Nghiên cứu thị trường là gì? Phương pháp và chiến lược tiếp cận

Nghiên cứu thị trường là gì là câu hỏi mà hầu hết những người làm marketing đều quan tâm, nó là cốt lõi của mọi chiến lược marketing thành công.

Nghiên cứu thị trường là gì

Nghiên cứu thị trường là gì? Nghiên cứu thị trường (hoặc nghiên cứu Marketing) là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu của công ty. Bạn không thể kiểm soát những gì bạn không thể nhìn thấy và các phương pháp hay nhất của nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Nghiên cứu thị trường là gì?
  • Tại sao nghiên cứu thị trường lại rất quan trọng?
  • Nghiên cứu thị trường định tính là gì?
  • Nghiên cứu thị trường định lượng là gì?
  • 4 loại hình nghiên cứu thị trường chính.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hoạt động nghiên cứu thị trường.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường (hoặc nghiên cứu marketing) là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu của công ty.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng thông tin này để thiết kế ra những sản phẩm, cải thiện trải nghiệm người dùng, xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

Để giúp tối ưu các nỗ lực nghiên cứu thị trường hay nghiên cứu marketing của bạn trở nên dễ dàng hơn, hãy tham khảo các loại nghiên cứu thị trường bên dưới để đảm bảo bạn có tất cả dữ liệu và thông tin cần thiết để thúc đẩy các chiến lược marketing của mình.

Tại sao nghiên cứu thị trường lại rất quan trọng?

Nếu bạn đã hiểu nghiên cứu thị trường là gì hẳn là bạn đã có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của nó trong doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường rất quan trọng vì nó giúp xác định các điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược marketing của bạn.

Mặc dù việc tuân theo những trực giác hay kinh nghiệm marketing của riêng bạn cũng là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, bạn cần có dữ liệu và mức độ hiểu biết sâu hơn về những gì khách hàng của bạn muốn hay những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang nỗ lực để thành công hơn.

Nghiên cứu thị trường có thể giúp bạn khám phá những dữ liệu định lượng như quy mô thị trường và nhân khẩu học, thậm chí là cả dữ liệu nghiên cứu định tính như tâm lý học để hiểu rõ hơn về quy mô và phạm vi ngành kinh doanh của bạn.

Một lợi ích khác của nghiên cứu thị trường là khả năng xác định chính xác các đối thủ cạnh tranh trong ngành của bạn.

Nghiên cứu thị trường có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bối cảnh cạnh tranh của mình bằng cách trả lời các câu hỏi như: Bạn đang cạnh tranh với các doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn? Họ là ai, Họ mạnh yếu như thế nào?

Thị trường mục tiêu của họ như thế nào so với thị trường của bạn? Doanh nghiệp của bạn có đủ nhận thức về thương hiệu để cạnh tranh không?

Có lẽ là điều quan trọng nhất, nghiên cứu thị trường cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc (insights) về đối tượng mục tiêu của bạn. Bạn cần nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về các insights đó.

Dữ liệu bạn tìm thấy được từ các cuộc nghiên cứu có thể giúp doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn phục vụ tốt hơn cho những nhóm người dùng cụ thể mà bạn đang nhắm mục tiêu và thậm chí là có thể mở ra những cánh cửa mới cho các sản phẩm mới mà họ có thể muốn mua trong tương lai.

Nghiên cứu thị trường cung cấp động lực để thúc đẩy khách hàng mua hàng nhiều hơn vì nó giúp thương hiệu hiểu chính xác những gì họ muốn và cần.

Nói tóm lại, nghiên cứu thị trường là yêu cầu bắt buộc của bất kỳ chiến lược hay hoạt động marketing nào, để có thể hiểu sâu hơn về ngành marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

4 loại hình hay phương pháp nghiên cứu thị trường chính là gì?

nghiên cứu thị trường là gì

Trong khi tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn từng phương pháp nghiên cứu thị trường khác nhau, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Primary Research – Nghiên cứu thị trường sơ cấp là gì?

Nghiên cứu thị trường sơ cấp là phương pháp đề cập đến những dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ nhất (first party data).

Dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ nhất là tất cả những dữ liệu và thông tin bạn đã tự thu thập được – bạn không trích dẫn từ bất kỳ nguồn nào khác.

Ví dụ về nghiên cứu thị trường sơ cấp bao gồm:

  • Các nhóm tập trung (Focus groups).
  • Phỏng vấn (Interviews).
  • Thăm dò ý kiến (Polls).
  • Khảo sát (Surveys).

Loại hình nghiên cứu thị trường này có thể giúp củng cố chiến lược marketing của bạn rất hiệu quả vì dữ liệu và thông tin đến trực tiếp từ khách hàng của bạn.

Đây được cho là loại nghiên cứu thị trường có giá trị nhất vì nó chỉ dành riêng cho những nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

Điều này cho phép bạn có được những thông tin chi tiết về điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để hiểu được trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

Các ví dụ điển hình về nghiên cứu thị trường sơ cấp mà bạn thường nhìn thấy đó là các cuộc khảo sát và thăm dò ý kiến ​​trực tuyến, đây là một cách tuyệt vời để nhận được một số lượng lớn phản hồi trực tiếp từ khách hàng mục tiêu của bạn.

Secondary Research – Nghiên cứu thị trường thứ cấp là gì?

Nghiên cứu thị trường thứ cấp đề cập đến các dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ hai (second party data) hoặc bên thứ ba (third party data).

Dữ liệu của bên thứ hai và thứ ba được thu thập từ những gì vốn đã tồn tại trên thị trường.

Nghiên cứu này không phải do bạn thực hiện mà do các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác đã từng thực hiện trước đó.

Ví dụ về nghiên cứu thị trường thứ cấp bao gồm:

  • Các bài viết.
  • eBooks.
  • Infographics.
  • Video.
  • Các nghiên cứu có sẵn từ các công ty nghiên cứu thị trường.
  • Các bản nghiên cứu từ cục thống kê, viện nghiên cứu….

Loại nghiên cứu thị trường này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về toàn bộ ngành của mình.

Bạn sẽ có thể xác định cách các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động, các số liệu thống kê quan trọng trong ngành và những thông tin chi tiết có giá trị khác mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn tạo ra một chiến lược marketing sáng suốt hơn.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp là cách tốt nhất để có được ‘cảm nhận’ về dữ liệu và thông tin đã tồn tại trong ngành và giữa các đối thủ cạnh tranh.

Việc xác định đúng dữ liệu và thông tin đó không chỉ cung cấp cho bạn các ý tưởng tốt hơn về những gì bạn đang làm từ góc độ của người làm marketing mà nó còn là nơi bạn có thể cải thiện và tối ưu các chiến lược marketing mới.

Có thể đối thủ cạnh tranh của bạn đã viết một bài viết tuyệt vời nào đó và mang lại cho họ rất nhiều lưu lượng truy cập và tìm kiếm tự nhiên. Đây là lúc bạn có thể ‘học hỏi’ từ họ.

Qualitative Research – Nghiên cứu thị trường định tính là gì?

Qualitative Research - Nghiên cứu thị trường định tính là gì?

Nghiên cứu thị trường theo phương pháp định tính đề cập đến việc thu thập dữ liệu không thể đo lường được.

Nghiên cứu định tính có thể là nghiên cứu sơ cấp hoặc thứ cấp. Bạn có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu sơ cấp như phỏng vấn, thăm dò ý kiến ​​và khảo sát để tìm hiểu cảm nhận của khách hàng về các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Mục đích của quá trình này là để hiểu cách họ đang suy nghĩ. Đây là những gì bạn có thể hỏi đối tượng mục tiêu của mình:

  • Điều gì đã khiến bạn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng tôi?
  • Đâu là điểm khiến bạn nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng tôi có thể vượt qua hoặc tốt hơn các đối thủ cạnh tranh?
  • Bạn thích những tính năng hay công dụng nào trong sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng tôi và tại sao?
  • Bạn nghĩ sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng tôi có thể được cải thiện ở những khía cạnh nào và tại sao?

Loại hình nghiên cứu thị trường này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc nhất về những gì khách hàng đang suy nghĩ; đó là cách duy nhất để khám phá lý do tại sao khách hàng quyết định tin tưởng bạn hoặc thương hiệu khác (của đối thủ).

Khi bạn tiến hành nghiên cứu khách hàng, bạn có thể hỏi khách hàng những câu hỏi cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Câu trả lời từ những câu hỏi này sẽ giúp bạn hình thành các chiến lược marketing tốt hơn xuất phát từ việc hiểu tất cả những cảm xúc, suy nghĩ hay tâm tư của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Mục tiêu của các nghiên cứu định tính là nhận được càng nhiều phản hồi của khách hàng về sản phẩm của bạn càng tốt. Nghiên cứu định tính có thể giúp bạn đánh giá xem liệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn đã đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng hay chưa.

Nếu đối thủ của bạn đang làm tốt hơn? Nghiên cứu định tính cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về cách khách hàng đang cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Quantitative Research – Nghiên cứu thị trường định lượng là gì?

Quantitative Research

Nghiên cứu thị trường theo hướng định lượng đề cập đến việc thu thập dữ liệu hay thông tin bằng các con số để phân tích thống kê. Cũng giống như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng có thể là sơ cấp hoặc thứ cấp.

Loại nghiên cứu này tập trung vào các số liệu (tương đối chính xác) để tối ưu chiến lược marketing. Các số liệu thống kê không phải là theo cảm nhận hay tự phỏng đoán, chúng phải là các bằng chứng thực nghiệm hay các con số thực tế.

Ví dụ về phương pháp nghiên cứu thị trường định lượng có thể là:

  • Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate).
  • Số lần xem trang (Pageviews).
  • Số lượng người theo dõi trên mạng xã hội.
  • Số lượng tương tác cụ thể trên mạng xã hội.
  • Tổng số đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện có trên thị trường.
  • Tổng số lượng thảo luận của thương bạn so với đối thủ.
  • Phần trăm lượng tiếp cận của thương hiệu bạn so với đối thủ.
  • Số lượng tìm kiếm (volume) về thương hiệu (Brand Search

Dữ liệu định lượng có thể đóng vai trò như một bản tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả marketing, nơi bạn đang dành rất nhiều thời gian và tiền bạc cho các nỗ lực marketing.

Khi bạn biết chính xác mình đang đứng ở vị trí nào trên thị trường, bạn có thể điều chỉnh chiến lược marketing của mình sao cho phù hợp với hiện tại.

Không giống như một số loại nghiên cứu khác được nêu ra trong bài viết này, nghiên cứu định lượng có một lợi thế rất khác biệt đó là bạn có thể sử dụng các nền tảng hay công cụ phân tích và đo lường để thu thập và theo dõi tiến độ của công việc.

Kết luận.

Tuỳ thuộc vào từng nhu cầu trong từng bối cảnh cụ thể, doanh nghiệp hay thương hiệu có thể cần đến những kiểu nghiên cứu thị trường khác nhau, tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của các đợt nghiên cứu thị trường vẫn là tìm hiểu xem thực sự khách hàng đang mong đợi điều gì và doanh nghiệp có thể làm gì để đáp ứng lại các kỳ vọng đó.

Bằng cách hiểu nghiên cứu thị trường là gì cùng các phương pháp tiếp cận tiềm năng, bạn có thể có nhiều cơ hội hơn để thấu hiểu khách hàng và thúc đẩy doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips 

Advertisement