Nghiên cứu khoa học

Các hướng nghiên cứu chính của BM Công nghệ sinh học

Bộ môn CNSH Trường ĐH Quốc Tế đào tạo Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ CNSH hoạt động trong môi trường Viện Hàn Lâm KH&CN Việt nam, Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, trường đại học, bệnh viện và doanh nghiệp trong lĩnh vực CNSH:

1. Phát triển được các công nghệ nền của công nghệ sinh học (ưu tiên công nghệ gen, enzym – protein) trong nghiên cứu phát triển công nghệ và ứng dụng đối với các lĩnh vực: Y tế, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng.

2. Xây dựng và vận hành được quy trình công nghệ, vật liệu, sản phẩm trên nền công nghệ hiện đại phục vụ cho y tế, nông nghiệp, công nghiệp và an ninh quốc phòng.

 

Những nội dung nghiên cứu và đào tạo chính:

1. Nghiên cứu hệ gen và công nghệ chuyển gen:

–  Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển gen, công nghệ bất hoạt gen trong cải biến giống vi sinh vật, cây trồng và vật nuôi;

– Xây dựng hệ thống chỉ thị phân tử phục vụ nông nghiệp và y tế;

– Chẩn đoán và điều trị bệnh bằng kỹ thuật gen;

– Nghiên cứu giải trình tự gen: giải mã một số đối tượng cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao (lúa, cà phê…).

 

2. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất protein và vắc-xin tái tổ hợp:

– Nghiên cứu tạo các protein tái tổ hợp dùng trong chẩn đoán, điều trị bệnh và phục vụ công tác chọn giống vật nuôi, cây trồng.

– Nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo vắc-xin thế hệ mới (tái tổ hợp) phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và bệnh mới phát sinh trên động vật và ở người.

 

3. Nghiên cứu phát triển công nghệ vi sinh theo định hướng công nghiệp sinh học:

– Nghiên cứu phát triển các sản phẩm vi sinh vật phục vụ sản xuất enzym, thuốc sâu, bệnh sinh học, vắc-xin, bảo quản chế biến;

– Nghiên cứu công nghệ sản xuất các màng sinh học dùng trong y học, sản xuất và đời sống. 

 

4. Nghiên cứu và phát triển công nghệ tế bào:

– Công nghệ tiên tiến nhân nhanh giống cây trồng qui mô công nghiệp và nhân sinh khối cây dược liệu quý phục vụ công nghiệp dược.

– Công nghệ nhân dòng tế bào phục vụ tạo chế phẩm sinh học.

– Phát triển công nghệ sinh học tảo phục vụ cho nhu cầu sản xuất năng lượng sinh học và thực phẩm chức năng.

 

5. Nghiên cứu tái lập trình tế bào và tế bào gốc

– Nhân bản vô tính

– Tái lập trình tế bào

– Chuyển cấy gen

– Công nghệ sinh học sinh sản hiện đại

Mục tiêu: bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm, tạo giống gia súc gia cầm mới, gia súc có khả năng sản xuất dược phẩm cho người với giá trị kinh tế cao, và tế bào gốc hoặc nội tạng thay thế ứng dụng trong y học trị liệu.