Nghiên cứu thị trường nước ngoài. – Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Th –
III. Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư.
b. Nghiên cứu thị trường nước ngoài.
Thị trường nước ngoài là nơi cung cấp các máy móc, thiết bị công
nghiệp cho công ty nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do
vậy việc nghiên cứu thị trường nước ngoài được công ty hết sức quan tâm.
Thông thường để có thông tin về các nhà cung cấp, công ty thường tìm
hiểu qua sách báo, bản tin giá cả thị trường của thông tấn xã Việt Nam, các
tạp chí nước ngoài, các thông tin của các cơ quan thường vụ Việt Nam ở nước
ngoài hoặc catalogue tự giới thiệu quảng cáo. Ngoài ra, nhờ có sự phát triển
của công nghệ thông tin, nên việc tìm hiểu thông tin về thị trường nước ngoài
còn được thực hiện thông qua việc khai thác và sử dụng mạng Internet.
Đối với những mặt hàng đã có mặt ở Việt Nam ( do các công ty khác
nhập khẩu về ), cán bộ của công ty sẽ gặp người tiêu dùng để hỏi thăm về giá
cả, chất lượng,…của hàng hoá đó và học hỏi thêm kinh nghiệm, từ đó có
quyết định về chiến lược nhập khẩu mặt hàng này.
Khi tìm hiểu thị trường nước ngoài, công ty quan tâm đến các vấn đề sau:
Nghiên cứu về mặt hàng nhập khẩu:
Sau khi xác định được nhu cầu của mình đối với một loại hàng hoá nào
đó, công ty sẽ tiến hành nghiên cứu các vấn đề xung quanh mặt hàng đó nhằm
tìm ra loại hàng hoá phù hợp nhất để tiến hành nhập khẩu.
Việc nghiên cứu các mặt hàng nhập khẩu bao gồm nghiên cứu các yếu
tố như giá cả, chủng loại hàng hoá nhập khẩu, chất lượng cũng như tiêu chuẩn
để đánh giá, xác định chất lượng…
Giá cả của thiết bị, máy móc công nghiệp trên thị trường quốc tế luôn
thay đổi theo từng tháng, từng chu kỳ… điều này phụ thuộc vào nhu cầu của
thị trường, nguồn cung cấp, điều kiện cơ sở giao hàng hay theo các điều
khoản quy định trong hợp đồng, ngoài ra còn có thể do sự khan hiếm hay dư
thừa của các hàng hoá đó trên thị trường. Do đó công ty phải nghiên cứu xem
xét giá cả hàng hoá nhập khẩu nhằm không bị mua đắt.
* Nghiên cứu các yếu tố thuộc về môi trường quốc tế:
Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu cuả
công ty, nó có thể là yếu tố chính trị, kinh tế… tại nước đối tác, ngoài ra còn
có thể là mối quan hệ kinh tế giữa hai nước… nếu như quan hệ hai nước tốt
đẹp sẽ giúp cho việc tìm hiểu ký kết hợp đồng giữa công ty và đối tác nước
ngoài sẽ dễ dàng hơn và ngược lại quan hệ giữa hai nước có chiều hướng xấu
đi sẽ khiến cho công ty gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm đối tác.
Ngoài ra, yếu tố môi trường còn bao gồm cả luật pháp, chính sách của
Chính phủ nước ngoài…
* Nghiên cứu lựa chọn đối tác kinh doanh:
Đối tác của công ty trong thời gian qua chủ yếu là các bạn hàng truyền
thống như Đức, Singapore,…Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do xu hướng
mở rộng thị trường công ty cũng quan hệ với nhiều bạn hàng mới, việc nghiên
cứu các bạn hàng mới này của công ty cũng gặp nhiều khó khăn, để dễ dàng
hơn công ty cũng căn cứ vào các tiêu thức sau đây để lựa chọn đối tác:
• Độ tin cậy, uy tín của công ty đó trên thị trường thế giới.
• Khả năng tài chính, khả năng cung cấp hàng hoá.
• Trình độ, khả năng chuyên môn hoá về mặt hàng nhập khẩu.
• Các yếu tố đó thuộc về môi trường địa lý.