Ngày tết quê em
Ngày tết của người Việt Nam.
Trong những ngày rộn ràng Giáng Sinh cũng như sự hân hoan đón chào năm mới của toàn thế giới, đất nước hính chữ S mang tên Việt Nam và con người Việt Nam cũng hân hoan hòa mình cùng bầu không khí chung đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì Người Việt còn phải tất bật cũng như rộn rã để mong chờ một sự kiện đặc biệt hơn, một sự kiện chung của toàn dân tộc, của đất nước, đó là ngày Tết Nguyên Đán của người Việt, của dân tộc Việt.
Ngày tết quê em như một thông điệp của truyền thống dân tộc.
Bất cứ ai khi nghe những ca khúc Giáng Sinh ngân vang, Happy New Year và những ca khúc mừng xuân khác chắc chắn sẽ đều có cảm giác nao nao, đều cảm nhận được cái lạnh của những ngày cuối năm cùng hương gió mới mang theo mùi bánh chưng, bánh téc, mứt ngọt, hạt dưa…vv…Cảm giác này sẽ càng rõ rệt hơn với những người con xa xứ, và có thể đôi khi không thể cầm lòng khiến người ta phải bật miệng thốt ra câu nói : ” Ôi, ngày tết quê em đang đến gần rồi”!!! Câu nói ấy như là một thông điệp quen thuộc để giới thiệu về dịp tết cổ truyền của người Việt Nam, một truyền thống lâu đời, 1 văn hóa dân tộc. Chỉ một câu nói như trên thôi cũng có thể toát lên được tính cổ truyền, dân gian, những điều thiêng liêng và những thứ cần thiết không thể thiếu cho ngày đầu năm mới cũng như tấm lòng đau đáu của những người con đang hướng về quê mẹ trong mỗi độ xuân về.
Ngày tết du xuân là niềm vui của trẻ nhỏ.
Khi thời gian càng trôi về cuối cũng như chiếc đồng hồ cát đang dần đổ những hạt cát cuối cùng của năm, con người ta trở nên tất bật hơn bao giờ hết với nhiều việc cần phải được hoàn thành trong năm cũ, những việc cần phải chuẩn bị cho năm mới và quan trọng là chuẩn bị tốt cho kỳ lễ tết Nguyên Đán được chu tất, ấm cũng và hạnh phúc. Ngày tết quê em như là một câu nói dân giã của người Việt Nam nhưng như đã vẽ lên một bức tranh sum họp của gia đình của bữa ăn cuối năm, của sự xum họp đầu năm, là hình ảnh những em bé nhỏ xúng xính trong quần áo mới và là sắc màu rực rỡ của Hoa Mai, Hoa Đào trên đường phố.
Những hoạt động, sự chuẩn bị cho ngày tết.
Phiên chợ ngày xuân.
Đến với phiên chợ ngày xuân là đến với những sắc màu tươi thắm nhất mà ngày thường không bao giờ có thể thấy được, với rất nhiều mặt hàng được bày bán, nhằm giúp cho mọi người có thể mua sắm được những thứ cần thiết, ưng ý nhất cho gia đình mình vào dịp tết đến xuân về. Trong những phiên chợ ngày xuân mỗi nơi trên quê hương đất Việt đều là nơi rực rỡ với những sắc hoa ngày tết, với hàng ngàn loại hoa được chưng bày như một lễ hội hoa, đó là những sắc vàng của hoa mai ngày tết, sắc hồng của hoa Đào, sắc đỏ của Dưa Hấu hay câu đối, sắc xanh của bánh Chưng bánh Tét, và đôi khi trong những phiên chợ xuân còn là nơi để trai gái gặp nhau, họ hẹn hò, yêu nhau và nên duyên nên nợ.
phiên chợ ngày xuân cũng là lúc các đôi nam nữ gặp nhau và hò hẹn.
Bên cạnh đó, ngày nay chúng ta còn thấy những ông đồ quần chùng khăn đống, ngồi vẽ tranh ngày tết hoặc câu đối ngày tết thư pháp cho mọi người dùng để trang trí trong nhà cho thêm phần trang trọng. Không còn là những hình ảnh khốn khó của ông Đồ già bày mực tàu giấy đỏ, mà là hình ảnh của một nét trang nhã trong văn hóa Việt, tô điểm cho không khí xuân, khi những ngày đầu năm mới đang ngày một đến gần hơn trên đất nước.
Phiên chợ xuân là nơi các sắc hoa muôn màu tươi thắm.
Nhiều hàng hóa được tung ra thị trường cho việc kinh doanh ngày tết.
Việc kinh doanh ngày tết cũng là lúc thích hợp để những doanh nghiệp tung ra ngoài thị trường nhiều mặt hàng phục vụ dịp tết như quà tết, rượu tết, bánh mứt… Để đủ hàng cung cấp cho thị trường vào dịp đầu xuân, các doanh nghiệp cũng phải thuê kho xưởng để sản xuất và lưu trữ mặt hàng. Cụ thể như tại TPHCM là một thành phố lớn, nhiều chủ đầu tư về bất động sản công nghiệp phải tìm cách hỗ trợ cho thuê kho xưởng tphcm hoặc cho thuê kho quận 7 kịp thời điểm cho những doanh nghiệp sản xuất hàng tết, để có thể đưa ra ngoài thị trường những hàng hóa cần thiết cho ngày têt cổ truyền của Việt Nam.
Mâm ngũ quả ngày tết.
Mâm ngũ quả ngày tết là một điều không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình Việt, nó không chỉ là sắc màu hoa quả mà còn mang một ý nghĩa đặc biệt là tấm lòng hiếu thảo của con cháu kinh dâng lên bàn thờ để kính nhớ đến tổ tiên, và mong ước những điều tốt lành đến với gia đình trong năm mới. Đây là một truyền thống lâu đời trong văn hóa Việt, một nét đẹp truyền đời và càng tôn kính hơn khi mâm ngũ quả được đặt trước nén hương thơm.
Mâm ngũ quả ngày tết tượng trưng cho lễ vật dâng lên trời đất.
Ngũ quả còn một ý nghĩa đặc biệt là tượng chưng cho ngũ hành trong trời đất, là sự hòa hợp, tương trợ bổ sung. Văn hóa dân tộc Việt Nam vốn là văn minh lúa nước, nông nghiệp nên mâm ngũ quả cũng từ đo mà hình theo, vì đó là lễ vật dâng lên tổ tiên, trời đất lấy từ cây trái trong thiên nhiên qua lao động, mồ hôi của con người đổ xuống mà thành và cũng theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ngoài ra thì con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Vì thế, trong giờ khắc thiêng liêng chuyển giao của đất trời trong năm mới, lễ vật dâng kính lên tổ tiên, thần thánh đất trời không gì quý hơn là lễ vật phát sinh từ thiên nhiên có sự hợp sức cải tạo bởi mồ hôi của con người.
Ngũ quả còn tượng trưng cho tấm lòng hiếu thuận của con cháu kính nhớ tổ tiên.
Trong mâm gọi là ngũ quả, những đa phần thì luôn nhiều hơn 5 loại quả, và mỗi loại sẽ có những ý nghĩa đặc trưng khác nhau, chúng tôi cũng xin phép nêu ra một số loại quả mà người Việt thường hay sử dụng để sắp xếp
+ Quả Chuối: tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm hạnh phúc bên nhau và cùng nhau hứng lấy may mắn, luôn bao bọc và che chở cho nhau suốt đời.
+ Quả Phật thủ: tượng trưng cho bàn tay khổng lồ của Phật Tổ Như Lai luôn che chở cho cả gia đình.
+ Quả Bưởi: thể hiện mong muốn an khang, thịnh vượng.
+ Quả Lê, Đào, Cam, Quýt: tượng trưng cho sự thành đạt danh vọng, thăng tiến trong sự nghiệp.
+ Quả Lựu: mong muốn con đàn cháu đống.
+ Quả Táo: tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.
+ Quả Thanh long: tượng trưng cho rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
+ Quả Quả trứng gà/ Lêkima: là lộc trời cho.
+ Quả Dưa hấu: căng tròn, mát lành thể hiện sự ngọt ngào, may mắn.
+ Quả Sung: gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
+ Quả Đu đủ: nghĩ là đầy đủ, tượng trưng cho sự thịnh vượng.
+ Quả Xoài: phát âm giống như “xài” tượng trưng cho cầu mong việc tiêu xài không thiếu thốn.
Có nhiều loại trái cây được chọn để chưng làm ngũ quả.
Như vậy, sơ bộ ta có đến 12 loại quả có thể dùng để chưng cho mâm ngũ quả ngày tết, và người ta có thể chọn 5,6 loại trong tổng số trên để làm lễ vệ kính dâng lên trời đất.
Mâm cỗ ngày tết.
Đây cũng là một trong những việc quan trọng nhất của ngày đầu xuân mà mỗi gia đình đều phải chuẩn bị, đó là mâm cỗ ngày tết để cúng giao thừa và gia tiên. Cũng như mâm ngũ quả ngày tết, mâm cỗ ngày tết cũng là những lễ vật được lấy từ thiên nhiên hòa quyện với sức lao động của con người mà thành, và đó là những lễ vật không gì có thể quý hơn. Đó là lý do vì sao mà mâm cỗ ngày tết luôn không thể thiếu bánh chưng, bánh tét là những sản phẩm làm từ gạo, thịt và tượng trưng cho trời và đất, bên cạnh là thịt gia súc, gia cầm như thịt heo, thịt gà, dưa hành , muối kiệu…Đó chính là những sản phẩm được trời đất tạo ra hòa quyện với mồ hôi lao đồng của con người mà thành, và theo quan niệm dân gian thì đây chính là những điều quý nhất.
Mâm cơm cúng ngày tết kính nhớ tổ tiên.
Thắp nén hương thơm bên mâm cỗ ngày tết chính là tiễn vị thần Hành Binh, Hành khiển năm cũ đi, tiễn biệt những điều không hay của năm cũ và đón rước vị thần Hành Binh, Hành khiển năm mới đến cùng những điều may mắn mong đợi. Thêm nữa, mân cỗ ngày tết còn là kính rước tổ tiên ông bà về ăn một cái tết đầm ấm cùng con cháu, là một sự biết ơn, lòng hiếu thảo của con cháu dành cho những người đã khuất.
Nấu bánh chưng như là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa Việt.
Và để có được những lễ vật cúng gia tiên trên cũng có thể gọi là một đặc điểm riêng của ngày tết khi nhà nhà quây quần bên nhau cùng gói bánh Chưng và có thể cùng thức đêm để trông coi nồi bánh. Đây có thể nói là một trong những nét đẹp trong văn hóa tết của người Việt Nam
Ngày xuân vui cưới, long phụng sum vầy.
Khi nói đến cảnh ngày xuân, người ta cũng thường hay nghe câu thơ của Xuân Diệu:” Trời muốn lạnh nên người ta cần nhau hơn, Xuân, người ta cũng vì ấm mà cần tình…” hay nói đúng hơn ngày tến còn là cảnh ngày xuân lông phụng sum vầy, giúp cho mùa xuân sẽ được ấm áp hơn và đông đủ hơn. Với hình ảnh ngày tết hay cảnh ngày xuân đang đến dần, hòa trong tiếng chim hoan ca bắt cặp, trăm hoa đua nở thì tiếng lòng, tiếng nhịp đập con tim của tình yêu đôi lứa cũng bắt nhịp cùng, và sẽ làm cho rượu cưới ngày xuân sẽ càng nồng nàn hơn. Và chính trong thời khác chan hòa thắm thiết của đất trời, hoa cỏ, vạn vật thì ngày xuân vui cưới sẽ là phù hợp hơn bao giờ hết cho tất cả các cặp đôi.
Rượu cưới ngày xuân.
Nếu một năm bắt đầu từ mùa xuân, thì một gia đình cũng sẽ bắt đầu từ mùa cưới để thiết lập cho xa hội loài người những gia đình mới và để bắt đầu, duy trì một xã hội của tương lai. Như vậy, cảnh ngày xuân lông phụng sum vầy cũng là thời điểm và hoàn cảnh để tình yêu nam nữ được thăng hoa, đến bên nhau hình thành gia đình mới, nhân tố mới của xã hội và phát triển trong yêu thương và hạnh phúc. Sự sum vầy ở đây còn có thể hiểu rộng ra là sự đoàn tụ mọi thành viên của gia đình trong ngày đầu năm mới. Và không có gì hạnh phúc hơn khi gia đình đoàn viên, con cái ở xa có thể dắt nhau, vợ chồng con cái cùng về thăm ông bà, cha mẹ và cùng nhau ăn một bữa ăn gia đình đầu năm mới. Với sự ấm áp, hạnh phúc của sự đoàn viên năm mới cũng có thể gọi là ngày xuân long phụng sum vầy.
Ngày tết đoàn viên là niềm vui và hạnh phúc của ông bà cha mẹ.
Với người già, không gì hơn là có sự sum vầy cùng con cháu.
Ngày xuân cũng là thời điểm mà bà con, họ hàng có thể thăm hỏi lẫn nhau, chúc cho nhau những lời chúc mừng tốt đẹp nhất sau một năm dài vất vả, lao động. Và ngày xuân thăm nhau cũng trở thành một truyền thống của người Việt khi mỗi độ xuân về, cũng là lúc gia đinh nội ngoài hai bên giới thiệu với nhau những thành viên mới là con dâu, con rể hoặc những thiên thần nhỏ vừa mới được chào đời. Và lì xì ngày tết cũng là một phần không thể thiếu của việc đón xuân, đó là việc làm tượng trung cho sự may mắn của con cháu dành cho ông bà cha mẹ, và người lại là người lớn lì xì ngày tết cho trẻ nhỏ, là một niềm vui không thể thiếu sót trong ký ức tuổi thơ mỗi người Việt chúng ta.