Nghiên cứu tuyển chọn giống Spirulina thích hợp nuôi nước lợ tại Thanh Hóa – Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ
Cập nhật vào: Thứ ba – 14/12/2021 06:00
Cỡ chữ
Spirulina là một loại vi tảo có dạng xoắn, màu xanh lam, sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường giàu bicarbonat và độ kiềm cao (pH từ 8,5 – 11). Tảo Spirulina được xem là nguồn dinh dưỡng số một của thiên nhiên với đủ các thành phần thiết yếu như protein, lipit, glucid cùng nhiều loại khoáng, vitamin và nhiều loại acid amin không thể thay thế là: lysine, metionin, penylalalin, triptophan…. rất quan trọng cho trẻ đặt biệt là trẻ thiếu sữa mẹ. Ngoài ra, trong thành phần của tảo còn chứa nhiều hoạt chất như vitamin B12, carotenoid (β-carotene, xanthophyll), phycocyanin… Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về y học và điều trị cho thấy tảo Spirulina có những công dụng rất độc đáo như: Tăng cường sức khỏe toàn diện thông qua việc cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cơ thể cũng như bổ sung các vitamin, khoáng chất và các acid amin thiết yếu, ngăn chặn việc tích trọng lượng thừa trong cơ thể, giảm cảm giác đói nhưng vẫn cung cấp đủ cho cơ thể các chất cần thiết cho sự sống và phòng ngừa ung thư…. Ngoài giá trị về dinh dưỡng, các bằng chứng cũng cho thấy tiềm năng ứng dụng của nó trong điều trị bệnh đang ngày càng phát triển. Tảo Spirulina đã được EC khuyến cáo, WHO và các Bộ Y tế của nhiều quốc gia trên thế giới công nhận không chỉ là nguồn thực phẩm sạch mà còn là giải pháp cho phòng và điều trị bệnh của thế kỷ 21. Chính vì vậy sản xuất Spirulina thương mại đã dành được sự chú ý trên khắp thế giới với sản lượng ước đạt khoảng 3.000-20.000 tấn khô/năm, chủ yếu của các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc…. Sinh khối tảo Spirulina được sử dụng làm thực phẩm bổ sung cho người, thức ăn cho động vật và làm nguyên liệu cho các ngành dược phẩm, mỹ phẩm.
Mặc dù phần lớn các loài thuộc chi Spirulina phân bố trong môi trường nước ngọt, nhưng khi thử nghiệm nuôi trong môi trường nước lợ hay nước mặn, có một số chủng có khả năng tồn tại và sinh trưởng được mặc dù năng suất không đạt mức tốt ưu như nuôi trong điều kiện phân bố. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới với chiều dài bờ biển trên 3.000 km có nhiều tiềm năng trong việc nuôi sinh khối các chủng Spirulina chịu mặn. Việc phát triển nuôi tảo bằng nguồn nước biển sẽ giúp tận dụng được lợi thế về điều kiện tự nhiên, giảm chi phí sản xuất và phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống Spirulina thích hợp nuôi nước lợ tại Thanh Hóa” Cơ quan chủ trì Viện ứng dụng công nghệ cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. NCVC Trần Bảo Trâm thực hiện với mục tiêu: Tuyển chọn được giống Spirulina thích hợp nuôi nước lợ phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Thanh Hóa.
Spirulina là sinh vật cổ xưa xuất hiện cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, có khả năng sử dụng CO2 hòa tan trong nước như là nguồn cung cấp dinh dưỡng. Spirulina là loài vi khuẩn lam quang tự dưỡng, sinh trưởng tốt trong điều kiện chiếu sáng mạnh, nhiệt độ cao và độ kiềm lớn.
Vào thế ký 16, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra những người Aztec sống ở thung lũng Mexico sử dụng Spirulina làm thực phẩm cho tới tận cuối thế kỷ 16. Sau đó, do quá trình đô thị hóa cùng với sự phát triển của các sản phẩm nông nghiệp nên đến nay ở khu vực này chỉ còn lại hồ Texcoco là vẫn còn tìm thấy quần thể tảo Spirulina mọc tự nhiên. Dân tộc Kanembu cũng đã biết đến và sử dụng tảo Spirulina có trong vùng hồ Chad (châu Phi) chế biến thành – “bánh” Dihé. Khi sử dụng chỉ cần đập vụn nhỏ cho vào súp hoặc rắc vào thức ăn, loại bánh này được sử dụng trong 70% bữa ăn của người Kanembu (www.Spirulinasource.com). Theo thống kê thì sản lượng Spirulina tự nhiên thu hoạch được hàng năm ở hồ Kossorom (Chad) khoảng 40 tấn với giá trị thương mại đạt được lên tới 100.000$, nguồn đóng góp kinh tế quan trọng của khu vực này.
Năm 1940 nhà sinh thái học người Pháp Dangeard tái phát hiện Spirulina khi thám hiểm thấy quần thể tảo Spirulina ở một số hồ trong thung lũng Rift ở Đông Phi. Sau đó, khoảng những năm 1964-1965, nhà thực vật học người Bỉ Jean Léonard đã xác nhận về loài tảo xanh lục trong các hồ vùng Kanembu trong một cuộc thám hiểm vùng Belgian Trans-Saharan (Léonard, 1966). Cùng trong thời gian đó, một nhóm nghiên cứu người Pháp, khi kết hợp với Công ty khai thác dầu mỏ Sosa-Texcoco tìm hiểu của về hiện tượng – nở hoa‖ ở vùng hồ giàu bicarbonate gần Mexico City cũng đã phát hiện và phân lập được Spirulina trong các mẫu nước tại hồ Texcoco. Từ đó đã hình thành hướng nghiên cứu về Spirulina một cách có hệ thống và chi tiết.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
1. Đã tuyển chọn được 02 chủng Spirulina platensis (kí hiệu BT2 và TH) có khả năng chịu mặn tốt và chất lượng cao nhất trong số 05 chủng Spirulina phân lập được tại Thanh Hóa (TH), Nghệ An (NA1, NA2) và Bình Thuận (BT1, BT2).
2. Đã định danh xác định 02 chủng tuyển chọn BT2 và TH là loài Spirulina (Arthrospira) platensis với mức độ tương đồng 100%.
3. Thời vụ nuôi thích hợp 02 chủng BT2 và TH bằng nước biển với độ mặn lên tới 10‰ trong bể hở là các vụ Thu (từ tháng 8 đến tháng 11/2018) và vụ Xuân (từ tháng 3 đến tháng 4/2019).
4. Năng suất và chất lượng (các chỉ tiêu dinh dưỡng và vệ sinh ATTP) của 02 chủng tuyển chọn nuôi thử nghiệm đều đạt mức có thể ứng dụng thương mại hóa,
5. Xây dựng được – Quy trình nuôi tảo Spirulina nước lợ‖ phục vụ sản xuất tảo sử dụng nguồn nước lợ và nước biển
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16977/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)