Nghề nghiệp bác sĩ răng hàm mặt học mấy năm? Có khó không?

Tìm hiểu về bác sĩ răng hàm mặt học mấy năm? Câu hỏi được thắc mắc rất nhiều của các bạn trẻ khi chập chững bước vào ngành y tế. Ngành học này không chỉ có sự cạnh tranh về điểm số mà còn yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn cao để đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh của cộng đồng. Sau đây vieclam123.vn sẽ phản hồi băn khoăn của bạn.

1. Thông tin cụ thể về ngành răng hàm mặt

Trong nhiều năm gần đây, ý thức về vệ sinh và chăm sóc răng miệng của người dân Việt Nam đã cải thiện đáng kể. Từ đó, cơ hội nghiệp nghiệp được mở rộng cho các thí sinh theo học ngành răng hàm mặt, do vậy mà có rất nhiều các câu hỏi được đặt ra về thời gian học ngành bác sĩ răng hàm mặt mấy năm, chương trình học ra sao và ra trường sẽ đảm nhận những công việc gì.

Thông tin về ngành răng hàm mặt Thông tin về ngành răng hàm mặt

Lựa chọn ngành răng hàm mặt là một quyết định đúng đắn cho tương lai khi nhu cầu về làm đẹp đang trở nên thịnh hành trong cuộc sống thời hiện đại. Ngành học được cho là rất sát với thực tế và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, tuy vậy để trở thành một bác sĩ khoa răng hàm mặt chuyên nghiệp các thí sinh cần phải được đào tạo bài bản với số lượng lớn kiến thức. 

1.1. Thời gian đào tạo và chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt

Chương trình đào tạo bác sĩ răng hàm mặt kéo dài trong 6 năm học (chưa tính thời gian thực tập và học việc). 

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Các kỹ thuật cơ bản trong răng hàm mặt bao gồm: chữa răng, phục hình (tháo lắp và cố định), và nội nha.

Chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt Chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt

Bên cạnh việc hoàn thành các môn học đại cương, trong chương trình đào tạo sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành nâng cao như chẩn đoán vùng miệng, chụp và soi X quang vùng miệng, kỹ thuật phẫu thuật miệng và phục hồi răng, chỉnh nha, răng trẻ em, chữa răng và chẩn đoán nội khoa vùng miệng…

Ngoài ra, trong quy trình học lý thuyết, sinh viên sẽ được tạo điều kiện học tập, rèn luyện và tăng cường thực hành để nâng cao kỹ năng chuyên môn cùng các bạn trong khoa dưới sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp của giảng viên, trợ giảng. 

Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho các bạn các kỹ năng cần thiết để có thể chẩn đoán đúng đắn và chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện.

1.2. Các mục tiêu trong chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt

Mục tiêu chung trong khung chương trình đào tạo ngành răng hàm mặt là tạo ra đội ngũ y bác sĩ có tâm, có tài. Khả năng nắm bắt kiến thức chuyên ngành vững chắc để tham gia tổ chức giải quyết có hiệu quả các vấn đề cơ bản về răng hàm mặt và sức khỏe cộng đồng. Người học cần có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

1.2.1. Về đạo đức học tập

– Đào tạo một thế hệ sinh viên tận tâm với nghề nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân chuyên ngành răng hàm mặt. 

– Là người biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến về nhu cầu sức khỏe của người dân. Nhiệt tình đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Đạo đức nghề nghiệp bác sĩ răng hàm mặt Đạo đức nghề nghiệp bác sĩ răng hàm mặt

– Tinh thần chữa bệnh cho người bệnh một cách chân thành, trung thực.

–  Phát huy tinh thần vươn lên trong học tập, tuân theo truyền thống tốt đẹp của ngành y.

1.2.2. Về kiến thức chuyên môn

– Đào tạo bài bản các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng chung và ngành răng hàm mặt.

– Đào tạo các kỹ năng về chẩn đoán, điều trị và đề phòng một số bệnh thường gặp trong răng hàm mặt. 

Kiến thức chuyên môn bác sĩ răng hàm mặt Kiến thức chuyên môn bác sĩ răng hàm mặt

– Trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan như bệnh căn, bệnh sinh, …

1.2.3. Về kỹ năng

– Đào tạo chuyên sâu các kỹ năng chẩn đoán và xử lý các trường hợp bất khả kháng trong bệnh lý răng miệng và hàm mặt như: sâu răng, nha chu, rối loạn hệ thống nhai…

Kỹ năng chuyên môn của bác sĩ răng hàm mặt Kỹ năng chuyên môn của bác sĩ răng hàm mặt

– Trang bị các kỹ năng cho sinh viên trong việc chẩn đoán một số bệnh răng hàm mặt, lệch răng, mất răng, ung thư, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm,… 

2. Bác sĩ răng hàm mặt sẽ đảm nhận những công việc gì sau khi ra trường?

Bác sĩ là một nghề nghiệp cao quý và luôn được coi trọng ở bất cứ thời điểm nào. Đối với chuyên ngành răng hàm mặt, cơ hội làm việc luôn rộng mở, có nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên mới ra trường. 

Sinh viên tốt nghiệp ngành răng hàm mặt, phần lớn sẽ đảm nhận công việc tại các cơ sở y tế, phòng khám chữa bệnh răng hàm mặt, bệnh viện đa khoa với vai trò là bác sĩ răng hàm mặt.

Ngoài ra, sinh viên mới tốt nghiệp ngành răng hàm mặt có thể tham gia với vai trò giảng dạy, nghiên cứu, có cơ hội làm việc tại các cơ sở đào tạo, các cơ quan, tổ chức với chức danh là giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên y tế. 

Nếu bạn là người có điều kiện tài chính thì có thể tự mở phòng khám tư để điều trị các bệnh về răng hàm mặt. Tại đây, bạn vừa làm chủ vừa là người trực tiếp khám chữa cho bệnh nhân và cai quản mọi công việc trong phòng khám.

Cơ hội việc làm của ngành răng hàm mặt rất rộng mở ở bất kỳ thời đại nào. Điều bạn cần làm là luôn đồng hành và chuyên tâm với nghề, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội nhiều kiến thức bổ ích. 

3. Đề xuất một số trường đại học chuyên đào tạo về răng hàm mặt

Bên cạnh nguồn thông tin về bác sĩ răng hàm mặt học mấy năm thì đây là một số thông tin cung cấp về các trường đại học nổi tiếng có đào tạo ngành răng hàm mặt:

– Khu vực phía Bắc: Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Y Dược của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Đại học Y Dược Hải Phòng, …

– Khu vực phía Nam: Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, …

– Khu vực miền Trung: Trường Đại học Y Dược Đà Nẵng, Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Dân lập Duy Tân, …

Có rất nhiều sự lựa chọn về trường đại học cho các bạn thí sinh có đam mê theo đuổi ngành bác sĩ răng hàm mặt. Hiện tại bạn đang sinh sống tại đâu và cần dựa vào yếu tố vị trí để lựa chọn cho mình môi trường học tập phù hợp nhé. 

4. Mức thu nhập đối với nghề bác sĩ răng hàm mặt

Cơ hội việc làm rộng mở cũng đồng nghĩa với mức thu nhập cũng hấp dẫn. Bất kể một sinh viên nào mới ra trường nói chung hay sinh viên khoa răng hàm mặt nói riêng đều chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Do vậy, mức thu nhập của các bạn thường dao động ở mức 6 triệu – 9 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào nơi bạn làm việc.

Lưu ý rằng, bạn chưa thể trở thành bác sĩ chính bởi vì kinh nghiệm còn thiếu, việc bạn cần thực hiện là tập trung học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân.

Thu nhập đối với bác sĩ răng hàm mặt Thu nhập đối với bác sĩ răng hàm mặt

Khi bạn song hành lâu dài với nghề và có kinh nghiệm chuyên môn cao thì khi đó mức thu nhập của bạn sẽ cực hấp dẫn. Trung bình hàng tháng bạn có thể nhận được mức thu nhập lên đến 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, bạn sẽ sở hữu mức lương tuyệt vời.

Như vậy là câu hỏi bác sĩ răng hàm mặt học mấy năm đã được vieclam123.vn giải đáp giúp các bạn. Cùng với thời gian đào tạo là bao nhiêu năm, chúng tôi còn cung cấp thông tin về ngành học, các trường đào tạo, thu nhập sau khi ra trường và các kỹ năng cần có thể có được công việc tốt như ý muốn. 

Hy vọng các bạn độc giả có được trải nghiệm tuyệt vời với bài viết hướng nghiệp này. Mong rằng, các bạn đã tìm được câu trả lời cho bản thân và thực hiện được ước mơ của mình nhé.