Nghiên cứu thực trạng thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay
Quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam tương đối rộng lớn với nhu cầu tiêu dùng cao. Bởi nhận thức về gìn giữ thanh xuân và sức khỏe ngày càng được chú trọng. Việc các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm từ đó cũng phất lên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, sức cạnh tranh cũng vì vậy mà lớn dần, buộc người kinh doanh cần có những kế hoạch kinh doanh hoặc sẵn sàng cho thất bại. Điều đầu tiên và cực kỳ quan trọng bạn cần nắm rõ là thị trường mỹ phẩm Việt Nam cũng như thấu hiểu hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực này. Cùng Genz Làm Giàu điểm qua những góc cạnh về thị trường skincare Việt Nam để có cái nhìn khách quan và rõ rệt hơn trước khi bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm nhé!
Nội Dung Chính
Tổng quan thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2021-2022
Thực trạng thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Theo kết quả của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có doanh số khoảng 51.000 tỷ đồng (xấp xỉ 2,3 tỷ USD). Theo Nielsen, mức chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam cho mỹ phẩm chưa nhiều, thực tế phụ nữ Việt chỉ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm trang điểm hơn là mỹ phẩm chăm sóc da chiến hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày, với mức chi phí dao động từ vài 300 – 500 nghìn đồng.
Nghiên cứu của Statista cho biết, tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40% từ 87 lên đến 124 trong năm 2022. Phần lớn cửa hàng được đặt tại trung tâm kinh tế các thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Song song với đó là sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử đã và đang tác động đến thói quen mua sắm của người Việt. Trong đó, sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 63%, đồ chăm sóc da tăng 55% và đồ makeup tăng 25% so với năm 2018.
Thế nhưng, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam chỉ chiếm 10% thị trường, bởi với một thị trường mỹ phẩm hấp dẫn, bùng nổ như vậy các thương hiệu mỹ phẩm quốc tế lớn đang tích cực tìm kiếm cơ hội gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay chỉ trụ được ở phân khúc giá rẻ hay dòng mỹ phẩm handmade và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận . Với 90% là đại lý phân phối của các nhà mỹ phẩm nước ngoài. Hầu hết mỹ phẩm ngoại đều chiếm lĩnh các trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ở Việt Nam
Thống kê thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Theo kết quả khảo sát từ Q&ME, số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436 nghìn đồng mỗi tháng với hai hình thức tìm kiếm thông tin để mua bán mỹ phẩm chính là bạn bè (31%) và Facebook (69%).
-
51% chi 200 – 300 nghìn đồng/ mỗi tháng
-
8% chi 50 nghìn đồng/ mỗi tháng
-
7% chi nhiều hơn 1 triệu đồng
Bên cạnh đó, tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội tỷ lệ phụ nữ sẵn sàng chi tiền cho mỹ phẩm chăm sóc da và trang điểm cũng nhiều hơn so với địa điểm khác. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào đặc điểm khí hậu từng vùng miền hay độ tuổi và đặc thù công việc.
Trong đó, sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất là:
-
Sữa rửa mặt – 77%
-
Nước tẩy trang – 66%
-
Kem chống nắng – 45%
-
Kem dưỡng ẩm – 37%
-
Toner – 36%
-
Serum – 28%
Đặc biệt là, có đến 32% người dùng không sử dụng mỹ phẩm bởi lý do không biết lựa chọn dòng mỹ phẩm phù hợp, cao hơn cả là vì tính chất công việc bận rộn nên không thể chăm sóc da.
Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng mỹ phẩm ở Việt Nam
Phân tích sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Ảnh hưởng mạnh mẽ từ mạng xã hội
Theo nghiên cứu, có đến 60% dân số Việt Nam sử dụng mạng xã hội, tương đương với khoảng 62 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày. Cedric Toh, Giám Đốc Marketing khu vực SEA khẳng định rằng, phương tiện truyền thông xã hội có tác động mạnh mẽ, tạo sự quan tâm, tương tác được nhiều người tiêu dùng đón nhận và có xu hướng làm theo các thói quen chăm sóc sắc đẹp mới.
Nâng cấp nhu cầu sử dụng mỹ phẩm cơ bản
Khi ngoại hình trở nên quan trọng hơn, không đơn thuần là dưỡng da, ngành phân phối lẻ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cũng ghi nhận những con số đáng kinh ngạc. Theo báo cáo thị trường mỹ phẩm 2021 Euromonitor, Việt Nam đạt 11,59 tỷ đô trong đó, sản phẩm làm đẹp đóng góp 2, 32%.
Mua hàng trực tuyến thay vì đến tận cửa hàng
Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, việc bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Youtube và các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…đã không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam.
Với những thông tin sản phẩm được cập nhật cụ thể kèm định hướng thương hiệu của mình trên Website, Fanpage hay sàn thương mại điện tử. Người mua dễ dàng tiếp cận sản phẩm, tăng thêm niềm tin và hiểu biết hơn về thương hiệu, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp và thông minh nhất.
Bên cạnh đó, việc mua hàng và thanh toán trực tuyến cũng thuận tiện hơn với những trải nghiệm tuyệt vời giúp tiết kiệm thời gian tiền bạc và đặc biệt hơn khi tận dụng được những chương trình khuyến mãi, mã giảm giá được hỗ trợ.
Chú trọng đến trải nghiệm người dùng
Theo cuộc khảo sát toàn cầu của Ipsos trên 12.000 người mua sắm trực tuyến việc “giao hàng trễ” – “hết hàng” là những vấn đề chính tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng với họ, đồng thời chiếm 25% và 16% trong tổng kết quả khảo sát. Tiếp theo đó là 14% với số số lượng quảng cáo email quá nhiều. Chính vì thế, các chủ kinh doanh cần giải quyết các vấn đề khác nhau phát sinh từ các kênh bán hàng để không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh cũng như trải nghiệm của khách hàng.
Cơ hội phát triển kinh doanh tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Phân tích cơ hội kinh doanh tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Với sự phát triển của nền kinh tế với những dấu hiệu cùng số liệu minh chứng tích cực trên, có thể thấy thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình lớn. Đặc biệt, trong nền kinh tế mở cửa sự “du nhập” của những xu hướng và các thương hiệu nước ngoài tạo động lực thúc đẩy thị trường skincare Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ.
Hiện nay, hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam, từ mỹ phẩm bình dân như Ponds, Innisfree, TheFaceshop đến cao cấp như Shiseido, Fendi, Sk-II, MAC…Hơn thế nữa là các hãng mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam cùng các loại mỹ phẩm handmade. Tuy nhiên, nhìn chung mỹ phẩm Hàn Quốc vẫn luôn là cái tên mang lại hiệu quả tích cực được giới trẻ và phân khúc trung cấp lựa chọn cao gấp 3 lần các thương hiệu khác.
Bên cạnh đó, khi kinh doanh mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam, bạn cũng không thể bỏ qua các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng ví dụ như vị trí địa lý, mức thu nhập, nhân khẩu học, thị hiếu văn hóa. Bởi những nhân tố này phản ánh quyết định mua, khả năng thanh toán nhu cầu sử dụng mỹ phẩm cũng như quan điểm tiêu dùng, phong cách làm đẹp của người tiêu dùng.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức với các chủ kinh doanh trong và ngoài nước. Hy vọng với những báo cáo thống kê về thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay cùng việc kết hợp với nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, chất lượng, mức giá. Bạn sẽ có hướng đi đúng đắn và tiền đề để xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm từ việc lựa chọn các loại mỹ phẩm, khách hàng mục tiêu, điểm khác biệt so với đối thủ đến chiến lược tiếp thị hiệu quả!