Nghề nghiệp trong ngành công nghiệp thời trang

Học thời trang không nhất thiết phải làm nhà thiết kế. Còn có rất nhiều cơ hội cho bạn

Vâng, một bộ máy, một ngành công nghiệp khổng lồ chắc chắn không chỉ có hai, ba vị trí nghề nghiệp. Hãy cùng VFA khám phá thế giới thời trang qua phần lược dịch từ cuốn sách: “A passion for fashion: Achieving your fashion dreams one thread at a time” của tác giả Nick Verreos. Khi thời trang ngày càng phát triển, nhiều nghề mới sẽ được tạo ra. Vì vậy, trong khuôn khổ series bài lược dịch này, VFA sẽ giới thiệu đến các bạn những nghề đóng vai trò chính trong ngành công nghiệp.

\"\"

Nhà thiết kế hiển nhiên là nghề nghiệp đứng đầu danh sách những nghề nghiệp được khao khát nhất trong ngành công nghiệp. Xuyên suốt lịch sử, tên gọi của nó đã tự giải thích tất cả: NTK thì thiết kế. Mặc dù tuỳ thuộc vào công ty bạn làm việc, một NTK thời trang gánh vác rất nhiều trách nhiệm.
Giữa nhiều nghĩa vụ, một NTK cũng học về xu hướng, giám sát các thiết kế của BST, phác hoạ các mẫu thiết kế, hoặc chỉ định trợ lý của họ phác hoạ ý tưởng để họ phê duyệt. Họ cũng thường được yêu cầu xác định chi phí trang phục, hoặc ít nhất lưu tâm đến vấn đề định khoản chi phí trang phục họ thiết kế.
Nhiều NTK – bao gồm cả tôi – cũng drap các thiết kế của họ và có thể thậm chí làm rập 2D mà sẽ được cắt và may lại thành mẫu. Một NTK cần có sự thành thạo về tất cả các công đoạn tạo ra trang phục. Nếu bạn ở trong một công tu nhỏ hoặc bắt đầu công việc kinh doanh của mình, bạn sẽ kiêm nhiệm nhiều công việc hơn chỉ là một NTK. Giống như tôi đã đề cập ở trên, công việc của một NTK đa dạng tuỳ theo công ty cũng như quy mô kinh doanh của công ty đó. NTK trong công ty nhỏ thường có xu hướng sẽ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hơn là NTK trong những công ty lớn. Khi tôi bắt đầu công việc kinh doanh riêng – NIKOLAKI – cũng với đối tác của tôi là Davidm chúng tôi phải đảm nhiệm nhiều vai trò. Mặc dù chúng tôi đều xem mình là NTK, chúng tôi đều chia sẻ những trách nhiệm từ việc phác hoạ BST và lên ý tưởng thiết kế; tôi drap các mẫu thiết kế trong khi David sẽ cắt vải muslin và may mẫu trang phục đầu tiên.
Vị trí NTK thường yêu cầu số năm kinh nghiệm, đặc biệt khi bạn nộp CV vào những công ty lớn. Nhiều khi, bạn sẽ được vào vị trí NTK sau hàng năm trời làm việc dưới cương vị trợ lý NTK. Điều này đặc biệt đúng khi bạn làm việc liên tục nhiều năm cho một công ty cụ thể và cơ hội để bước tiếp một nấc thang nữa trên sự nghiệp thời trang đã đến.
Nhiều công ty lớn, có nhiều dòng sản phẩm khác nhau sẽ có thể có nhiều NTK cho dòng hàng trẻ em, phụ nữ, nam giới và thậm chí dòng hàng cho phụ nữ mang thai hoặc Plus Size. Những NTK đều chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp là Giám đốc sáng tạo/ Giám đốc thiết kế hay NTK cấp trên (Senior Designer).

\"\"

Trợ lý NTK được xem như một bước khởi đầu tại một vài công ty, nhưng thực chất thì một kỳ thực tập mới thực sự là bước tiến đầu tiên trong ngành công nghiệp. Trợ lý NTK là nấc thang tiếp theo trên con đường thời trang. Với tư cách là một trợ lý NTK, nhấn mạnh vào cụm từ “trợ lý”, bạn sẽ trợ giúp trong hầu hết các công việc trong quá trình thiết kế. Bạn sẽ sắp xếp bảng ý tưởng (mood board), tìm nguồn vải, chọn màu sắc và cả giữ cho phòng thiết kế được ngăn nắp, thúc đẩy công việc theo lịch trình. Bạn cũng có thể được giao nhiệm vụ vẽ phác thảo bằng máy tính hoặc bằng tay. Với những nhiệm vụ trên, kiến thức về Photoshop, Illustrator, Excel, và CAD (phần mềm hỗ trợ thiết kế và vẽ mẫu) được xem là điều kiện tuyển dụng tiên quyết.

\"\"

Associate designer là người hợp tác với nhiều NTK chịu trách nhiệm báo cáo cho Senior designer hoặc giám đốc sáng tạo. Các khái niệm này tương tự như trong một công ty luật vậy (trong công ty luật, Partner là từ thường là những người hành nghề liên tục ở một công ty luật khoảng 15 năm hoặc người sáng lập hoặc góp vốn sở hữu ra công ty luật đó. Senior Partner là những người có quyền cao hơn Partner, thường là người sáng lập ra hãng và có vốn góp lớn – chú thích của VFA).
Để trở thành một associate designer, bạn cần có nhiều năm kinh nghiệm về vị trí này và tất cả kiến thức cũng như kỹ năng mà bất cứ một NTK thời trang nào cũng nên có. Bạn sẽ cần có kỹ năng làm việc với con người để làm việc nhóm và hoạt động trong môi trường đội nhóm. Đây không phải là vị trí mà bạn có thể “đơn phương tung hoành”. Hãy nhớ rằng bạn là một associate designer, bạn là lãnh đạo nhưng làm việc một cách hợp tác.

\"\"

Công việc của giám đốc sáng tạo là chỉ đạo và quản lý NTK thời trang. Thêm vào đó, và quan trọng hơn, một giám đốc sáng tạo trong công ty thời trang tạo cảm hứng, tầm nhìn, định hướng cho những NTK khác, để sau đó tiến hành giữa những phòng ban cho những mùa và bộ sưu tập khác. Nói đến Giám đốc sáng tạo là nói đến Giám đốc thiết kế (COD – Chief Design Officer),
Một ví dụ tiêu biểu trong lịch sử thời trang gần đây cho một Giám đốc sáng tạo nổi tiếng là Tom Ford khi anh ấy còn làm việc cho Gucci vào giữa những năm 1990. Bên cạnh việc là gương mặt của thời trang Ý và đế chế sản phẩm da, Tom Ford chịu trách nhiệm cho toàn bộ phòng thiết kế khác nhau – đồ nữ, đồ nam, phụ kiện, túi xách, giày dép, trang sức, và thậm chí là thiết kế cửa hàng. Tất cả NTK của những phòng ban khác nhau đều chịu trách nhiệm báo cáo cho anh ấy. Ford đảm bảo mỗi phòng ban đều hoạt động đúng kế hoạch và chịu trách nhiệm cho từng sản phẩm. Những giám đốc sáng tạo khác là Raf Simons, Karl Lagerfeld, Miuccia Prada.

\"\"

Một nhà thiết kế kỹ thuật là một trong những vị trí senior trong sản xuất và tiền kết thúc sản xuất trong công ty may mặc. Mặc dù trong tên vị trí có cụm từ “NTK” nhưng phần quan trọng nhất là kỹ thuật. Họ đảm nhiệm phần kỹ thuật của thiết kế. Do đó, nhà thiết kế kỹ thuật vần có kiến thức về dựng rập (patternmaking), thử trang phục (fitting), và có kiến thức sâu rộng về cấu trúc trang phục. Bên cạnh kỹ thuật viên rập, họ là những người có thể trao đổi với associate designer và/ hoặc senior designer những gì họ có thể làm và không làm dựa theo các ý tưởng thiết kế của họ. Nói một cách khác, họ sẽ chỉ ra cho NTK biết một trang phục họ lên ý tưởng có thể thực hiện được trong giới hạn về may mặc, chất liệu vải, rập, …Họ cũng là cầu nối với nhà máy cũng như phòng may và phòng rập.

Trợ lý sản xuất là vị trí trợ lý làm việc với giai đoạn sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Nói một cách khác, trách nhiệm của trợ lý sản xuất bao gồm những vấn đề về kỹ thuật, phác hoạ kỹ thuật và tất cả các giai đoạn sản xuất đê tạo ra sản phẩm. Họ thường làm việc với những nhà máy địa phương hoặc nước ngoài, tạo điều kiện cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng và có thể làm việc với NTK kỹ thuật. Đây là công việc tham gia chủ yếu vào giai đoạn sau thiết kế.

\"\"

Nhiều công ty thời trang có thể tự sản xuất nguyên liệu vải để phục vụ cho đặc thù thiết kế của họ. NTK vải chịu trách nhiệm thiết kế và tạo ra những nguyên liệu vải này. Điều này đặc biệt quan trọng khi phải thiết kế những mẫu vải độc đáo và duy nhất cho mỗi mùa. Họ làm việc với những nhận viên thiết kế của công ty và hợp tác trong việc định hướng thiết kế, sản xuất vải cho mỗi mùa. Một NTK vải không nhất thiết chỉ làm việc cho công ty thời trang. Nhiều công ty sản xuất vải độc lập thường thuê những NTK vải để tạo ra những mẫu vải độc lạ. Những người có đam mê trong công nghệ sản xuất vải và graphic design có thể ứng tuyển vị trí này.

\"\"

Thợ rập sẽ làm rập để dựng trang phục. Đây là một bước cực kỳ quan trọng trong quy trình thiết kế và sáng tạo, đôi khi nó có thể thay đổi kết quả thực tế của một mẫu thiết kế. Sau đây là cách nó hoạt động: NTK thời trang và/ hoặc trợ lý NTK đưa bản phác thảo ý tưởng thiết kế của họ cho những thợ rập. Sau đó, thợ rập sẽ dựng rập giấy từ mẫu thiết kế đó. Khi thợ rập hoàn thành công việc của mình, rập sẽ được chuyển sang cho thợ cắt để cắt vải và thợ may để hoàn thiện trang phục. Thợ rập có thể dựng rập từ drafting trên mặt phẳng (rập 2D) hay sử dụng vải để thực hiện draping và chuyển chúng thành rập giấy. Khả năng thực hiện 2 kỹ thuật rập là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ thợ rập nào, nhưng kỹ năng draping sẽ đặc biệt quan trọng nếu bạn ứng tuyển vào những công ty thời trang cao cấp. Nó cũng rất quan trọng cho thợ rập khi có kiến thức về phác hoạ (sketching). Thậm chí ngay khi NTK đã đưa cho bạn bản vẽ nhất định, người thợ rập có thể cần chuyển thể lại nó theo cách vẽ của riêng họ, mọi thay đổi cần phải được bổ sung đầy đủ.
Công việc của một thợ rập yêu cầu kiến thức vè kỹ thuật, nhưng họ cũng cần có con mắt thiết kế. Thợ rập thường sẽ thay đổi hình dạng của trang phục dựa theo số đo vải được cung cấp, hoặc độ rộng của cổ áo hay cánh tay để khiến chúng bắt mắt hơn.
Kiến thức cơ bản về toán học và đặc biệt là về phân số là rất quan trọng. Bạn phải là một người tỉ mỉ, cẩn trọng và có thể nhận ra sự khác biệt giữa 1/16 và 1/8 inch.
Không có nhiều người theo học tại trường thời trang muốn đi theo lĩnh vực này, nhưng tôi đặc biệt giới thiệu nó như một lựa chọn tốt. Vì sao vậy? thứ nhất, đó là vị trí trống nhiều nhất trong ngành công nghiệp thời trang. Bạn sẽ nhận ra điều này khi tìm việc trong ngành, Theo kinh nghiệm của tôi, thợ rập thường lớn tuổi, bởi lẽ, họ cần có một trình độ kinh nghiệm và kỹ thuật nhất định. Nhưng thường các công ty thời trang cũng ưu tiên tìm kiếm những thợ rập trẻ, những người có thể có con mắt thiết kế hiện đại hơn và am hiểu những phom dáng và xu hướng hiện tại. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn làm việc trong những công ty fast – fashion. Tôi cũng cảm thấy đây sẽ là một định hướng tốt để phát triển như một NTK. Nó giúp bạn mở rộng kiến thức về kỹ thuật trong quá trình thiết kế và thúc đẩy bạn sáng tạo hơn với những kiến thức mới bạn có được qua những kỹ thuật này.
Công việc này được chia làm 2 vị trí: Thợ rập mẫu (first patternmaker) và thợ rập sản xuất (production patternmaker)

\"\"

Thợ rập mẫu thiết kế những rập cho mẫu trang phục đầu tiên. Vì vậy, ngừoi này chịu trách nhiệm cho rập 2D của trang phục mà NTK đã phác hoạ và chuyển cho thợ rập. Những mẫu rập này, và những trang phục cuối cùng, là một phần của bộ sưu tập mẫu (sample collection) mà nhóm thiết kế tạo ra để cuối cùng bán cho các cửa hàng và/ hoặc người tiêu dùng. Không phải tất cả mẫu của bộ sưu tập sẽ được đưa vào sản xuất. Vì vậy, những mẫu rập đầu tiên không nhất thiết phải chính xác đến từng số đo. Thông thường, thợ rập mẫu được yêu cầu thực hiện hàng loạt trang phục một ngày. Đối với những công ty fast – fashion, 5 bộ rập cho 5 trang phục một ngày là bình thường; đối với bộ đầm dạ hội (gown) hoặc những công ty thời trang cao cấp thì 1 – 2 bộ rập/ ngày – tuỳ vào độ phức tạo của mẫu thiết kế. Công việc của họ chỉ là dựng rập cho mẫu, thợ rập mẫu không chịu trách nhiệm cho rập sản xuất (rập của trang phục sẽ được bán tại cửa hàng); và công việc đó thuộc trách nhiệm của thợ rập sản xuất.

\"\"

Thợ rập sản xuất là người chịu trách nhiệm dựng rập sản xuất cho bộ trang phục được đặt hàng bởi cửa hàng. Khi cửa hàng đặt một kiểu nhất định từ bộ sưu tập sau khi xem các mẫu thựuc tế, thợ rập sản xuất sẽ dựng các mẫu rập phục vụ cho việc sản xuất bộ trang phục được chọn đó. Họ sẽ điều chỉnh rập mẫu từ thợ rập mẫu nếu cần, có thể là thông số để trang phục nhỏ hơn, chiều dài váy hoặc chỉ là độ rộng của cổ áo. Sự điều chỉnh được thực hiện và may thành bộ trang phục để thử phom dáng với người mẫu thử đồ (fit model). Thợ rập sản xuất thường trực tiếp tham gia vào việc thử đồ để thực hiện điều chỉnh khi cần thiết và sau đó hoàn thiện rập sản xuất. Như vậy, rập sản xuất cần phải HOÀN HẢO. Điều này khiến lương của một thợ rập sản xuất cao hơn rất nhiều so với thợ rập mẫu và có thể lên đến $100,000/ năm. Tuỳ vào quy mô kinh doanh của công ty mà họ có thể gộp cả hai vị trí này làm một và tên vị trí đăng tuyển sẽ là 1st-production patternmaker.

\"\"

Nhiều công ty sản xuất hàng loạt không tách riêng vị trí draper và tailor trong phòng thiết kế. Như tôi đã đề cập trước đó, thợ rập được kỳ vọng sẽ chịu trách nhiệm luôn công việc này nếu cần thiết. Tuy nhiên, thông thường trong những công ty cao cấp, họ sẽ có draper/ tailor chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc draping trang phục – đặc biệt là đối với những trang phục dạ hội phức tạp – như một phần của quá trình sáng tạo thời trang. Những vị trí này thường trong các nhà mốt cao cấp (Couture fashion house) hoặc công ty thiết kế chuyên về evening wear (trang phục dạ hội chiều).

\"\"

Thợ cắt chịu trách nhiệm cắt vải dựa theo những mảnh rập giấy sẵn có và tính toán cách cắt như thế nào để giảm thiểu chi phí vật liệu một cách tốt nhất. Thợ cắt làm việc bên cạnh thợ rập và thợ may. Thông thường, trong sản xuất hàng loạt, thợ cắt chịu trách nhiệm cắt hàng loạt trang phục cùng một lúc, bằng cách xếp chồng nhiều lớp vải lên nhau và sử dụng máy cắt vải đặc biệt. Cách thức này cho phép cắt hàng loạt trang phục cùng một lúc. Vị trí này không yêu cầu bằng cấp từ trường thời trang chính quy, nhưng sẽ là một lợi thế nếu bạn có kinh nghiệm về cắt vải.

\"\"

Một người viết tài liệu hướng dẫn kỹ thuật tạo ra một thứ gọi là bảng chuyên môn (specification sheet) và tài liệu kỹ thuật (technical packet) cho trang phục được sản xuất. Họ sẽ tham gia vào giai đoạn cuối trong quá trình sản xuất của ngành công nghiệp thời trang. Kiến thức vững về ngôn ngữ về dựng rập, may là mấu chốt. Vị trí này có thể bao hàm trong trách nhiệm của thiết kế kỹ thuật hoặc trợ lý sản xuất.

\"\"