Nghiên cứu sinh (postgraduate) là gì? nghiên cứu sinh sẽ học gì?
Sau
khi tốt nghiệp Đại học, nhiều người quyết định tiếp tục theo đuổi con đường học
vấn, cụ thể hơn là lựa chọn trở thành nghiên cứu sinh. Vậy nghiên cứu sinh là
gì?
Đối với những người mới tốt nghiệp Đại học, có rất nhiều lựa chọn dành cho họ, chẳng hạn như đi làm, tiếp tục học, hoặc trở thành nghiên cứu sinh trong lĩnh vực nào đó.
Nghiên cứu sinh có lẽ không còn là khái niệm quá xa lạ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nghiên cứu sinh cũng như các nhiệm vụ, công việc mà họ cần thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nghiên cứu sinh là gì?
Các bậc học sẽ có đặc thù kiến thức, yêu cầu, thời gian khác nhau
Nhiều
người Việt đã và đang tìm kiếm cơ hội trở thành nghiên cứu sinh tại nước ngoài
Nghiên cứu sinh (postgraduate) là gì?
Nghiên cứu sinh là tên gọi của những người đang theo học khóa trình nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu sinh cần phải thực hiện quá trình nghiên cứu và bảo vệ luận án tiến sĩ thành công ở cấp nhà nước.
Nếu bạn chưa biết tiến sĩ là gì? và muốn tìm hiểu hơn về thuật ngữ tiến sĩ mời xem bài viết
>>> Thạc sỹ là gì? tiến sỹ là gì? giáo sư là gì?
Để trở thành một nghiên cứu sinh, ứng viên phải trải qua một
kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh. Kỳ thi này thường được các khoa trong trường đại
học hoặc các viện nghiên cứu tổ chức. Theo quy định hiện hành, chỉ các khoa của
trường đại học và viện nghiên cứu được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mới được
tổ chức kỳ thi.
Trong các trường Đại học, kỳ thi tuyển này được gộp 1 lần
với kỳ thi tuyển học viên cao học. Khung chương trình, cấu trúc đề thi hay những
yêu cầu giữa nghiên cứu sinh và Thạc sỹ có sự khác biệt lớn.
Các nghiên cứu sinh phải thực hiện nghiên cứu khoa học, bảo vệ luận án Tiến sỹ đáp ứng các quy định của chương trình
Khung chương trình đào tạo của nghiên cứu sinh:
Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ gồm 3 phần cơ bản
đó là:
Phần 1: Các học phần bổ sung.
Các học phần bổ sung đối với mỗi nghiên cứu sinh không giống
nhau. Bởi lẽ, với những người chưa có bằng Thạc sỹ, sẽ phải bổ sung ít nhất 8 học
phần tương đương với 30 tín chỉ.
Trong trường hợp nghiên cứu sinh đã có bằng Thạc sỹ,
nhưng chuyên ngành lại không trùng với ngành đào tạo chương trình nghiên cứu
sinh, sẽ phải bổ sung từ 2 đến 4 học phần.
Phần 2: Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến
sĩ và tiểu luận tổng quan.
Sau khi bổ sung những học phần như được yêu cầu, mỗi
nghiên cứu sinh phải hoàn thành 3 học phần tương đương với 3 tín chỉ, 2 chuyên
đề tiến sỹ, bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên
quan đến đề tài luận án được trình bày trước hội đồng.
Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.
Cuối cùng,
nghiên cứu sinh sẽ thực hiện nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ đúng như
quy định được đưa ra bởi hội đồng. Thông thường, những luận án Tiến sỹ này được
khuyến khích viết bằng Tiếng Anh.
Hi vọng thông qua những chia sẻ từ bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nghiên cứu sinh là gì cũng như sự khác biệt của nghiên cứu sinh với các chương trình đào tạo khác. Điều này ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn chương trình học lẫn định hướng học tập, nghiên cứu trong tương lai. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn hợp lý nhất nhé!
Đây là chương trình đào tạo tham khảo. Để tìm hiểu thêm về chương trình học của nghiên cứu sinh xin mời theo dõi thêm bài viết: Cao học (Masters degree) là gì? sau đại học sẽ học gì?