Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Trung tâm Dịch vụ Khoa học Nông nghiệp tiền thân là đơn vị trực thuộc khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng với đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.
Trung tâm Dịch vụ Khoa học Nông nghiệp tiền thân là đơn vị trực thuộc khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng với đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ. Vì vậy, Trung tâm đã có nhiều đóng góp thiết thực vào sự phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long. Một số kết quả đã đạt được như:
Liên kết với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững như: Phục tráng giống lúa Một bụi đỏ từ cứng cơm sang mềm cơm; Khảo nghiệm và chuyển giao các giống lúa có triển vọng đặc biệt đã lai tạo thành công giống lúa Một bụi hồng đặc trưng của Hồng Dân; Chuyển giao giống lúa sỏi chịu mặn có khả năng sinh trưởng trong điều kiện độ mặn đạt đến 10 phần ngàn; Nghiên cứu và chuyển giao thành công quy trình sản xuất mắm cá trắm cỏ và rượu gạo Ngan Dừa, và chuyển giao các quy trình sản xuất nông nghiệp trên rau màu, nắm rơm, cây ăn trái, thủy sản,…
Hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ Tiền Giang thực hiện đề tài “Áp dụng các giải pháp kỹ thuật – quản lý tổng hợp nhằm phát triển xoài Cát Hòa Lộc vùng Hòa Hưng – Cái Bè – Tiền Giang theo tiêu chuẩn GLOBALGAP” nhằm phát triển toàn diện cây xoài cát nói chung và xoài cát Hòa Lộc huyện Cái Bè nói riêng. Các công trình liên quan gồm có ứng dụng công nghệ di truyền điện di Protein để chọn giống xoài cát thuần chủng; Chuyển giao quy trình trồng mới cũng như cải tạo vườn cũ nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cây xoài cát Hòa Lộc; Chuyển giao các quy trình sơ chế cũng như chế biến các sản phẩm trái xoài, …
Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An chuyển giao quy trình trồng rau đô thị không cần đất, các quy trình trồng rau trồng rau an toàn và hiệu quả như dưa lê, cà chua, dưa leo, … cùng các quy trình sơ chế, đóng gói rau.
Ứng dụng công nghệ điện di Protein thực hiện phục tráng giống lúa Jasmine cho Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ; Phục tráng giống lúa Ông Từng phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của tỉnh Tây Ninh, …
Ngoài ra, Trung tâm còn hợp tác với nhiều công ty thực hiện những công trình nghiên cứu cũng như chuyển giao công nghệ để sản xuất hàng hóa góp phần phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long thêm giàu đẹp.
Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ Khoa học Nông nghiệp nhận nghiên cứu cũng như chuyển giao các quy trình công nghệ liên quan đến các lĩnh vực như sau:
1. Công nghệ thực phẩm: Chuyển giao quy trình sản xuất khô các lóc, khô cá sặc rằng, khô ếch, chà bông ếch, chà bông cá lóc, chà bông thịt; Các sản phẩm từ trái Gấc, trái Sim, Khóm, Chuối, Xoài ….
2. Chuyển giao quy trình sản xuất nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo.
3. Chuyển giao quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp cấy mô: Hoa lan các loại, khóm, chuối, …
4. Chuyển giao quy trình sản xuất một số loại rau có giá trị kinh tế cao: Dưa lê, dưa lưới, cà chua, rau thủy canh, …
5. Chuyển giao quy trình sản xuất các loại cây trồng: Sầu riêng, xoài, cây có múi, ……
6. Chuyển giao các quy trình chăn nuôi quy mô nông hộ cũng như chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi heo, gà, vịt, …
Một số hình ảnh tham gia các hoạt nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trung tâm:
Hình: PTS.TS. Võ Công Thành trình bày cơ sở khoa học của quy trình
phục tráng giống lúa Một bụi đỏ bằng phương pháp điện di Protein SDS – PAGE
Hình: Lúa sỏi chịu mặn 10‰ tại xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu
Hình: Mô hình trồng dưa lưới chất lượng cao
Hình: Mô hình trồng dưa leo mùa nước lũ tại Kiên giang
Hình; Mô hình nuôi vị mùa nước lũ tại huyện Hồng Dân
Hình; Mô hình nuôi gà lấy trứng công nghiệp
Hình: Mô hình nuôi tôm lúa kết hợp tại huyện Hồng Dân, Bạc Liêu
Hình: Thu hoạch tôm càng xanh xen ruộng lúa tại huyện Hồng Dân, Bạc Liêu
Hình: Dưa leo muối chua
Hình: Chà bông thịt
Hình: Khô cá lóc