), tờ khai hải quan (customs declaration), giấy phép xuất nhập khẩu (import/export licence), Giấy chứng nhận kiểm dịch (Veterinary certificate / Phytosanitary certificate),Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin), phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, lệnh giao hàng, phiếu đăng ký tàu xuất, phiếu cân, phiếu EIR

 III. GIẢNG VIÊN: 

1. TS. Trần Thanh Long: chuyên ngành ngoại thương của Trường Đại học Ngoại thương, là giảng viên phụ trách môn Nghiệp vụ Ngoại thương của Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM. Có kinh nghiệm hơn 20 năm giảng dạy và nghiên cứu thực tiễn về kỹ thuật, nghiệp vụ ngoại thương…

2. ThS. Tô Thanh Tuấn: kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là thanh toán quốc tế và vận tải giao nhận.

3. ThS. Phan Bình Tuy: Phó trưởng phòng giám sát quản lý Hải quan – Cục Hải quan TPHCM, hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Hải quan.

4. Cùng một số giảng viên, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực XNK – HQ phụ trách…

 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHÓA HỌC.

– Hiểu, biết được quy trình mua bán hàng hóa và chứng từ hàng hóa XNK như thế nào

– Các phương thức thanh toán quốc tế áp dụng hiện nay.

– Lập tờ khai Hải quan, tờ khai hải quan điện tử

– Mức thuế suất thuế xuất – nhập khẩu.

– Nắm được quy trình làm hàng xuất nhập khẩu từng chính sách mặt hàng: có thể tự xin giấy phép, kiểm tra chất lượng hàng hóa…

– Nắm được và xử lý những phát sinh trong nghề xuất nhập khẩu

Học viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức làm việc chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu: học viên có thể làm việc tại các vị trí: nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu; nhân viên mua hàng; nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu; nhân viên điều vận quản lý kho bãi; có thể tự nhập hàng cho mình mà không thông qua dịch vụ….

 V. THỜI GIAN HỌC.

2,5 tháng, học vào các buổi tối 2-4-6 hoặc 3-5-7 (từ 18h-21h) hoặc lớp Thứ 7 – CN. Lớp học tại các tỉnh được tổ chức vào cuối tuần (T7-CN).

VI. LIÊN HỆ:

 Công ty Phát triển Giáo dục và Tư vấn Việt Nam (VCED), 29D1A khu Nam Long, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP.HCM

♣ Điện thoại: 0365.108.108 – 0938.308.275