Nghiệp vụ kế toán là gì? Khái niệm, Phân loại & Hạch toán
Nghiệp vụ kế toán là công việc hàng ngày phải thực hiện của người làm kế toán. Bao gồm các hoạt động: thu/chi tiền bán hàng hóa, kê khai thuế, báo cáo tài chính, nhập/xuất quỹ tiền mặt…
Nắm vững nghiệp vụ kế toán là cách để bạn giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Nghiệp vụ kế toán là gì?
Các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp mà kế toán thực hiện hàng ngày bao gồm các công việc như: nghiệp vụ kế toán thuế, thu/chi tiền bán hàng hóa, nhập/xuất quỹ tiền mặt, bút toán báo cáo tài chính…
Nếu như với bác sĩ, khám-chữa bệnh là công việc chính của bác sĩ thì đối với một nhân viên kế toán, nghiệp vụ kế toán chính là nhiệm vụ của họ. Vì thế bất kỳ một kế toán viên nào cũng phải nắm vững những nguyên tắc về nghiệp vụ kế toán.
Các nghiệp vụ kế toán thuế
Thực hiện nghiệp vụ kế toán thuế là công việc quan trọng hàng đầu cần làm đủ và đúng của mỗi doanh nghiệp. Đây không những là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của một tổ chức khi sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Sau đây là những công việc của một kế toán viên cần thực hiện khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán thuế.
Nghiệp vụ kế toán thuế hàng ngày
- Tiến hành thu thập, xử lý hóa đơn, chứng từ kế toán và lưu trữ.
- Thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, pháp lý của các chứng từ, hóa đơn.
- Đảm bảo cất giữ hóa đơn, chứng từ cẩn thận, không để bị hư, rách. Đảm bảo cẩn thận để hóa đơn, chứng từ được cơ quan thuế chấp nhận.
Nghiệp vụ kế toán thuế mỗi tháng
Nghiệp vụ kế toán thuế mỗi tháng sẽ thực hiện các công việc sau:
- Thực hiện lập khai các loại thuế GTGT, TNCN hàng tháng
- Theo dõi và lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn mỗi tháng.
- Lưu ý: Trường hợp phát sinh số thuế phải nộp trong quá trình lập tờ khai thuế thì hạn nộp tiền thuế cũng là hạn nộp tờ khai thuế
Nghiệp vụ kế toán thuế hàng quý
- Thực hiện lập tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hàng quý
- Lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn theo từng quý
- Tiến hành lập tờ khai thuế TNCN, GTGT hàng quý
Nghiệp vụ kế toán thuế đầu năm và cuối năm
- Đầu năm, bộ phận kế toán thuế cần lập bảng kê khai nộp thuế môn bài và thời hạn nộp là ngày 31/01. Tiến hành nộp tờ khai thuế TNCN và GTGT vào quý 4 hoặc tháng 12.
-
Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý 4. Kiểm tra và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4 của doanh nghiệp, thời hạn nộp là ngày 31/01.
-
Cuối năm, lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp năm, sau đó thực hiện lập báo cáo tài chính năm.
Hạch toán các nghiệp vụ kế toán cơ bản
Nghiệp vụ kế toán được phân thành 2 loại chính: hạch toán nghiệp vụ mua hàng và hạch toán nghiệp vụ bán hàng.
Hạch toán nghiệp vụ mua hàng
Mua hàng hóa là công việc bắt buộc phải có của bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào. Vì thế kế toán sẽ phải đối mặt với nghiệp vụ mua hàng mỗi ngày. Hơn nữa, hình thức mua hàng lại “muôn hình vạn trạng”, tùy vào từng tình huống mà áp dụng một bút toán riêng.
Dưới đây là cách hạch toán nghiệp vụ mua hàng đối với từng trường hợp cụ thể:
Hạch toán mua hàng theo đơn giá
Hoạt động cơ bán nhất của doanh nghiệp là mua nguyên – vật liệu, hàng hóa để làm nguồn đầu vào cho hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ. Bút toán cho nghiệp vụ mua nguyên liệu đầu vào như sau:
-
TH1: Doanh nghiệp mua hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động kinh doanh thương mại hoặc dịch vụ:
Nợ
Có
TK 152, 156, 611: giá mua nguyên liệu đầu vào chưa tính thuế VAT
TK 133: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
TK 111, 112, 331: Tổng giá trị hàng hóa DN phải thanh toán
-
TH2: Doanh nghiệp mua hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào để đưa vào sử dụng ngay mà không dùng để nhập kho:
Nợ
Có
TK 621, 623, 641, 642: giá mua nguyên liệu đầu vào chưa tính thuế VAT
TK 133: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
TK 111, 112, 331: Tổng giá trị hàng hóa DN phải thanh toán
Hạch toán mua hàng theo lệnh sản xuất
-
Khi doanh nghiệp mua nguyên – vật liệu vào để sản xuất luôn mà không nhập kho thì hạch toán như sau:
Nợ
Có
TK 621, 623, 6272: giá mua nguyên liệu đầu vào chưa tính thuế VAT
TK 133: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
TK 111, 112, 311: Tổng giá trị hàng hóa DN phải thanh toán
-
Hạch toán khi mua hàng hóa trong nước về nhập kho
Nợ
Có
TK 152, 156, 611: giá mua nguyên liệu đầu vào chưa tính thuế VAT
TK 133: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
TK 111, 112, 311: Tổng giá trị hàng hóa DN phải thanh toán
-
Hạch toán khi mua hàng hóa trong nước về nhưng không nhập kho
Nợ
Có
TK 321, 623, 627, 641….: giá mua nguyên liệu đầu vào chưa tính thuế VAT
TK 133: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
TK 111, 112, 311: Tổng giá trị hàng hóa DN phải thanh toán
Hạch toán khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu về và nhập kho
Nhập khẩu nguyên – vật liệu đầu vào, tùy trường hợp mà cách hạch toán sẽ khác nhau
-
TH: khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa/ nguyên vật liệu được hạch toán như sau:
Nợ
Có
TK 152, 156, 611: giá mua nguyên liệu đầu vào đã tính thuế VAT
TK 111, 112, 311: Tổng giá trị hàng hóa DN phải thanh toán
TK 3333: Thuế nhập khẩu, xuất khẩu
-
TH: khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì thuế VAT hàng nhập khẩu phải nộp được hạch toán như sau:
Nợ
Có
TK 133: thuế VAT được khấu trừ
TK 3331: Thuế VAT phải nộp (hoặc TK 33312: thuế VAT hàng nhập khẩu)
-
TH: khi áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với đối tượng không chịu thuế VAT:
Nợ
Có
TK 152, 156: giá mua nguyên liệu đầu vào đã tính thuế VAT
TK 111, 112, 311: Giá trị hàng hóa DN phải thanh toán
TK 3333: Thuế nhập khẩu, xuất khẩu
TK 3331: thuế VAT phải nộp (hoặc TK 33312: thuế VAT hàng nhập khẩu)
-
TH: sản xuất, kinh doanh đối với đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
Nợ
Có
TK 152, 156: giá mua nguyên liệu đầu vào đã tính thuế VAT
TK 311: phải trả người bán
TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Hạch toán khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu nhưng không nhập vào kho
-
TH: khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế và hàng hóa/ nguyên vật liệu thuộc đối tượng chịu thuế VAT đồng thời sau khi nhập về được đưa vào sản xuất, kinh doanh ngay:
Nợ
Có
TK 621, 623, 627, 641, 642: giá nhập khẩu NVL chưa có thuế
TK 111, 112, 331: Giá trị hàng hóa DN phải thanh toán
TK 3333: Thuế xuất/ nhập khẩu
-
TH: thuế VAT hàng nhập khẩu phải nộp nhưng được khấu trừ thì hạch toán:
Nợ
Có
TK 133: thuế VAT được khấu trừ
TK 3331: Thuế VAT phải nộp
-
TH: khi áp dụng phương pháp trực tiếp
Nợ
Có
TK 621, 623, 627, 641, 642: giá nhập NVL có thuế nhập khẩu và thuế VAT dành cho hàng nhập khẩu
TK 111, 112, 331: Giá trị hàng hóa DN phải thanh toán
TK 3333: Thuế xuất/ nhập khẩu
TK 3331: Thuế VAT phải nộp (hoặc TK 33312: thuế VAT hàng nhập khẩu)
-
TH: hàng hóa/ nguyên vật liệu nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
Nợ
Có
TK 621, 623, 627, 641, 642: giá nhập NVL đã có thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu
TK 311: phải trả người bán
TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Hạch toán nghiệp vụ mua hàng khi có phát sinh chi phí mua hàng
-
Đối với hàng hóa, vật tư, dịch vụ:
Nợ
Có
TK 152, 156, 641, 642: mua vật tư/ hàng hóa
TK 133: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
TK 111, 112, 331: tổng giá trị vật tư/ hàng hóa mà DN phải thanh toán/ đã thanh toán
-
Đối với chi phí phát sinh khi mua hàng:
Nợ
Có
TK 152, 156, 641, 642: mua vật tư/ hàng hóa
TK 133: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
TK 111, 112, 331: tổng giá trị vật tư/ hàng hóa mà DN phải thanh toán/ đã thanh toán
Hạch toán khi mua hàng, doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại
-
Đối với hàng hóa, vật tư, dịch vụ:
Nợ
Có
TK 152, 156: chi phí mua vật tư/ hàng hóa
TK 133: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
TK 111, 112, 331: tổng giá trị vật tư/ hàng hóa mà DN phải thanh toán/ đã thanh toán
-
Đối với mức chiết khấu thương mại được hưởng:
Nợ
Có
TK 111, 112, 331: tổng giá trị chiết khấu
TK 152, 156….: giá trị chiết khấu chưa tính VAT
TK 133: thuế VAT được khấu trừ (nếu có)
Hạch toán nghiệp vụ bán hàng
Khi bán hàng, nghiệp vụ kế toán là gì? Là những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng hoặc đối tượng thứ 3 và được kế toán ghi chép lại tương tự như khi mua hàng.
Hạch toán khi bán hàng theo giá bán
Nợ
Có
TK 111, 131: phải thu khách hàng (tổng giá trị người mua phải thanh toán)
TK 511, 512….: Doanh thu bán hàng
TK 3331: thuế VAT phải nộp (nếu có)
-
Nghiệp vụ phát sinh hạch toán như sau:
Nợ
Có
TK 632: giá vốn hàng bán
TK 152, 156:….
Hạch toán khi bán hàng theo hợp đồng
Nợ
Có
TK 111, 131: phải thu khách hàng (tổng giá trị người mua phải thanh toán)
TK 511, 512….: Doanh thu bán hàng
TK 3331: thuế VAT phải nộp (nếu có)
-
Nghiệp vụ phát sinh hạch toán như sau:
Nợ
Có
TK 632: giá vốn hàng bán
TK 152, 156:….
Hạch toán khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước nhưng theo hình thức bán chịu
Nợ
Có
TK 131: phải thu khách hàng (tổng giá trị người mua phải thanh toán)
TK 511, 512….: Doanh thu bán hàng
TK 3331: thuế VAT phải nộp (nếu có)
-
Nghiệp vụ phát sinh hạch toán như sau:
Nợ
Có
TK 632: giá vốn hàng bán
TK 152, 156:….
Hạch toán khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước, đã thu tiền ngay
Nợ
Có
TK 111: tiền mặt (tổng giá trị người mua thanh toán)
TK 511, 512….: Doanh thu bán hàng
TK 3331: thuế VAT phải nộp (nếu có)
Nghiệp vụ phát sinh hạch toán như sau:
Nợ
Có
TK 632: giá vốn hàng bán
TK 152, 156:….
Các nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, NVL và thành phẩm
Hạch toán nghiệp vụ công cụ, dụng cụ
Khi mua nhập kho công cụ dụng cụ:
- Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ.
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.
- Có TK 111, 112, 331.
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ:
Trường hợp 1: Phân bổ một lần toàn bộ giá trị CCDC:
- Nợ TK 154: Dùng cho bộ phận sản xuất.
- Nợ TK 641: Dùng cho bộ phận bán hàng.
- Nợ TK 642: Dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ.
Trường hợp 2: Phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị CCDC:
Khi xuất:
- Nợ TK 242: Chi phí trả trước.
- Có TK 153: Công cụ, dụng cụ.
Khi phân bổ từ 2 lần trở lên:
- Nợ TK 154: Dùng cho bộ phận sản xuất.
- Nợ TK 641: Dùng cho bộ phận bán hàng.
- Nợ TK 642: Dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Có TK 242: Chi phí trả trước.
Các phương pháp thông dụng khi tính giá xuất kho
Nguyên giá của CCDC, NVL, TP = [Giá sản phẩm trên hóa đơn (chưa gồm thuế VAT) + Chi phí liên quan vận chuyển, lắp đặt… + Thuế nhập khẩu, Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt (Nếu có)] – Các khoản giảm trừ như chiết khẩu, giảm giá, hàng bán bị trả lại,…
PP1: Phương pháp bình quân gia quyền
Giá thực tế NVL, hàng hoá xuất dùng = Số lượng xuất dùng x Đơn giá bình quân gia quyền
Trong đó, có 3 loại phương pháp bình quân:
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
- Phương pháp bình quân cuối kỳ trước
- Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
PP2: Phương pháp nhập trước xuất trước:
- Đây là phương pháp áp dụng cho những đơn hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất đi trước.
PP3: Phương pháp nhập sau xuất trước:
- Đây là phương pháp áp dụng cho những đơn hàng nào nhập kho sau sẽ được xuất đi trước.
PP4: Phương pháp thực tế đích danh:
- Đây là phương pháp chỉ dùng cho những mặt hàng giá trị cao và bán nhỏ lẻ, đơn chiếc.
Hạch toán nghiệp vụ Tài sản cố định
Cách xác định nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) như sau:
Nguyên giá của TSCĐ = Giá mua ghi trên hóa đơn (chưa gồm VAT Chi phí liên quan ( Vận chuyển, bốc đỡ, lắp đặt…) + Thuế nhập khẩu ( nếu có) – các khoản giảm trừ ( CK thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại)
Theo đó, hạch toán nghiệp vụ tài sản cố định cho doanh nghiệp theo các trường hợp cụ thể sau:
Trường hợp mua TSCĐ:
- Nợ TK 211
- Nợ TK 133
- Có TK 111, 112, 331
- Bạn lưu ý: Khi mua tài sản phải kết chuyển nguồn, tức là kết chuyển đúng nguyên giá của tài sản. Trừ trường hợp mua tài sản bằng vốn vay dài hạn hoặc nguồn vốn kinh doanh thì không phải kết chuyển nguồn.
Tính khấu hao hàng tháng, thường sử dụng phương pháp đường thẳng:
- Nợ TK 154, 641, 642.
- Có TK 214.
Nếu thanh lý, nhượng bán tài sản trong quá trình sử dụng:
Xóa sổ:
- Nợ TK 214 : Tổng giá trị khấu hao tính đến thời điểm thanh lý, nhượng bán.
- Nợ TK 811: Giá trị còn lại.
- Có TK 211: Nguyên giá tài sản.
Giá thỏa thuận:
- Nợ TK 111,112,131.
- Có TK 711: Giá thỏa thuận của 2 bên.
- Có TK 3331: thuế GTGT bán ra của TS.
Nếu sửa chữa, tân trang lại tài sản trước khi thanh lý:
- Nợ TK 811: Chi phí thanh lý.
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT.
- Có TK 111,112, 331.
Các nghiệp vụ kế toán tiền lương và những khoản tiền trích theo lương
Nghiệp vụ kế toán tiền lương cũng vô cùng quan trọng.
Các khoản trích theo lương được biểu thị qua bảng dưới đây:
Chi tiêuBHXH (25.5%)BHYT (4,5%)BHTN (2%)KPCĐ (2%)Trừ vào chi phí của doanh nghiệp17.5%3%1%2%Trừ vào lương8%1,5%1%
Hạch toán các nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau:
Lương phải trả các bộ phận của doanh nghiệp:
- Nợ TK 154, 641, 642.
- Có 334.
Chi phí của doanh nghiệp các loại bảo hiểm sau:
- Nợ TK 154, 641, 642 (17.5 % x lương cơ bản).
- Có TK 3383 (17.5 % x lương cơ bản).
- Có TK 3384 (3% x lương cơ bản).
- Có TK 3389 (1% x lương cơ bản).
- Có TK 3382 (2% x lương cơ bản).
Lương của người lao động các loại bảo hiểm, thuế TNCN:
- Nợ TK 334.
- Có TK 3383 ( 8% x lương cơ bản).
- Có TK 3384 ( 1,5% x lương cơ bản).
- Có TK 3389 (1% x lương cơ bản).
Lương cho công nhân viên được thanh toán:
- Nợ TK 334: Lương thực lĩnh = Tổng lương ( Tổng bên Có TK 334) – các khoản giảm trừ vào lương (Tổng bên Nợ TK 334).
- Có TK 111, 112.
Các khoản Bảo hiểm phải nộp hạch toán như sau:
- Nợ TK 3383.
- Nợ TK 3384.
- Nợ TK 3389.
- Có TK 111, 112.
Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm
Chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán
Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán xảy ra trong trường hợp: thanh toán sớm trước thời hạn. Chiết khấu luôn tính trên tổng giá thanh toán. Thể hiện qua bảng sau:
Người muaNgười bán* Khi mua
Nợ TK 152,153,156
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
* Chiết khấu được hưởng
Nợ TK 111,112,331,1388
Có TK 711,515
* Giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 152, 153,154,155, 156
* Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111,112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
* Phần chiết khấu cho khách hàng hưởng
Nợ TK 635
Có TK 111,112,131,3388
Chiết khấu thương mại giảm giá hàng bán
Xảy ra khi mua hàng với số lượng lớn, khách hàng quen/ hàng bị lỗi. Chiết khấu/ giảm giá luôn tính trên giá bán, chưa bao gồm thuế VAT.
Người muaNgười bán* Khi mua
Nợ TK 152/153/156
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
* Chiết khấu được hưởng
Nợ TK 111,112,331,1388
Có TK 152,153, 156
Có TK 133
* Giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 152, 153,154,155, 156
* Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
* Phần chiết khấu cho khách hàng hưởng
Nợ TK 5211, 5213
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131, 3388
Hạch toán hàng bán bị trả lại
Nguyên tắc tính hàng bán bị trả lại là giá vốn khi nhập lại số hàng trả bị trả lại tính theo giá vốn lúc xuất bán. Hóa đơn luôn tính trên giá bán ( chưa bao gồm VAT).
Người muaNgười bán* Khi mua
Nợ TK 152,153,156
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
* Chiết khấu được hưởng
Nợ TK 111, 112, 331, 1388
Có TK 152, 153, 156
Có TK 1331
* Giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 152,153,154,155,156
*Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 3331
* Phần hàng bị trả lại
Nợ TK 5212
Nợ TK 3331
Có TK 111,112,131,3388
* Nhập lại kho số hàng bị trả lại
Nợ TK 156
Có TK 632
Hoa hồng đại lý
Xuất kho hàng gửi đại lý hạch toán như sau:
- Nợ TK 157
- Có TK 155,156
Giá vốn hàng gửi bán:
- Nợ TK 632
- Có TK 157
Doanh thu:
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 511
- Có TK 3331
Hoa hồng cho đại lý được hạch toán:
- Nợ TK 641
- Có TK 111, 112, 131, 3388
Hạch toán các khoản khác
-
Rút tiền gửi từ ngân hàng: doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng về để nhập vào quỹ tiền mặt, cho vay dài hạn hoặc ngắn hạn hoặc đầu tư.
-
Thu nợ và nhập quỹ: đối với hoạt động này,
nghiệp vụ kế toán là gì
sau khi thu nợ? Bằng cách căn cứ vào phiếu thu hay các chứng từ liên quan và nhập quỹ tiền mặt rồi tiến hành hạch toán.
-
Thu hồi các khoản đầu tư: có thể là các khoản đầu tư ngắn hạn, khoản ký quỹ, ký cược hoặc các khoản cho vay. Cũng tương tự như bút toán trên, kế toán cần căn cứ vào phiếu thu hoặc các chứng từ có liên quan.
-
Nhận khoản ký quỹ, ký cược: bằng nhiều hình thức như tiền mặt, ngoại tệ. Kế toán sẽ sử dụng TK 111, TK 338, TK 334 để hỗ trợ cho nghiệp vụ này.
-
Ghi nhận góp vốn thành viên: khi công ty nhận được góp vốn của các thành viên bằng tiền mặt, kế toán sẽ hạch toán Nợ vào TK 111 và Có vào TK 411.
-
Xuất quỹ gửi ngân hàng: dựa vào giấy nộp tiền của ngân hàng để hạch toán Nợ vào TK 112 và Có vào TK 111.
-
Xuất quỹ mua chứng khoán: mục đích để mua chứng khoán đối với
nghiệp vụ kế toán là gì
? đó là ghi nhận các khoản đầu tư ngắn hạn (TK 121)/ dài hạn (TK 228) vào các loại hình công ty khác nhau như công ty con (TK 221), công ty liên kết (TK 223), góp vốn liên doanh (TK 222)…
-
Xuất quỹ để chi hoạt động: có thể là hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản dở dang (TK 241). Chi để sửa chữa hoặc mua sắm các TSCĐ nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
-
Thanh toán các khoản nợ: nợ người bán, nợ lương công nhân viên, hợp đồng đến hạn, nợ thuế… là những khoản chi mà doanh nghiệp phải thanh toán đúng hạn. Đồng thời kế toán phải ghi nhận chính xác. Để hạn chế sai sót, kế toán cần tìm hiểu
nghiệp vụ kế toán là gì
đối với từng bút toán hoặc có thể tham khảo những người đã có kinh nghiệm nhiều năm.
-
Xuất quỹ chi cho hoạt động tài chính: căn cứ vào phiếu chi hoặc các hóa đơn tài chính để hạch toán.
-
Kiểm kê quỹ: đây cũng là một hoạt động cần phải được ghi nhận. Đối với các khoản tiền mặt bị thiếu trong quỹ khi kiểm kê nhưng chưa xác định được nguyên nhân thì hạch toán Nợ vào TK 138 và Có vào TK 111.
Quy trình các nghiệp vụ kế toán cơ bản
Công việc chính của kế toán
Từ những tổng hợp trên, có thể thấy rằng công việc của kế toán gồm 3 hoạt động chính: xác định nghiệp vụ kế toán là gì, ghi chép lại bằng những bút toán và truyền đạt lại các sự kiện kinh tế của doanh nghiệp cho những người quan tâm.
-
Xác định nghiệp vụ kế toán: để bắt đầu một quy trình kế toán chính xác, hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xác định những nghiệp vụ kinh tế liên quan. Nào là các nguồn thu, các nguồn chi như thế nào, khoản nào thường xuyên và khoản nào không thường xuyên….
-
Ghi chép: lưu giữ các bút toán vào nhật ký một cách có hệ thống, theo trình tự nhất định. Đồng thời kế toán cần phải phân loại và tóm tắt các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình ghi chép.
-
Truyền đạt: để truyền đạt một cách đầy đủ và chính xác, các doanh nghiệp thường sử dụng báo cáo tài chính. Cách trình bày báo cáo tài chính được quy định theo một quy chuẩn nhất định.
Dưới đây là một số ví dụ cho cách lập quy trình kế toán doanh nghiệp:
-
Sự kiện: mua hàng hóa
Tình hình tài chính của công ty gồm tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu: có thay đổi => có ghi chép lại.
-
Sự kiện: ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Tình hình tài chính của công ty gồm tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu: không thay đổi => không cần ghi chép lại.
-
Sự kiện: trả lương cho nhân viên
Tình hình tài chính của công ty gồm tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu: không thay đổi => có ghi chép lại.
Quy trình kế toán bao gồm cả chức năng ghi sổ
-
Bước 1: phân tích nghiệp vụ từ nguồn dữ liệu nhận được.
-
Bước 2: kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các chứng từ liên quan.
-
Bước 3: ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp các đối tượng kế toán.
-
Bước 4: điều chỉnh bút toán.
-
Bước 5: khóa sổ bút toán để kết chuyển cuối kỳ.
-
Bước 6: lập báo cáo tài chính.
Hy vọng qua bài viết từ chukysotphcm.net bạn đã hiểu rõ hơn nghiệp vụ kế toán là gì và cần phải làm gì đối với một nghiệp vụ phát sinh.
Công việc kế toán không phải quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự nhạy bén và cẩn thận để đảm bảo chính xác.