Nghiên cứu thị trường tiêu thụ rau sạch tại hà nội | Xemtailieu

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ rau sạch tại hà nội

  • docx

  • 88

    trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

———o0o———

Công trình tham dự Cuộc thi

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG 2014

Tên công trình:

NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG

TIÊU THỤ RAU SẠCH TẠI HÀ NỘI

Nhóm ngành: KD2

Hà Nội, tháng 05 năm 2014

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………………. 1

CHƢƠNG 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ……………………………………. 3

1.1

Tình hình nghiên cứu ………………………………………………………………………… 3

1.2

Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………………… 3

1.3

Đối tƣợng nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 3

1.4

Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 4

CHƢƠNG 2:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 7

2.1

Nghiên cứu định lƣợng – phỏng vấn bằng bảng hỏi ……………………………….. 7

2.1.1

Giả thiết thiết kế bảng hỏi …………………………………………………………….. 7

2.1.2

Kết cấu bảng câu hỏi …………………………………………………………………… 9

2.1.3

Điều kiện để tham gia phỏng vấn …………………………………………………… 9

2.1.4

Thang đo sử dụng trong nghiên cứu ……………………………………………….. 9

2.1.5

Phƣơng pháp chọn mẫu ……………………………………………………………… 13

2.1.6

Phƣơng pháp phỏng vấn …………………………………………………………….. 15

2.1.7

Làm sạch và xử lý dữ liệu …………………………………………………………… 16

2.2

Đặc điểm của phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………. 16

2.2.1

Nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trƣờng …………………………… 16

2.2.2

Nghiên cứu mô tả ……………………………………………………………………… 16

2.2.3

Nghiên cứu đột xuất ………………………………………………………………….. 17

CHƢƠNG 3:PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ …………………………………………… 18

3.1

Quy mô thị trƣờng ………………………………………………………………………….. 18

3.2

Vấn đề của thị trƣờng rau an toàn ……………………………………………………… 23

3.2.1

Vấn đề của nhóm khách hàng đan xen thuộc nhóm A ……………………… 24

3.2.2

Vấn đề của nhóm khách hàng tiềm năng – nhóm B …………………………. 25

3.2.3

Vấn đề của nhóm không phải khách hàng ……………………………………… 26

3.3

3.3.1

3.3.2

3.3.3

3.4

3.4.1

3.4.2

3.4.3 Thống kê mô tả đặc điểm của ba nhóm khách hàng………………………………. 29

3.5

Khách hàng hiện tại …………………………………………………………………… 32

3.5.1

Khách hàng tiềm năng ……………………………………………………………….. 33

3.5.2

Không phải khách hàng ……………………………………………………………… 35

3.5.3 Phân đoạn thị trƣờng……………………………………………………………………….. 37

3.5.4

Sử dụng phân tích phƣơng sai một yếu tố One-Way ANOVA ………….. 38

Sử dụng kiểm định Kruskal – Wallis và Mann-Whitney ………………….. 40

Phân tích hồi quy Multinomial Logistic ………………………………………… 41

Xây dựng marketing hỗn hợp cho nhóm khách hàng tiềm năng ……………… 42

Sản phẩm…………………………………………………………………………………. 43

Giá cả ……………………………………………………………………………………… 43

Kênh phân phối ………………………………………………………………………… 45

Xúc tiến …………………………………………………………………………………… 46

CHƢƠNG 4:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………………….. 52

4.1

Kết luận ………………………………………………………………………………………… 52

4.2

Kiến nghị ………………………………………………………………………………………. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ································································ 55

PHỤ LỤC 1: ƢỚC LƢỢNG QUY MÔ THỊ TRƢỜNG VÀ CHI TIÊU ········ 56

PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI ································································· 57

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KINH TẾ LƢỢNG ······················· 64

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thang đo sử dụng trong bảng hỏi…………………………………………………… 10

Bảng 2.2 Thống kê mô tả giới tính của mẫu………………………………………………….. 13

Bảng 2.3 Thống kê mô tả tuổi của mẫu………………………………………………………… 13

Bảng 2.4 Thống kê mô tả trình độ học vấn của mẫu ………………………………………. 14

Bảng 2.5 Thống kê mô tả hoàn cảnh gia đình của mẫu …………………………………… 14

Bảng 3.1 Quy mô, tiềm năng, dung lƣợng thị trƣờng rau ………………………………… 20

Bảng 3.2 Nhóm đan xen – lý do sử dụng trộn lẫn …………………………………………… 24

Bảng 3.3 Nhóm B – lý do chƣa sử dụng rau sạch …………………………………………… 26

Bảng 3.4 Nhóm C – lý do không sử dụng rau sạch …………………………………………. 27

Bảng 3.5 Thống kê mô tả ba nhóm đối tƣợng ……………………………………………….. 31

Bảng 3.6 Địa điểm đƣợc ƣa chuộng …………………………………………………………….. 45

Bảng 3.7 Ngƣời quyết định trong việc mua rau an toàn ………………………………….. 46

Bảng 3.8 Ngƣời quyết định (nữ) trong việc mua rau an toàn ……………………………. 47

Bảng 3.9 Ngƣời sử dụng rau an toàn……………………………………………………………. 48

Bảng 3.10 Nhóm B – Tần suất mua rau và ngày đi mua rau …………………………….. 49

Bảng 3.11 Tầm ảnh hƣởng của các kênh thông tin …………………………………………. 49

Bảng 4.1 ANOVA – Mô tả…………………………………………………………………………. 65

Bảng 4.2 ANOVA – Kiểm định phƣơng sai đồng nhất ……………………………………. 65

Bảng 4.3 ANOVA – Kết quả……………………………………………………………………… 66

Bảng 4.4 ANOVA – Phân tích sâu ………………………………………………………………. 69

Bảng 4.5 Kruskal Wallis – Xếp hạng……………………………………………………………. 71

Bảng 4.6 Kruskal Wallis – Kết quả ……………………………………………………………… 71

Bảng 4.7 Mann- Whitney – nhóm A và nhóm B – Xếp hạng…………………………….. 73

Bảng 4.8 Mann- Whitney – nhóm A và nhóm B – Kết quả ……………………………… 73

Bảng 4.9 Mann- Whitney – nhóm B và nhóm C – Xếp hạng……………………………. 74

Bảng 4.10 Mann- Whitney – nhóm B và nhóm C – Kết quả…………………………….. 75

Bảng 4.11 Mann- Whitney – nhóm A và nhóm C – Xếp hạng………………………….. 76

Bảng 4.12 Mann- Whitney – nhóm A và nhóm C – Kết quả …………………………….. 77

Bảng 4.13 Multimonial Logistic – Tóm tắt ……………………………………………………. 78

Bảng 4.14 Multinomial Logistic – Thông tin về phù hợp mô hình…………………….. 79

Bảng 4.15 Multinomial Logistic – kết quả…………………………………………………….. 82

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Vai trò tham gia trong quá trình mua hàng ………………………………………… 8

Hình 3.1 Phân loại các nhóm đối tƣợng ……………………………………………………….. 18

Hình 3.2 Thời gian sử dụng rau sạch …………………………………………………………… 22

1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với chất lƣợng cuộc sống đi lên thì nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn,

giàu dinh dƣỡng của con ngƣời càng tăng lên. Trong đó, rau là thực phẩm không thể

thiếu trong bữa ăn của mỗi ngƣời. Để có sức khỏe tốt và đƣợc cung cấp đầy đủ

dƣỡng chất thiết yếu cho cơ thể thì con ngƣời cần sử dụng rau an toàn, chất lƣợng.

Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy những loại rau đang đƣợc bày bán trên

thị trƣờng cho ngƣời tiêu thụ đa số có nguồn gốc không rõ ràng, nhiều trƣờng hợp

còn gây đe dọa trực tiếp đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Theo thống kê của Cục An

Toàn Thực Phẩm, Bộ y tế, trong vòng 5 năm (2008-2012), cả nƣớc có gần 29000

ngƣời bị ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, năm 2012, toàn quốc xảy ra 167 vụ với hơn

5500 ngƣời bị ngộ độc thực phẩm.1 Nguyên nhân đƣợc xác định là do thực phẩm bị

ô nhiễm, rau quả có vi sinh vật gây bệnh, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật và kim

loại vƣợt quá mức cho phép. Thực phẩm chất lƣợng và kém chất lƣợng tràn lan và

bị trộn lẫn khiến ngƣời tiêu dùng khó phân biệt. Ngoài ra, những ngƣời chƣa bị ngộ

độc thực phẩm ngay lập tức vẫn có thể là nạn nhân của việc tiêu dùng thực phẩm

không an toàn vì việc dồn tích trong thời gian dài những chất quá hàm lƣợng cho

phép cũng là nguyên nhân tiềm tàng cho nhiều căn bệnh.

Mặt khác, trên thị trƣờng rau an toàn, mặc dù cầu rau an toàn lớn đến mức

cung không đủ, dẫn đến sự trà trộn của rau kém chất lƣợng, thì rất nhiều doanh

nghiệp kinh doanh rau an toàn và dự án phát triển rau an toàn vẫn chịu thua lỗ và

đứng trƣớc nguy cơ phá sản. “Trong

khi ngƣờ i Hà N ội r ấ t thèm rau s ạ ch thì trong s ố

31 điể m bán rau an toàn c ủ a Sàn giao d ịch rau qu ả và th ực ph ẩ m an toàn Hà N ội, đã

có 26 điể m ph ải đóng cửa”2

Nhằm góp phần tìm hiểu và giải quyết vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài

“Nghiên cứu thị trường tiêu thụ rau sạch tại Hà Nội” nhằm rút ra những kết luận

về đặc điểm thị trƣờng tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội trong đó có nhu cầu, hành vi

và đòi hỏi của khách hàng đã, đang và có tiềm năng tiêu thụ rau an toàn. Từ đó rút

Bộ Y tế – Cục An Toàn Thực Phẩm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Tuệ Khanh 2013.

2

ra những giải pháp cụ thể đối với các doanh nghiệp cung cấprau an toàn và một số

kiến nghị với các cơ quan chức năng.

Kết cấu của đề tài gồm 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Phân tích dữ liệu và kết quả

Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị

3

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1

Tình hình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu khoa học này là một bài nghiên cứu về thị trƣờng tiêu thụ

rau an toàn tại Hà Nội. Đây là một đề tài có tính mới mẻ vì chƣa từng có nghiên cứu

thị trƣờng tiêu thụ rau an toàn nào tại Hà Nội nào đƣợc thực hiện trƣớc đó.

Các đề tài, tài liệu, sách báo liên quan đến rau sạch trƣớc đó chƣa đề cập đến

việc phân tích thị trƣờng khách hàng rau an toàn mà chủ yếu tập trung vào phƣơng

pháp trồng rau an toàn hiệu quả, giải quyết vấn đề chi phí cho rau an toàn hay

hƣớng dẫn trồng rau an toàn.

1.2 Mục đích nghiên cứu

– Khái quát về thị trƣờng tiêu dùng rau an toàn tại Hà Nội: quy mô, tiềm

năng và vấn đề hiện tại

– Xây dựng hình ảnh của ba nhóm khách hàng gồm các đặc điểm về giới

tính, độ tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, thu nhập bình quân hàng tháng

– Phân đoạn khách hàng tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội

– Xây dựng marketing hỗn hợp cho sản phẩm rau an toàn

– Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết vấn đề hiện tại của thị trƣờng rau an

toàn

1.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những ngƣời có sử dụng rau trong bữa ăn,

sống tại Hà Nội và trên 18 tuổi. Lƣu ý rằng đối tƣợng nghiên cứu không phải là

những ngƣời sử dụng rau an toàn, mà là những ngƣời sử dụng rau nói chung, bất kể

là loại nào, trong bữa ăn của họ.

Bài nghiên cứu này sẽ thực hiện các phân tích phân chia các đối tƣợng này ra

làm ba nhóm đối tƣợng đại diện cho thị trƣờng tiêu thụ rau:

– Nhóm A: Khách hàng hiện tại. Khách hàng hiện tại là những ngƣời đang

sử dụng rau an toàn, bao gồm những ngƣời chỉ sử dụng rau an toàn và những ngƣời

4

sử dụng rau an toàn không thƣờng xuyên (hay sử dụng cả rau an toàn cùng với rau

thông thƣờng), sau đây gọi là khách hàng sử dụng đan xen.

– Nhóm B: Khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng là những ngƣời

chƣa sử dụng rau an toàn nhƣng có dự định sử dụng.

– Nhóm C: Không thuộc đối tƣợng khách hàng. Không thuộc đối tƣợng

khách hàng là những ngƣời chƣa sử dụng rau an toàn và không có ý định sử dụng

hoặc chƣa rõ ràng về ý định sử dụng.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

– Sản phẩm phân tích chỉ liên quan đến rau an toàn. Các khái niệm cần làm

rõ: rau an toàn, rau an toàn, rau hữu cơ, rau thông thƣờng.

+ Rau an toàn (hay còn gọi là rau sạch) là những sản phẩm rau tƣơi bao

gồm tất cả các loại rau an củ, thân, lá, hoa, quả, có chất lƣợng đúng nhƣ đặc tính

giống của nó, hàm lƣợng các hóa chất độc và mức độ các sinh vật gây hại ở mức

tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng.

Hiện nay, tiêu chuẩn rau an toàn đƣợc sử dụng ở Việt Nam là tiêu chuẩn

VIETGAP, đƣợc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/1/2008.

VIETGAP (là viết tắt của Vietnamese Good Agricultual Practices) có nghĩa là Thực

hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí:3

(1) Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất

(2) An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm

khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu họach

(3) Môi trƣờng làm việc mục đích nhắm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao

động của nông dân

(4) Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định những

vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Không nên nhầm lẫn rau an toàn (thƣờng đƣợc gọi là rau sạch) là các loại rau

đƣợc “rửa sạch”, trông đẹp mắt. Cần phân biệt rõ, rau an toàn là là loại rau có hàm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cục trồng trọt (n.d)

5

lƣợng chất an toàn cho ngƣời tiêu dùng và quá trình nuôi trồng phù hợp với tiêu

chuẩn cụ thể, không làm hại cho môi trƣờng xung quanh.

Nhƣ vậy, bài viết này sử dụng thuật ngữ “rau an toàn” và “rau sạch” đƣợc

hiểu là loại rau đƣợc trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP.

+ Rau hữu cơ là loại rau đƣợc trồng hoàn toàn tự nhiên:

(1) Không bón phân hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật

(2) Không phun thuốc kích thích sinh trƣởng

(3) Không sử dụng thuốc diệt cỏ

(4) Không sử dụng sản phẩm biến đổi gen

Chính vì những đặc điểm trên mà rau hữu cơ có thời gian sinh trƣởng lâu hơn

và giá cả đắt hơn rau an toàn.

+ Cụm từ “rau thông thường” đƣợc dùng trong bài viết đƣợc hiểu là rau

không an toàn hoặc là rau chƣa đƣợc chứng thực là an toàn.

+ Ngoài ra, bài viết còn sử dụng cụm từ “rau nói chung” hay “rau”, đƣợc

hiểu là thị trƣờng rau nói chung, bao gồm cả rau an toàn và rau thông thƣờng.

Phân biệt rau an toàn, rau hữu cơ với các loại rau thƣờng:Rất khó để phân

biệt giữa các loại rau này qua hình thức. Vì vậy việc trà trộn rau là rất dễ dàng. Điều

này có ảnh hƣởng sâu sắc đến niềm tin của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm rau an

toàn đang đƣợc bán trên thị trƣờng tiêu thụ.

– Đối tƣợng khảo sát là những ngƣời tiêu dùng rau trong phạm vi thành phố

Hà Nội có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Bài nghiên cứu không lựa chọn giới hạn nghiên

cứu các đối tƣợng tiêu dùng rau an toàn vì ngoài mục đích phân tích đặc điểm của

nhóm khách hàng hiện tại, bài viết còn có mục đích của nghiên cứu là nhằm tìm ra

tỉ lệ giữa những ngƣời sử dụng rau an toàn và những ngƣời không hoặc chƣa sử

dụng. Một mục đích khác là xác định khả năng những ngƣời chƣa sử dụng rau an

toàn sẽ sử dụng rau an toàn trong tƣơng lai hay không. .

– Phạm vi nghiên cứu là trong thành phố Hà Nội. Ngƣời viết chọn địa điểm

này vì hai lý do. Thứ nhất, Hà Nội là nơi tập trung đông dân cƣ, các nguồn rau an

toàn cũng vì thế mà thƣờng hay đổ về từ các nơi, có thể từ các quận huyện ngoại

6

thành của Hà Nội, hoặc từ ngoại tỉnh. Thứ hai, nghiên cứu tại Hà Nội giúp tiết kiệm

đƣợc chi phí cho ngƣời thực hiện đề tài khi thực hiện nghiên cứu.

7

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 2 sẽ nêu rõ phƣơng pháp nghiên cứu và đặc điểm nghiên cứu thị

trƣờng của đề tài. Phân tích ƣu điểm và tính ƣu việt của phƣơng pháp đƣợc chọn so

với những phƣơng pháp khác.Phần 2.1 sẽ mô tả phƣơng pháp nghiên cứu định

lƣợng thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn thông qua bảng hỏi với các nội dung

sau: giả thiết khi thiết kế bảng hỏi, kết cấu bảng hỏi, các loại thang đo sử dụng trong

bảng hỏi, điều kiện để tham gia khảo sát, phƣơng pháp chọn mẫu, phƣơng pháp

phỏng vấn, phƣơng pháp làm sạch và xử lý dữ liệu.Phần 2.2 sẽ bàn về đặc điểm

phƣơng pháp nghiên cứu thị trƣờng mà đề tài thực hiện, dựa trên các tiêu chí khác

nhau. Thứ nhất, dựa trên nguồn dữ liệu thì đề tài thực hiện dựa vào cả nguồn dữ liệu

thứ cấp, đƣợc thu thập từ phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn và cả nguồn dữ liệu

nghiên cứu sơ cấp, đƣợc thu thập từ phƣơng pháp nghiên cứu tại hiện trƣờng. Thứ

hai, dựa vào mức độ tìm hiểu thị trƣờng thị trƣờng thì nghiên cứu là nghiên cứu mô

tả. Cuối cùng, dựa trên mức độ thƣờng xuyên thì nghiên cứu đƣợc đƣợc thực hiện là

nghiên cứu đột xuất.

2.1 Nghiên cứu định lƣợng – phỏng vấn bằng bảng hỏi

Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, thiết kế bảng

câu hỏi phỏng vấn ngẫu nhiên một số lƣợng ngƣời trên 18 tuổi hiện đang sinh sống

tại Hà Nội. Sau khi lọc dữ liệu thì số mẫu thu đƣợc là 213 mẫu dữ liệu sạch.

2.1.1 Giả thiết thiết kế bảng hỏi

Các đăc điểm của cá nhân khách hàng có ảnh hƣởng đến quyết định tiêu

dùng rau an toàn. Đó là các đặc điểm:

– Giới tính (biến Giới Tính): giả thuyết cho rằng những ngƣời giới tính nữ

sẽ có nhu cầu sử dụng rau an toàn lớn hơn những ngƣời giới tính nam.

– Tuổi (biến Tuổi): giả thuyết cho rằng những ngƣời càng nhiều tuổi, càng

có nhu cầu mua rau an toàn. Tuy nhiên, những ngƣời sử dụng chính không nhất

thiết phải là họ.

8

Những vai trò tham gia quá trình mua của ngƣời tiêu dùng:4

Ngƣời khởi

xƣớng

Ngƣời

quyết

định

Ngƣời

tác động

Ngƣời

thực hiện

mua

Ngƣời sử

dụng

Hình 2.1 Vai trò tham gia trong quá trình mua hàng

Đối với sản phẩn rau an toàn, ngƣời viết giả thiết ngƣời khởi xƣớng, ngƣời

quyết định và ngƣời thực hiện mua là một, đƣợc điều tra ở câu số 8. Ngƣời tác động

đƣợc điều tra ở câu số 12 và ngƣời sử dụng đƣợc điều tra ở câu số 15. Ngƣời viết

cho rằng, ngƣời khởi xƣớng, ngƣời quyết định, ngƣời thực hiện mua, trong trƣờng

hợp sống độc thân là chính họ, trong trƣờng hợp sống cùng gia đình sẽ chủ yếu là

ngƣời mẹ, ngƣời vợ, trong trƣờng hợp sống chung với ngƣời khác sẽ chủ yếu là

ngƣời phụ nữ; ngƣời thân sẽ có ảnh hƣởng tƣơng đối đến quá trình mua; ngƣời sử

dụng đa số sẽ là gia đình, sau đó đến trẻ nhỏ và ngƣời già.

– Bậc học (biến Bậc học cao nhất): giả thiết cho rằng ngƣời có bậc học càng

cao thì càng có nhu cầu sử dụng rau an toàn.

– Hoàn cảnh gia đình (biến Thuong An Chung): giả thiết cho rằng ngƣời

sống gia đình và thƣờng ăn chung với gia đình sẽ là nhóm đối tƣợng tiêu thụ rau an

toàn nhiều nhất. Sau đó sẽ đến nhóm sống cùng ngƣời khác và thƣờng xuyên ăn

chung. Đối với nhóm sống chung với ngƣời khác nhƣng ít khi ăn chung hoặc sống

độc thân thì lƣợng tiêu dùng rau an toàn của họ sẽ thấp nhất. Không kể trƣờng hợp

họ tiêu thụ rau an toàn tại các cửa hàng ăn.

– Thu nhập (gồm 2 biến: biến Binh Quan Thu Nhap_1Nguoi nếu sống một

mình và biến Tổng Binh Quan Thu Nhap_Nhieu Nguoi nếu không sống một mình):

giả thiết cho rằng những ngƣời có thu nhập càng cao thì càng có nhu cầu sử dụng

rau an toàn.

Philip Kotler, Gary Amstrong 2010.

9

2.1.2 Kết cấu bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi gồm 20 câu chia làm ba phần:5

– Phần 1: Thông tin chung

– Phần 2: Dành cho khách hàng đang sử dụng rau an toàn

– Phần 3: Dành cho khách hàng không sử dụng rau an toàn.

Vấn đề cần giải quyết bản khảo sát chính là những mục tiêu đƣợc nêu ra

trong phần 1.3 của chƣơng 1 của đề tài. Tuy nhiên, bản câu hỏi không đƣợc sắp xếp

theo các phần trả lời từng mục tiêu nhƣ đƣợc nêu ra mà đƣợc sắp xếp theo trình tự

logic để ngƣời làm khảo sát dễ dàng theo dõi, thấy dễ hiểu, thực hiện đƣợc trong

thời gian ngắn nhất có thể. Từ những kết quả khảo sát thu đƣợc, ngƣời làm nghiên

cứu phân tích mối quan hệ giữa các biến để kiểm định những giả thuyết đề ra

2.1.3 Điều kiện để tham gia phỏng vấn

– Đối tƣợng nghiên cứu và ngƣời thân thiết của họ không làm trong các lĩnh

vực không hợp lệ có liên quan đến tiếp thị và truyền thông đại chúng.

– Đối tƣợng không phải là ngƣời thƣờng xuyên tham gia các chƣơng trình

nghiên cứu.

– Đối tƣợng phải thỏa mãn nhu cầu là trên 18 tuổi và sống tại Hà Nội.

2.1.4 Thang đo sử dụng trong nghiên cứu

Các khái niệm nghiên cứu (gọi tắt là khái niệm) trong bài gồm cả khái niệm

ở dạng định lƣợng (nhƣ thu nhập bình quân) và khái niệm không ở dạng định lƣợng

(nhƣ tầm ảnh hƣởng của các kênh thông tin đối với quyết định mua rau). Đối với

những khái niệm không ở dạng định lƣợng, ngƣời nghiên cứu sẽ lƣợng hóa chúng

và sử dụng thang đo để đo lƣờng.

Phụ lục 2

10

Những thang đo đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu này là:

Loại dữ liệu

Loại thang đo

Không metric

Định danh

(Định tính)

Metric

Quãng – thang đo đối nghĩa

(định lƣợng)

Thang đo tỉ lệ

Bảng 2.1 Thang đo sử dụng trong bảng hỏi

Có hai loại thang đo định tính, đó là thang đo định danh và thang đo thứ tự.

Ngƣời viết không lựa chọn thang đó thứ tự vì bản khảo sát không chứa các khái

niệm có kết quả cần sắp xếp theo thứ tự. Thang đo thứ tự sẽ hữu ích hơn thang đo

định tính khi cần sắp xếp thứ tự của kết quả của một khái niệm nhƣ khái niệm nhãn

hiệu yêu thích của một loại sản phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu không nhằm vào việc

nghiên cứu cho bất cứ nhãn hiệu sản phẩm nào cả, vì vậy không sử dụng đến thang

đo thứ tự.

Có hai loại thang đo định lƣợng là thang đo quãng và thang đo tỉ lệ. Cả hai

loại thang đo này đều đƣợc áp dụng trong bản khảo sát sao cho phù hợp. Đối với

thang đo quãng, ngƣời viết lựa chọn thang đo đối nghĩa, điều này sẽ đƣợc giải thích

cụ thể phía dƣới.

Cụ thể, các loại thang đo đƣợc áp dụng nhƣ sau:

– Một, thang đo định danh

“Thang đo định danh là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó

không có ý nghĩa về lƣợng.”6Các câu hỏi sử dụng thang đo định danh là câu số: 1;3;

4; 8; 11; 13;15; 16; 17; 19; 20.

Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang. 2010. Nghiên cứu thị trường. Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

11

Ví dụ: Câu 3 nhằm định danh đối tƣợng khảo sát theo trình độ học vấn của

họ. Khái niệm này không ở dạng lƣợng và dùng để xếp loại ngƣời phỏng vấn,

không phải sắp xếp theo thứ tự.

– Hai, thang đo quãng

“Thang đo quãng là loại thang đo trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách

nhƣng gốc 0 không có ý nghĩa.”7Trong ba loại thang đo quãng: thang đo likert,

thang đo đối nghĩa, thang Staple, ngƣời nghiên cứu áp dụng thang đo đối nghĩa

trong câu 12 và câu 18. Thang đo đối nghĩa là loại thang đó trong đó một chuỗi các

phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi đƣợc nêu ra và ngƣời trả lời sẽ chọn

một trong các câu trả lời đó, trong đó chỉ dùng hai nhóm từ ở hai cực có nghĩa trái

ngƣợc nhau.8 Thang đo đối nghĩa đƣợc chọn vì phù hợp với đặc điểm của khái

niệm:

Câu 12 trả lời cho câu hỏi về mức độ ảnh hƣởng của các kênh thông tinh đối

với quyết định mua rau của ngƣời tiêu dùng. Thang đo đối nghĩa của câu 12:

Không ảnh

Ảnh hưởng

hưởng

lớn

1

2

Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, sđd, 107.

Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, sđd, 109.

3

4

12

Câu 18 trả lời cho câu hỏi về tầm quan trọng của của các tiêu chí trong việc

lựa chọn rau an toàn. Thang đo đối nghĩa của câu 18:

Rất

Không

quan trọng

quan

trọng

1

2

3

4

– Ba, thang đo tỉ lệ

“Thang đo tỉ lệ là loại thang đo trong đó số đo dùng để đo độ lớn, và gốc 0 có

ý nghĩa.”9 Thang đo tỉ lệ đƣợc áp dụng trong một số câu trong bài khảo sát mà

những câu đó phân tích các khái niệm có kết quả có gốc 0 là quan trọng

Các câu áp dụng thang đo tỉ lệ trong bản khảo sát là câu: 5; 9; 10.

Ví dụ: Câu 9 hỏi về mức chi bình quân cho món rau cho bữa ăn của ngƣời

khảo sát, đƣợc trình bày dƣới dạng lựa chọn để thuận tiện cho ngƣời làm khảo sát

và tiết kiệm đƣợc thời gian. Đối với câu hỏi này, gốc 0 là quan trọng vì mức chi

bình quân cho món rau trong bữa ăn càng lớn cho thấy giá cả mà ngƣời mua sẵn

sàng trả cho món rau của mình một cách tƣơng đối, tại thời điểm khảo sát. Mức giá

này có thể thay đổi, tuy nhiên sẽ đƣợc phân tích khi đặt trong mối quan hệ với

những câu khác.

Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, sđd, 109.

13

2.1.5 Phƣơng pháp chọn mẫu

– Phƣơng pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên

– Đặc điểm mẫu của đề tài: mẫu của đề tài có đặc điểm kích thƣớc nhỏ (213

mẫu), đại diện cho đám đông kích thƣớc lớn. Trong đó có 125 đối tƣợng thuộc

nhóm A, 55 đối tƣợng thuộc nhóm B, 33 đối tƣợng thuộc nhóm C.

+ Mẫu có sự phân bố tƣơng đối đều về giới tính:

Giới Tính

Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ hợp lệ Tỷ lệ cộng dồn

Nam

90 42.3

42.3

42.3

Nữ

123 57.7

57.7

100.0

Tổng

213 100.0

100.0

Bảng 2.2 Thống kê mô tả giới tính của mẫu

+ Mẫu có sự phân bố không đều về lứa tuổi chỉ có 9 ngƣời thuộc nhóm tuổi

trên 50

Tuổi

Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ hợp lệ Tỷ lệ cộng dồn

18 – 22

85 39.9

39.9

39.9

23 – 30

81 38.0

38.0

77.9

31 – 50

38 17.8

17.8

95.8

4.2

4.2

100.0

213 100.0

100.0

Trên 50

Tổng

9

Bảng 2.3 Thống kê mô tả tuổi của mẫu

14

+ Mẫu có sự phân bố không đồng đều về trình độ học vấn: chỉ có ngƣời

thuộc có 4 ngƣời trình độ nghề và 8 ngƣời thuộc nhóm trình độ dƣới lớp 12 trong

khi đó bậc học đại học/cao đẳng lại có số lƣợng vƣợt trội, 114 ngƣời.

Bậc học cao nhất

Tần

số

Không có văn bằng/ Tiểu học/ Trung học

cơ sở

Trung học phổ thông

8

Đào tạo sau đại học

Tổng

Tỷ lệ cộng

dồn

3.8

3.8

3.8

48 22.5

22.5

26.3

Đào tạo nghề

Đại học/Cao đẳng

Tỷ lệ Tỷ lệ hợp

lệ

4

1.9

1.9

28.2

114

53.5

53.5

81.7

39 18.3

18.3

100.0

213 100.0

100.0

Bảng 2.4 Thống kê mô tả trình độ học vấn của mẫu

+ Mẫu có sự phân bố không đồng đều về hoàn cảnh gia đình: chỉ có 6 ngƣời

sống cùng gia đình và ít khi ăn chung, trong khi đó số ngƣời sống cùng gia đình và

thƣờng ăn chung có số lƣợng vƣợt trội, 118 ngƣời.

Thuong An Chung

Tần

số

Tỷ lệ Tỷ lệ hợp

lệ

Tỷ lệ cộng

dồn

Một mình

20

9.4

9.4

9.4

Ngƣời khác nhƣng không ăn chung hoặc ít

khi ăn chung

19

8.9

8.9

18.3

Ngƣời khác và thƣờng ăn chung

50 23.5

23.5

41.8

118 55.4

55.4

97.2

2.8

2.8

100.0

213 100.0

100.0

Gia đình và thƣờng ăn chung

Gia đình nhƣng ít khi hoặc không ăn chung

Tổng

6

Bảng 2.5 Thống kê mô tả hoàn cảnh gia đình của mẫu

15

Việc phân bố không đồng đều các đặc điểm của mẫu nhƣ vậy làm giảm độ

tin cậy của kết quả. Đây cũng là hạn chế của phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Mặc dù nhận thấy thấy phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không phải là tối ƣu

trong trƣờng hợp đám đông có kích thƣớc lớn và mẫu có kích thƣớc nhỏ, ngƣời viết

chọn phƣơng pháp này vì đây là phƣơng pháp giúp tiết kiệm chi phí và thời gian

nhất.

2.1.6 Phƣơng pháp phỏng vấn

Ngƣời khảo sát thực hiện các phƣơng pháp phỏng vấn sau:

– Phỏng vấn trực diện

Phỏng vấn trực diện đƣợc ngƣời thực hiện đề tài sử dụng nhiều nhiều nhất

(số lƣợng ngƣời phỏng vấn bằng phƣơng pháp này chiếm 54.46% trong mẫu). Vì

phƣơng pháp đƣợc ngƣời trả lời ƣa chuộng nhất. Ngƣời trả lời có cơ hội để hỏi

ngƣời phỏng vấn những vấn đề họ chƣa hiểu, đồng thời ngƣời phỏng vấn chủ động

kích thích sự trả lời và giải thích các câu hỏi ngƣời trả lời hiểu sau. Đây cũng là

dạng phỏng vấn đem lại kết quả đáng tin cậy nhất.

– Phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn qua điện thoại giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian hơn so với

phỏng vấn trực diện. Tuy nhiên, đối với đề tài này ngƣời thực hiện không sử dụng

nhiều phƣơng pháp phỏng vấn bằng điện thoại vì sự hạn chế trong danh sách liên

lạc và ngƣời trả lời không phải lúc nào cũng sẵn sàng trả lời. Số lƣợng ngƣời phỏng

vấn qua điện thoại chiếm 4.6% trong mẫu.

– Phỏng vấn thông qua mạng internet

Đây là dạng phỏng vấn đƣợc sử dụng nhiều thứ 2 sau dạng phỏng vấn trực

tiếp, với số ngƣời trả lời chiếm 40.94% mẫu. Ngƣời thực hiện nghiên cứu tạo bản

khảo sát trên website SurveyMonkey.com, link:

https://www.surveymonkey.com/s/KhaoSatRauAnToan

Sau đó gửi lên các website, diễn dàn trên mạng thực hiện khảo sát ngẫu

nhiên, với phạm vi đối tƣợng đƣợc nêu rõ. Cũng nhờ phƣơng pháp phỏng vấn thông

qua mạng Internet mà một trong những phƣơng pháp chọn mẫu của ngƣời làm