Nghi thức nhập quan trong tang lễ
Nghi thức nhập quan trong tang lễ
Theo quan niệm xưa, đa số người sống sợ người chết phạm trùng, hoặc không hợp vong, nên phải chọn ngày cho hợp với vong linh, khỏi quấy phá con cháu, nên phải nhờ thầy đặt bùa trấn áp, hoặc đặt lên thi thể khi sắp đậy nắp quan tài.
Nghi thức nhập quan trong tang lễ
Khi đóng đinh quan tài, phải đóng 7 đinh. Sau khi nhập liệm, kỵ để mưa rơi vào quan tài. Mang ra đặt ở chính tẩm, đầu tại phía cửa chính ra vào, để ngó vào bàn thờ tổ tiên. Đặt trên nắp quan tài 7 ngọn nến tượng trưng 7 ngôi sao, đặt bát hương, một chén cơm thật đầy vun trên đặt một trứng gà luộc bóc vỏ, kèm thêm một đôi đũa bông cắm 2 bên trứng gà. Đũa bông là loại đũa vót có tua 1 đầu ở phía trên. Đèn luôn để sáng.
Nhập quan rồi thì con cháu nội ngoại ở bên linh cữu, còn ra phải chia nhau túc trực để cúng lễ, đèn nhang và đáp lễ những người tới phúng điếu.
Đặt linh sàng và đặt linh tọa:
Linh sàng là giường của vong linh người chết nằm như khi còn sống. Linh tọa là chỗ của vong linh người chết ngồi như khi còn sống.
Linh sàng: Được kê ngay bên tay mặt linh cữu, cùng hướng với người sống khi bước vào nhà. Linh sàng có đầy đủ mùng, mền, gối nệm y như lúc còn sinh thời.
Linh tọa: Bàn thờ vong được đặt trước linh cữu. Trên linh tọa có bày đèn nhang, bài vị và di ảnh người chết.
Kết hồn bạch:
Là một tấm vải, hoặc lụa hay chiếc áo chiêu hồn khi người chết còn hấp hối được đặt trên ngực, đến khi đã tắt thở thì lấy miếng vải đó kết thành hình tượng trưng như người, có đầu, mình và tứ chi rồi đặt vào linh tọa để thờ.
Triều tịch điện thượng trực:
Triều là buổi sáng. Tịch là buổi chiều và Điện là cái nhà quý báu. Thượng là dâng lên. Thực là thức ăn. Như vậy sáng chiều phải dâng thức ăn lên linh vị.
Nếu nhà có đặt linh sàng và hồn bạch thì mỗi sáng sớm, con cháu đem gương, lược, thau nước rửa mặt, nước trà và cơi trầu đến trước linh sàng quỳ xuống khóc ba tiếng rồi khấn: Trời đã sáng xin rước linh bạch lên linh tọa, rồi thoát màn, mở chăn, rước hồn bạch lên linh tọa, đồng thời đem rượu thịt, bánh trái làm lễ cúng gọi là lễ Triều Điện.
Buổi chiều tà cũng làm lễ như trên, quỳ khấn rằng trời đã tối xin rước linh bạch an nghỉ. Cúng xong rước hồn bạch đặt vào linh sàng, đắp mền, buông màn, y như lúc còn sống. Lễ buổi chiều gọi là Tịch Điện.
Sau này giản tiện thành cúng cơm ngày hai buổi trên linh tọa cho đến ngày an táng xong rồi về nhà làm lễ mang hồn bạch chôn tại nơi sạch sẽ ở cánh đồng hoặc ngay trong gia đình.
Việc cúng cơm ngày 2 bữa cho tới một trăm ngày là Tuần tốt khốc mới thôi. Linh sàng dẹp bỏ sau khi mai táng xong.
Lễ thành phục:
Lễ thành phục gọi là lễ phát tang báo hiệu cho dòng họ, xóm làng biết. Con các cháu, họ mạc xa, gần cứ theo Tang phục đã ấn định mà mặc.
Sửa một lễ dâng lên linh tọa, tang chủ quỳ trước rồi đến thứ tự theo tang chế mà quỳ theo sau, sắp hàng khóc lạy, kèn trống nổi lên, gọi là lễ cử ai. Từ lúc này, bà con thân thuộc, lối xóm đều đến giúp việc tiếp khách sau khi đã làm lễ phúng điếu.
Tạ hiếu:
Đáp lễ: Khi đã phát tang thì các con cháu đều túc trực gần linh cữu, trai bên trái, nữ bên phải, chủ tang đứng đầu. Phải cúi đầu khi có người tới điếu, dù gia đình cao sang đến mấy, việc tạ hiếu phải được coi trọng. “Ma chê cưới trách” là vậy.
Thấy khách đến điếu phải có người ra đón rước, cám ơn trước khi họ mở lời, nếu họ tới trước linh cữu, tất cả con cháu đều cúi chào và có người đốt nhang, trịnh trọng cúi đầu giơ cao nén nhang len trao cho họ cầm, đoạn lui về phía linh cữu, cúi đầu chống gậy, tay bịt miệng tỏ lòng kính cẩn chờ đợi họ làm lễ. Khách bắt đầu làm lễ điếu thì con cháu tất cả cùng hướng về phía khách tạ lễ. Khi khách lễ xong 2 lạy, thì con cháu cũng tạ xong 1 lạy, khách cúi đầu hướng về con cháu tỏ lòng kính cẩn, thì con cháu cũng vái lại cho hợp lễ. Trong khi làm lẽ đã có phường kèn trống lo nổi nhạc.
Xong việc làm lễ, con cháu phải thành kính mời khách ngồi chơi uống nước đồng thời cám ơn sự có mặt làm cho vong linh cha hay mẹ mình được hân hạnh hưởng ân nghĩa này, các con cháu không dám quên. Khách ra về phải tiến chân ra tận cửa, không quên cám ơn một lần chót, rồi lại trở vào túc trực tại linh cữu. Người tới điếu thường lễ lạy, vì linh thể còn kể như là sống. Nhà có tang chỉ đáp lại 1 lạy. Khách tới điếu phải được ghi vào sổ để nhớ ơn sau này.
Trả nợ miệng: Người chết đã xong một bề, người sống cũng phải lo làm lễ “trả miệng”, mời khách khứa ăn uống.
Lễ chuyển cữu:
Thủ tục khi có nhà Từ đường riêng, thì trước khi mai táng, lúc bắt đầu phát tang, linh cữu được chuyển đến đó để triều bái tổ tiên, nếu tiện nhà thờ tại gia thì lễ chuyển cữu được tổ chức vào nửa đêm, rồi sáng ngày ra lựa giờ để cất đám.
Lê cất đám
Cất đám có nghĩa là đưa linh cữu ra đồng mai táng. Đa số chọn các giờ Thìn, Tị và Ngọ (khoảng 8-9 giờ sáng đến trưa), trừ những giờ không hợp với vong, để thuận tiện cho việc ma chay khỏi bị trễ buổi tranh tối tranh sáng, làm lễ Cũng Cơm không lỡ buổi chiều.
Tục lệ còn ghi “cha đưa, mẹ đón”. Đám tang cha, con trai chống gậy tre theo sau quan tài Đám tang mẹ, con trai chống gậy vông nửa dưới đẽo vuông, nửa trên vót tròn, đi giật lùi đằng trước quan tài.
Sau đó là lễ hạ huyệt, quy lăng,…